Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 59- 60 (Đọc văn) Đại cáo bình ngô (Nguyễn Trãi)

Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 59- 60 (Đọc văn) Đại cáo bình ngô (Nguyễn Trãi)

Tiết 59- 60 (Đọc văn) ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

 (Nguyễn Trãi)

A, Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

- Nắm được những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô.

- Giáo dục, bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc.

 B, Phương tiện thực hiện.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.

C, Phương pháp dạy học.

 - Kết hợp các phương pháp: Thuyết giảng, gợi mở, thảo luận.

D, Tiến trình lên lớp.

 1, Ổn định lớp.

 2, Kiểm tra bài cũ.

 3, Giới thiệu bài mới.

 4, Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3515Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 59- 60 (Đọc văn) Đại cáo bình ngô (Nguyễn Trãi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59- 60 (Đọc văn) ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
 (Nguyễn Trãi)
A, Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh: 
- Nắm được những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô. 
- Giáo dục, bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc.
 B, Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.
C, Phương pháp dạy học.
	- Kết hợp các phương pháp: Thuyết giảng, gợi mở, thảo luận.
D, Tiến trình lên lớp.
 1, Ổn định lớp.
 2, Kiểm tra bài cũ.
 3, Giới thiệu bài mới.
 4, Bài mới.
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
1, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
GV gọi HS đọc tiểu dẫn.
Em hiểu như thế nào về nhan đề của tác phẩm?
Bài cáo ra đời trong hoàn cảnh nào?
2, HS tìm hiểu chung.
 HS đọc tiểu dẫn.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
I. Tìm hiểu chung.
 1, Nhan đề tác phẩm.
 - Nhan đề tác phẩm Đại cáo bình Ngô, trong đó:
 + Ngô dùng chỉ giặc Ngô, giặc Ngô rất hung ác. Minh thái tổ quê ở đông Ngô, nên NT gọi giặc Minh là giặc Ngô (Gọi giặc Ngô có ý nghĩa gợi lại sự thất bại nhục nhã của các triều đại phong kiến phương bắc khi xâm lược Đại Việt).
 + Bình có nghĩa là đánh dẹp.
 + Đại cáo có nghĩa là tuyên bố long trọng, rộng rãi.
 - Nhan đề tác phẩm có nghĩa:
 + Tuyên bố rộng rãi về việc dẹp xong giặc Ngô.
 + Tuyên bố long trong về việc dẹp xong giặc Ngô.
 2, Hoàn cảnh sáng tác.
 - Sau khi quân Minh bị đánh đuổi khỏi nước ta, đầu năm 1428, Nguyễn Trãi vâng lệnh Lê Lợi viết bài cáo này để công bố trước toàn dân.
 3, Thể loại.
 - Thể cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.được viết theo lối văn biền ngẫu, thuộc loại văn chính luận, có mục đích tuyên bố, tuyên ngôn.
2, Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
GV gọi HS đọc văn bản.
Căn cứ vào SGK, em hãy nêu bố cục của bài cáo?
Để tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, LL và NT đã dựa vào cơ sở nào?
Khi khẳng định quyền bình đẵng giữa các dân tộc, niềm tự hào dân tộc của tác giả thể hiện của chi tiết nào?
Lí lẽ giặc Minh đưa ra để đưa quân sang nước ta là gì? lí lẽ đó có đúng với thực tế hay không?
Em hãy nêu những tội ác mà giặc Minh gây ra khi cai trị đất nước ta?
Chi tiết nào trong văn bản giúp người đọc hình dung được chân dung vị chủ tướng Lê Lợi?
Em hãy nêu những khó khăn của nghĩa quân trong buổi đầu khởi nghĩa?
Em hãy nêu kế sách chống giặc của ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Em hãy lược thuật lại những chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn?
Để diễn tả các trận đánh, tác giả dùng đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn văn này?
2, HS đọc hiểu văn bản.
 HS đọc văn bản.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
 HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
II, Đọc hiểu văn bản.
 1, Đọc.
 2, Bố cục.
 3, Phân tích.
 a, Luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
 a1, LL và NT lấy tư tưởng nhân nghĩa làm cơ sở lí luận cho cuộc kháng chiến.
 - Nhân có nghĩa là lòng thương người, nghĩa là lẽ phải. Nhân nghĩa có nghĩa là thương người mà làm theo điều phải.
 - Việc đấu tranh chống giặc là việc làm nhân nghĩa.
 - Mục đích của việc làm nhân nghĩa:
 + Để đời sống nhân dân được yên ổn.
 + Để trừng phạt kẻ có tội, kẻ bạo ngược.
 “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
 a2, Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
 - NT khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẵng vì mỗi dân tộc có:
 + Nền văn hiến riêng.
 + Có phong tục tập quán.
 + Có các triều đại làm chủ.
 + Có anh hùng hào kiệt.
 Ê Các dân tộc có quyền lợi như nhau, bình đẵng với nhau. Lời văn là lời khẳng định quyền độc lập, quyền tự chủ của dân tộc. Câu văn sóng đôi thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
 Ê Những lí lẽ đó đã trở thành chân lí.
 b, Kể tội ác của giặc Minh.
 - Giặc Minh xâm lược nước ta, cai trị đất nước ta gây ra bao tội ác.
 + Lừa dối nhân dân ta.
 + Tàn sát dã man những người vô tội.
 + Bóc lột nhân dân ta bằng chính sách thuế khoá nặng nề.
 + Bắt phu phen, phục dịch.
 +Vơ véc tài sản.
 + Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt.
 Ê Tội ác của giặc chồng chất, man rợ. Lời văn thể hiện được thái độ căm phẫn, tức giận. Hành động của giặc là phi nghĩa, cần phải diệt trừ.
 c, Kể lại cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
 Từ thực tế, tác giả bài cáo khẳng định cuộc kháng chiến chống quân Minh là việc làm nhân nghĩa.
 c1, Hình ảnh vị chủ tướng Lê Lợi.
 - “Ta đây” là lời Lê Lợi tự xưng, lời thơ thể hiện được sự oai hùng của vị thủ lĩnh.
 - Nhà vua có lòng căm thù giặc sâu sắc.
 Ê Đây là tâm trạng của một người yêu nước.
 c2, Buổi đầu gian khổ:
 - Những khó khăn, gian khổ của buổi đầu cuộc khởi nghĩa:
 + Binh lực yếu.
 + Có khi lương cạn.
 + Nhân tài ít.
 Ê Đó là những khó khăn ban đầu của nghĩa quân. 
 - Kế sách chống giặc của ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 + Lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy trí dũng làm cành.
 + Đánh vào lòng người: “Mưu phạt tâm công”, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
 + Thực hiện chiến tranh du kích.
 Ê Đó là những kế sách hợp lí, phù hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ. Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết. Chính tinh thần đoàn kết đã mang lại sức mạnh to lớn.
 c3, Lược thuật những chiến thắng.
 à Khí thế của ta à Sự thất bại của giặc.
 + Sấm vang, chớp giật + Máu chảy thành sông.
 + Trúc chẻ, tro bay + Tanh trôi vạn dặm.
 + Thừa thắng ruỗi dài + Phải bêu đầu.
 + Đất cũ thu về + Đành bỏ mạng.
 + Hăng lại càng hăng + Bó tay đợi bại vong
 + Mưa phạt tâm công + Trí cùng lực kiệt.
 + Đánh một trận + Sạch không kình ngạc.
 + Đánh hai trận + Tan tác chim muôn
 Ê Chiến công nối tiếp chiến công. Lời văn diễn đạt rõ diễn biến từng trận đánh:
 + Các trận đánh mở màn: Bồ Đằng, Trà Lân.
 + Các trận đánh giai đoạn giữa: Tây Kinh, Ninh Kiều, Tốt Động, Đông Đô.
 + Các trận đánh cuối: Chi Lăng, Mã Yên.
 - Khi chiến thắng, nghĩa quân Lam Sơn vẫn giương cao ngọn cờ nhân nghĩa:
 + Để dân nghỉ sức.
 + Mở đường hiếu sinh.
 Nghệ thuật: Để diễn tả các trận đánh, NT đã dùng các biện pháp nghệ thuật.
 + Ngôn ngữ: dùng các động từ mạnh, các tính từ chỉ mức độ tối đa.
 + Câu văn dài ngắn, biến hoá, linh hoạt.
 + Nhịp thơ dồn dập, thể hiện được niềm vui, niềm tự hào của tác giả.
 d, Lời tuyên bố độc lập.
 - Khẳng định dứt khoát, mạnh mẽ giang sơn từ đây độc lập, thái bình.
 - Biết ơn công đức của tổ tông.
 - Tuyên bố rộng rãi cho nhân dân biết nền độc lập của dân tộc.
3, Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
GV gợi ý để HS tổng kết bài học.
3, HS tổng kết.
Dựa vào kiến thức đã học, HS tổng kết bài học.
III, Tổng kết.
 1, Nội dung.
 - Bài cáo tổng kết mười năm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi. Tuyên bố khai sinh nhà nước Đại Việt.
 2, Nghệ thuật.
 - Lập luận chặt chẽ, hợp lí, lời lẽ hùng hồn, tác phẩm xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn.
 5, Củng cố.
 6, Dặn dò.
 7, Rút kinh nghiệm, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docBinh Ngo dai cao.doc