Giáo án Ngữ văn 10 tiết 85: Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 85: Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

Tiết: 85

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Hàn Mặc Tử

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử tromg một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm, cảm nhận, phân tích.

3. Thái độ:

 Có thái độ học tập đúng đắn, phát huy tính tích cực của học sinh.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5566Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 85: Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt 
Ngày giảng: 11/11/2009
Tiết: 85
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử tromg một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm, cảm nhận, phân tích.
3. Thái độ:
 Có thái độ học tập đúng đắn, phát huy tính tích cực của học sinh.
Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV.
Học sinh: Đọc trước tác phẩm, soạn bài dựa vào các câu hỏi hướng dẫn học bài.
Phương pháp:
Đọc diễn cảm, diễn giảng, đàm thoại.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định lớp
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 3: Vào bài mới:
Phong trào Thơ mới là một trào lưu thi ca lớn của thời kì hiện đại phát triển từ năm 1932 đến 1945. Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ xuất sắc trong phong trào Thơ mới nhưng quãng đời sống và sáng tác của ông là rất ngắn ngủi (1912 – 1940). Ông đã để lại nhiều tập thơ đặc sắc. Bên cạnh những vần thơ đau đớn, điên loạn, ông còn có những vần thơ trong trẻo, thơ mộng. Đó là các bài Tình quê, Mùa xuân chín và đặc biệt là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ hay, là bài thơ viết về Huế, viết cho Huế, bộc lộ một tâm trạng thân thương của tác giả trước một xứ sở đẹp và thơ.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
 Những nét đáng chú ý trong cuộc đời và sự nghiệp của Hàn Mặc Tử?
 GV nhận xét, đánh giá.
Bố cục bài thơ? Nêu ý chính của mỗi khổ?
Câu thơ mở đầu có phải chỉ đơn thuần là một câu hỏi hay không? Lời của ai hướng đến ai? Tác dụng của câu thơ này?
GV nhận xét.
 Tại sao tác giả không dùng từ “thăm” mà dùng từ “chơi”? Cách dùng từ như vậy nhằm mục đích gì?
GV nhận xét.
 Trong hồi tưởng của tác giả có những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp xứ Huế? Vẻ đẹp đó được thể hiện như thế nào?
GV nhận xét.
 Khuôn “mặt chữ điền” là khuôn mặt như thế nào? Khuôn mặt chữ điền thấp thoáng qua màn lá trúc gợi lên hình ảnh gì?
GV nhận xét.
 Có gì đột ngột trong sự chuyển đổi ý từ khổ 1 sang khổ 2?
 GV nhận xét.
 Bức tranh thiên nhiên ở đây có những hình ảnh nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
GV nhận xét.
 Từ “kịp” nói lên điều gì?
GV nhận xét.
 Điệp ngữ “ Khách đường xa” là ám chỉ cái gì?
 GV nhận xét.
 Hình ảnh biểu tượng “áo em trắng quá” thể hiện điều gì?
 GV nhận xét.
Suy nghĩ của em về câu thơ cuối?
 Qua các từ ngữ, hình ảnh được thể hiện trong khổ thơ cuối thì tâm trạng của tác giả được bộc lộ như thế gì?
 HS đọc tiểu dẫn trong SGK.
 Tóm tắt nội dung chính.
 HS ghi nhận.
HS đọc diễn cảm bài thơ.
HS trả lời.
HS ghi nhận.
HS trả lời.
HS ghi nhận.
HS trả lời.
HS ghi nhận.
HS trả lời.
HS ghi chép.
HS trả lời.
HS ghi chép.
HS trả lời.
HS ghi nhận.
HS trả lời.
HS ghi nhận.
HS trả lời.
HS ghi nhận.
HS trả lời.
HS ghi nhận.
I. Giới thiệu
1. Tác giả:
 a. Cuộc đời:
 - Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới.
- Tên thật là Nguyễn Trọng Trí.
- Quê quán: Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình).
- Xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa.
- Nổi tiếng về tài thơ lúc 14 – 15 tuổi.
- Các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử.
 b. Sự nghiệp sáng tác: 
 Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ – 1939), Quần tiên hội (kịch thơ), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi – 1940).
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên.
- Cảm hứng sáng tác: 
 Gợi cảm hứng từ tấm bưu ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc gởi tặng khi nghe tin Hàn Mặc Tử đang mắc bệnh hiểm nghèo.
3. Bố cục:
- Khổ 1: Bức trang thôn Vĩ Dạ tươi sáng trong nắng mai và tâm trạng của nhà thơ.
- Khổ 2: Cảnh sông nước xứ Huế trong đêm trăng huyền ảo nhuốm màu chia ly, buồn bã.
- Khổ 3: Tâm sự của nhà thơ
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Khổ 1: Bức trang thôn Vĩ Dạ tươi sáng trong nắng mai và tâm trạng của nhà thơ
Câu 1:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”
- Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái:
 + Tưởng tượng người ở thôn Vĩ:
Mời gọi
Nhắc nhở
 + Nhân vật trữ tình phân thân để: 
Hỏi mình
Mời mình
- Dùng từ tế nhị:
 “Thăm”: nghi thức xã giao.
 “Chơi”: mang sắc thái thân mật, tự nhiên, chân tình hơn.
à Có ân tình sâu nặng, gắn bó với thiên nhiên và con người xứ Huế.
Câu 2,3,4: Bức tranh vườn thôn Vĩ được khắc họa tươi đẹp, sinh động trong nắng mai:
“ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
- Hình ảnh: “nắng hàng cau nắng mới lên”: tinh khôi, thanh khiết, đầy sức sống.
 + Tinh khôi: nhận được những tia nắng đầu tiên của một ngày.
 + Thanh khiết: ánh nắng ban mai chiếu lên những hàng cau còn ướt đẫm sương đêm.
 +Đầy sức sống: bóng cau đổ xuống vườn in xuống lối đi những nét mảnh thật thanh thoát.
à Hình ảnh thơ giản dị mà giàu súc gợi.
- Điệp từ “nắng” 2 lần lặp lại khiến cho câu thơ tràn ngập những tia nắng ban mai ấm áp.
- Vườn: mướt – xanh như ngọc
 + “Mướt”: mượt mà, mền mại, đang độ phát triển non tơ à sức sống của vườn.
 + “Xanh như ngọc”: biện pháp so sánh gợi ấn tượng về màu sắc tươi tắn, được lọc qua ánh sáng rất đẹp.
 + “Quá”: từ chỉ mức độ à trầm trồ khen ngợi như chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn.
- Con người: 
 “Mặt chữ điền”: vuông vức,con người hiền lành, trung thực, phúc hậu.
à Sự dịu dàng kín đáo, con người thấp thoáng, vẻ đẹp của Huế.
èTác giả đã miêu tả được vẻ đẹp của vùng quê xứ Huế, đất đai trù phú, cây cỏ xanh tươi, một vẻ đẹp của làng quê thịnh vượng đã có từ lâu đời và một tình yêu tha thiết muốn được về thôn Vĩ.
2. Khổ 2: Cảnh sông nước xứ Huế trong đêm trăng huyền ảo nhuốm màu chia ly, buồn bã.
 Chuyển từ tâm trạng bồi hồi, mong đợi, ao ướt sang buồn bã.
 Có 4 hình ảnh: gió, mây, sông, trăng
- Điệp từ “gió”, “mây” được lặp lại 2 lần gợi cảm giác chia lìa, buồn bả.
- Gió theo lối gió / mây đường mây: nghịch lý, không hợp logic nhưng hợp với tâm trạng nhân vật trữ tình à mặt cảm thân phận.
- Nhịp thơ: 4/3 tách đôi 2 hình ảnh “mây” và “gió” càng làm nổi bật sự chia lìa.
- Dòng nước buồn thiu : nhân hóa
- Hoa bắp lay : hình ảnh gợi buồn, tăng thêm không khí đìu hiu.
à Cảnh đẹp nhưng rời rạc, cô độc, hiu hắt như phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời.
- Hình ảnh: con thuyền – bến sông trăngà thi liệu quen thuộc trong thơ cổ
 + Trăng : 
Tượng trưng tình yêu, hạnh phúc
Hình ảnh quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử
+ Con thuyền chở trăng : hình ảnh hư ảo
- Câu hỏi tu từ, phiếm chỉ :
“Có chở trăng về kịp tối nay?”
 Từ “kịp”: nỗi khắc khoải hé mở một tâm thế sống, cảm nhận hiện tại ngắn ngủi: sống là chạy đua với thời gian.
èbức tranh vừa thực vừa mơ, ẩn đằng sau là tâm trạng của nhà thơ, là nỗi niềm về kiếp người ngắn ngủi, niềm khao khát được tận hưởng cái đẹp của thiên nhiên và tình người.
3. Khổ 3: Tâm sự của nhà thơ
- Mơ: đắm chìm trong mộng
- “Khách đường xa”: điệp ngữ à nhấn mạnh hình ảnh con người trong cõi xa xôi mộng tưởng (khách trong mơ).
- “Áo em trắng quá”: em thật thanh khiết, trong sáng, thật xa vời .
“Quá”: từ chỉ mức độ, là tiếng kêu muốn tuyện đối hóa vẻ đẹp của đối tượng nghĩa là tiếng kêu hàm chứa nỗi đau thương.
- Từ xác định (mơ hồ): “Ở đây”(Quy Nhơn? Vĩ Dạ?).
- Hình tượng “mờ nhân ảnh” đã được dùng trong thơ xưa để nói lên cái hư ảo của kiếp người: “Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” à ”Mờ nhân ảnh”: hình ảnh của một người thân yêu nào đó còn mờ ảo, như thực, như hư àmột tình cảm lãng mạn, một bóng dáng xa xôi.
- Câu thơ cuối mang chút hoài nghi, một chút trách móc mà lại chứa chan niềm thiết tha với cuộc đời “Ai biết tình ai có đậm đà?”. 
- Điệp từ “ai” nhấn mạnh tâm trạng, tăng thêm nỗi cô đơn trong một tâm hồn tha thiết yêu thương cuộc đời.
è một tình yêu tha thiết, đầy uẩn khúc, một tâm hồn yêu đời, yêu sống mà đầy mặt cảm
III.Tổng kết:
1. Nội dung
 Lòng yêu đời ham sống mãnh liệt mà cũng đầy uẩn khúc của một hồn thơ được biểu hiện qua niềm tha thiết đến khắc khoải đối với cảnh vật và con người xứ Huế.
2. Nghệ thuật:
 Những hình ảnh biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ thơ trong sáng, tinh tế giàu biểu tượng, bút pháp gợi tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docday thon Vi Da(9).doc