Giáo án Ngữ văn 10: Thơ Hai – Cư của Ba – Sô

Giáo án Ngữ văn 10: Thơ Hai – Cư của Ba – Sô

 Thơ Hai – Cư của Ba – Sô

A.Mục đích yêu cầu :

Giúp học sinh hiểu được :

- Thơ Hai –Cư và đặc điểm của nó .

- Hiểu được ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ Hai –Cư .

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên : Đọc SGK , TLTK, soạn giáo án .

- Học sinh : Đọc văn bản trước ở nhà .

C. Phương pháp: Phát vấn , đàm thoại .

D. Tiến trình lên lớp :

1. ổn định trật tự :

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 11364Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10: Thơ Hai – Cư của Ba – Sô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46.
Ngày soạn :
Ngày giảng :
 Thơ Hai – Cư của Ba – Sô
A.Mục đích yêu cầu :
Giúp học sinh hiểu được : 
Thơ Hai –Cư và đặc điểm của nó .
Hiểu được ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ Hai –Cư .
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Đọc SGK , TLTK, soạn giáo án .
- Học sinh : Đọc văn bản trước ở nhà .
C. Phương pháp: Phát vấn , đàm thoại .
D. Tiến trình lên lớp :
1. ổn định trật tự :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung cần đạt 
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung .
 Gọi HS đọc SGK.
? Tóm tắt những nét chính về cuộc đời Hai-Cư ?
HOạt động 2 : HD học sinh đọc hiểu văn bản .
? Nội dung của bài một ?
? Tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào ở bài thơ này ?
? Cảm xúc của nhà thơ khi về thăm quê ?
? Tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào ở bài thơ thứ năm này ?
? Thiên nhiên trong bài thơ này được thể hiện như thế nào ?
? Tìm quý ngữ được thể hiện trong bài thơ này ?
Tìm hiểu chung :
- Tác giả : Ma –Su – Ô Ba – Sô ( 1644- 1694) là nhà thơ hàng đầu Nhật Bản .Sinh trưởng trong một gia đình võ sĩ cấp thấp , khoảng năm 20 tuổi chuyển đến Ê- Đô ( Nay là Tô- Ki- Ô ) , sinh sống và làm thơ với bút hiệu là Ba- Sô ( Ba tiêu ) 
- Thơ Hai –Cư có những đặc điểm chính sau :
+ Thơ Hai – Cư rất ngắn : Một bài thơ chỉ có ba câu toàn bài có 17 âm tiết , có từ tám đến mười chữ . Một bài thơ không quá 10 chữ.
+ Thơ Hai Cư phản ánh trạng thái người Nhật , đó là tâm hồn rất ưa thích và hoà nhập với thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thuần khiết của nó, vì thế thơ Hai Cư thường miêu tả và gợi cảm xúc về thiên nhiên , phong cảnh bốn mùa với hình ảnh hoa lá chim muông . Cảm nhận một bài thơ Hai Cư như đứng trước bức tranh thuỷ mạc vừa đơn sơ giản dị , tinh tế vừa tạo sự liên tưởng sâu thẳm .
+ Trong thơ Hai Cư thường đậm chất thiền , đưa tâm tưởng của cái tôi hoà nhập vào cái tĩnh lặng vô biên , trống vắng vô hạn , không bị ức chế để giải phóng tâm linh . Người Nhật gọi chất thiền ấy là Sa-Bi. Yếu tố Sa Bi biểu hiện ợư cô liêu tĩnh lặng , trầm lắng . Đó là cách sử dụng từ ngữ để miêu tả cảnh vật thiên nhiên , khiến người và vật hoà làm một – Tâm bằng vật 
II. Đọc – Hiểu văn bản :
1. Tình cảm thân thiết của nhà thơ đối với thành phố Ê-Đô và nỗi niềm hoà cảm về kinh đô Ki- Ô- Tô đẹp đẽ , đầy kỷ niệm :
+ Bài 1: Là nỗi cảm về Ê đô đã mười mùa sương xa quê , tức là mười năm đằng đẵng nhà thơ sống ở Ê đô . Có một lần trở về quê cha đất tổ ông không thể nào quên được Ê đô . Mười mùa sương gựi lòng lạnh giá của kẻ xa quê . Vởy mà về quê lại nhớ Ê đô . Tình yêu quê hương đất nước đã hoà làm một.
+ Bài 2: Ki -ô - tô là nơi Ba sô sống thời trẻ (1666-1672) . Sau đó ông chuyển đến Ê đô . Hai mươi năm sau trở lại Ki- Ô Tô nghe tiếng chim đỗ quyên hót ông đã làm bài thơ này . Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng chim đỗ quyên , loài chim báo mùa hè , tiếng khắc khoải gợi lại kỷ niệm một thời tuổi trẻ . Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn vui mơ hồ về một thời xa xăm . Thơ Ba Sô đã gây ấn tượng đầy lãng mạn . Câu thơ cũng bồng bềnh trong khẳng định thầm lặng của nỗi nhớ , sự hoài cảm. 
+ Bài 3: Một mớ tóc bạc di vật còn lại của mẹ , cầm trên tay mà Ba Sô rưng rưng dòng lệ chảy .Nỗi lòng thương cảm xót xa khi mẹ không còn .Hình ảnh' làn sương thu mơ hồ gợi ra nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành , dưỡng dục chưa được báo đền . Tình mẫu tử khiến người đọc cũng rưng rưng. 
+ Bài 4: Người đọc bắt gặp nỗi buồn nhân thế . Bố mẹ đẻ con ra không nuôi được vì nghèo đói mà mang bỏ trong rừng sâu . Sự thực ấy đi vào thơ gợi lên biết bao nỗi buồn đến tê tái . Tiếng vượn hú không phải rùng rợn mà não nề cả gan ruột , không còn nỗi buồn mà là nỗi đau nhân thế .Tiếng trẻ than khóc vì bị bỏ bỏ rơi không phải vì cha mẹ nó độc ác mà vì cực chẳng đã , không nuôi nổi . Nỗi buòn ấy gửi vào gió thu tê tái . Nỗi buồn ấy đã nâng bổng giá trị thơ Hai Cư tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo . Điều đáng nói trong cái buồn ấy có nỗi đau âời , càng đau hơn vì “Đau đời có cứu được đời đâu".
+ Bài 5: 
Vẻ đẹp về khát vọng trong tâm hồn nhà thơ . Mưa giăng ( ướt mất ) , một chú khỉ con thầm ước ( Khát vọng) có một chiếc áo tơi để che mưa . Mượn mưa để nói về một hiện thực nào đó trong cuộc đời ( Đói rét , rét mướt chẳng hạn) .Chú khỉ con ấy là một sinh mạng , một con người , một kiếp người và là con người chung trong cuộc đời .Chú khỉ mong hay nhân vật trữ tình mong mỏi làm thế nào để khỏi đói , khỏi rét , khỏi khổ .Vẻ đẹp tâm hồn ấy lấp lánh giá trị nhân đạo thiết thực. 
+ Bài 6: Chúng ta bắt gặp cánh hoa đào lả tả và sóng nước hồ BiOa . Hoa đào lả tả là báo hiệu mùa xuân ở Nhật Bản đã qua . Đây là thời kì chuyển giao mùa . Đến bài 7 ta gặp tiếng ve ngân , đặc trưng của mùa hè . Sự liên tưởng về chuyển giao mùa được hoà cảm trong cái nhìn , sự cảm giao và lắng nghe âm thanh . Xúc cảm ấy được nhà thơ cảm nhận thật tinh tế .Hình ảnh thơ rất đẹp : Hoa đào , hồ Bi oa và tiếng ve ngân không chỉ lan toả trong không gian mà còn thấm sâu vào đá .Câu thơ đằm trong cảm nhận sâu sắc , thắm trong cái tình của con người với thiên nhiên tạo vật.
+Bài 8: Bản chất Ba Sô rất thích đi lãng du ( ĐI nhiều nơi trên đất nước ) ông nằm bệnh . Con người đã đến lúc này còn có khát vọnggì nữa , gần đất xa trời rồi , không. Ba sô vẫn có khát vọng sống để đi tiếp du hành . Khát vọng sống không phải để hưởng thụ mà thực hiện sở thích của mình , du hành trên đất nước .Lạc quan biết bao.
+ Tìm Quý ngữ :
Hoa đào lả tả ( Cuối xuân).
Tiếng ve ngân ( Mùa hè).
Cảm thức thẩm mĩ về sự vắng lặng , đơn sơ , u hoài.
Lả tả.
Gợn sóng.
Vắng lặng.
Lãng du , phiêu bạt , hoang vu. 
Đ. Củng cố dặn dò:
Học bài cũ ở nhà .
Đọc soạn : Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI THO HAI CU CUA BA SO.doc