Giáo án Ngữ văn 10: Nỗi thương mình (Truyện Kiều)

Giáo án Ngữ văn 10: Nỗi thương mình (Truyện Kiều)

Nỗi thương mình (Truyện kiều) (N.Du)

Người soạn: Lê Thị Thu Hằng

 Mục tiêu

Giúp HS: - Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá. Thấy được vai trò của các phép tu từ, nhất là đối.

- Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.

- Biết thông cảm với nỗi đau của con người.

II/Chuẩn bị của thầy, trò

1. GV - Phương tiện: SGK, SGV, giáo án

 - Phương pháp: đọc sáng tạo, diễn giảng, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.

2. HS: SGK, vở soạn

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6867Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10: Nỗi thương mình (Truyện Kiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nỗi thương mình (Truyện kiều) (N.Du)
Người soạn: Lê Thị Thu Hằng
 Mục tiêu
Giúp HS: - Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá. Thấy được vai trò của các phép tu từ, nhất là đối.
Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
Biết thông cảm với nỗi đau của con người. 
II/Chuẩn bị của thầy, trò
1. GV - Phương tiện: SGK, SGV, giáo án
 - Phương pháp: đọc sáng tạo, diễn giảng, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.
2. HS: SGK, vở soạn
IV/ Tiến trình dạy học
	A. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p)
 B. Tiến trình
 1. Kiểm tra bài cũ: Bi kịch tình yêu trong đoạn trích “Trao duyên” đặc biệt ở điểm nào? Qua đó, em nhận xét gì về số phận và nhân cách của Thuý Kiều?
TL: - Bi kịch tình yêu:
 Bi kịch 1: yêu tha thiết song phải tuân theo chữ hiếu mà bỏ tình yêu.
 Bi kịch 2: trao duyên cho em gái song vẫn không nguôi day dứt về tình yêu.
 - Kiều có thân phận đau khổ về tinh thần. Song nàng có nhân cách cao đẹp của con người chung thuỷ, luôn biết hi sinh vì người khác.
2. Bài mới (44 p)
LVB: Nhận xét về Thuý Kiều (TK), có hai luồn ý kiến: “Kiều là cô gái trinh tiết” và “Kiều là cô gái tà dâm”. Em đồng ý ý kiến nào? Muốn trả lời câu hỏi đó, ta đi vào tìm hiểu đoạn trích.
T
Hoạt động
Nội dung
5p
Hoạt động 1:Tiểu dẫn
? Vị trí văn bản? 
I. Tiểu dẫn
Vị trí văn bản: câu 1229 - 1248
5p
Hoạt động 2: Đọc 
- GV lưu ý giọng đọc: buồn, thiết tha.
- HS đọc diễn cảm.
- HS xác định bố cục, ND từng phần.
* Bố cục: 
- P1: đầu -> “xót xa”: giới thiệu tình cảnh trớ trêu của Thuý Kiều (TK).
- P2: tiếp -> “xuân là gì”: tâm trạng, nỗi niềm của TK.
30p
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
? Em hãy xác định các biện pháp NT được sử dụng ở đây?
- Đọc chú thích SGK để tìm hiểu hình ảnh ước lệ. Tác dụng?
(Gợi ý: đưa ra 2 cách nói để HS so sánh: “Sớm đưa TN, tối tìm TK” và “Sớm tối tiếp khách làng chơi”. Cách nào ẩn ý hơn?)
- Tác giả sử dụng dạng đối gì: đối trong cụm từ, trong câu hay giữa câu – câu?)
- Tìm các hình ảnh, câu văn sử dụng phép đối. Tác dụng?
? Tìm những câu có sử dụng biện pháp đảo ngữ. Tác dụng?
? Qua đó, em thấy gì về tình cảnh của TK?
? Hai câu 5, 6 cho ta thấy hoàn cảnh trực tiếp bày tỏ nỗi thương thân của K như thế nào?
- HS trình bày cách ngắt nhịp trong câu 6 
và tác dụng.
? Tìm các biện pháp NT trong đoạn và nêu tác dụng? (dành cho HS khá)
? Kiều đã bày tỏ những tâm sự gì?
? Đoạn thơ kể lại tình cảnh gì? Tâm trạng TK như thế nào trong tình cảnh đó?
II. Văn bản
1. Phần 1(câu 1 -> 4)
- Hình ảnh ước lệ: 
+ Ba hình ảnh (chú thích - SGK)
+ Tác dụng: tả thực tình cảnh của TK và khung cảnh chung của lầu xanh tuy vậy vẫn đảm bảo sự tôn trọng TK. Việc dùng điển tích làm ý thơ tả thực mà vẫn trang trọng, tránh đi cụ thể, chi tiết vào hiện thực xấu xa của lầu xanh.
- Biện pháp đối: 
+ Tiểu đối trong cụm từ:
 “Bướm lả ong lơi”, “lá gió cành chim”: một cụm từ được biến hoá từ thành ngữ “bướm ong lả lơi” (so sánh: nếu sử dụng đúng thành ngữ này, ý nghĩa vẫn đảm bảo song không có sự nhấn mạnh). N.Du đã đảo thành hai hình ảnh đối nhằm tô đậm hoàn cảnh của Kiều. Đó là hoàn cảnh không được tốt đẹp và lặp đi lặp lại nhiều lần. 
+ Tiểu đối trong câu, đối 2 cặp câu (1-2 với 3-4):
 “Cuộc saysuốt đêm”, “Sớm đưaTK”: mô tả chân thực quãng thời gian Kiều ở lầu xanh. Biện pháp đối làm quãng thời gian dài vô tận, ở thời điểm nào người kĩ nữ cũng phải tiếp khách và phải tiếp nhiều loại người.
- Biện pháp đảo ngữ: “Biết baolơi”, “Dập dìuchim”
-> nhấn mạnh tình cảnh, nỗi đau của TK. Từ “biết bao” nhấn mạnh số lượng, từ “dập dìu” nhấn mạnh tình cảnh tiếp khách liên miên của Kiều.
-> Qua đó, ta thấy tình cảnh trớ trêu của TK. Nàng phải sống ở nơi ồn ào, hỗn tạp, lơi lả trái với con người nàng. TK phải tiếp khách liên miên, tưởng như trong hoàn cảnh ấy nàng sẽ quên đi con người thực của mình. 
2. Phần 2 (16 câu tiếp)
- Hai câu đầu: Hoàn cảnh thương thân của Kiều
+ Sau những lúc tiếp khách, có thời điểm TK ở một mình. Đó là lúc đã gần sáng, khi đã tỉnh rượu và cảm thấy mỏi mệt vì những cuộc truy hoan. Lúc đó, K mới chợt giật mình nhận rõ tình cảnh bản thân. Thời gian đêm gần sáng là lúc con người ý thức rõ về bản thân. Trong thơ HXH, “CPN”, TX, các tác giả cũng dùng thời gian này để gợi tâm tình.
+ Trong thời điểm đó, chỉ có một mình bản thân NVTT tự đối diện. TK cũng vậy. Một câu thơ có ba chữ “mình” càng nhấn mạnh sự cô đơn của TK, cho thấy ý thức về bản thân đang trỗi dậy trong K. Câu thơ cũng thay đổi cách ngắt nhịp: 2/4/2 nhằm diễn tả sự thay đổi trong bài thơ: thay đổi từ khung cảnh ồn ào sang yên lặng, thay đổi trong tâm trạng NVTT: từ vô thức sang có ý thức về bản thân. Chứng tỏ, trong cảnh sống lầu xanh, K vẫn không quên đi nỗi khổ nhục của bản thân. Nếu quên đi thì TK sẽ không đau khổ nhưng còn ý thức được điều đó thì nỗi đau càng tăng lên.
- Bốn câu tiếp: Tâm sự của Kiều
 “Phong gấm rủ là” là hình ảnh ẩn dụ chỉ sự yên ấm, trinh bạch, đầy đủ. Nó >< với “hoa giữa đường”. Hai câu thơ sử dụng phép nghịch đối nhằm nhấn mạnh sự thay đổi chóng mặt về thân phận TK. 
 Từ “khi”, “giờ” chỉ khoảng thời gian không xác định, gần với thời điểm NVTT đang nói. Dường như mọi việc vẫn ở trước mắt, quá khứ tươi đẹp mới thoáng qua chứ chưa xa xôi. 
 Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh “Giờđường” cho thấy hoàn cảnh bơ vơ, bị coi thường của TK. 
 Hai câu 9, 10 sử dụng phép đối và tiểu đối trong cụm từ: dày gió – dạn sương, bướm chán – ong chường để nhấn mạnh sự chán chường, đau khổ đến chai lì cảm xúc của nàng. 
 Câu 10 là câu cảm thán với kết cấu vòng tròn, điệp lại chữ “thân” ở đầu và cuối câu như sự day dứt, khinh ghét chính bản thân mình. Từ“sao” điệp lại 4 lần làm tâm trạng TK như trải dài qua các dòng thơ, mỗi dòng thơ là mỗi lời chất vấn số phận thấm đầy nước mắt.
-> Tiếc nuối quá khứ tươi đẹp, chua chát cho thân phận và khinh ghét chính bản thân mình.
- Mười câu cuối: Thái độ của Kiều trước thú vui lầu xanh 
+ Tình cảnh : Nhiều lần TK phải chịu sự lả lơi của khách làng chơi trong khung cảnh đầy chất lãng mạn với nhiều thú vui.
+ Tâm trạng: Với sự vui thú ở lầu xanh, TK tỏ thái độ thờ ơ. Để khách vui, người kĩ nữ nhận về mình nỗi buồn. “Mưa Sở mây Tần” là thành ngữ chỉ quan hệ thân xác nam nữ. Trước sự việc đó, TK “nào biết có xuân là gì”, nàng không quan tâm và cũng không thấy vui. Không thấy vui thú thì sự gần gũi biến thành cực hình, nó như con dao hai lưỡi mà TK là nạn nhân. 
 Mặc dù cảnh TN rất đẹp song nàng không thấy vui thú. Câu hỏi tu từ “Ngườibao giờ” nhằm khẳng định ảnh hưởng của tâm trạng TK với cảnh vật. Đây cũng là qui luật tất yếu về mối liên hệ giữa tâm trạng với cái nhìn cảnh vật của con người. Cái vui chỉ là gượng gạo. Trong “Chinh phụ ngâm” khi miêu tả người thiếu phụ đánh đàn, tác giả cũng dùng chữ “gượng”. TK và người chinh phụ đã gặp nhau ở tâm trạng chán chường trước những thú vui quen thuộc. Nàng chán chường vì không có ai tri âm. Câu hỏi đặt ra cuối đoạn để tìm người tri âm mà cũng để khẳng định: chẳng có ai cả. Từ “ai” xuất hiện hai lần. “Ai” ở đầu câu là sự tìm kiếm nhưng khi nó xuất hiện ở cuối câu thì là sự phủ định hoàn toàn. 
HĐ 4: Tổng kết
? Nhận xét gì về tình cảnh – tâm trạng TK? Từ đó, em đánh giá gì về nhân phẩm TK? K là cô gái trinh tiết hay tà dâm?
? “Nỗi thương mình” của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ thế nào với văn học trung đại?
Từ đó, rút ra giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm?
? Văn bản sử dụng chủ yếu biện pháp nào?
- HS đọc Ghi nhớ
III. Tổng kết
Nội dung
- TK rơi vào tình cảnh trớ trêu, dễ làm con người đánh mất nhân phẩm. K ý thức rõ thân phận khổ đau của mình, tiếc nuối quá khứ, khinh ghét bản thân và thờ ơ với những thú vui ở lầu xanh.
-> Nhân phẩm: dù ở môi trường vẩn đục, TK vẫn không đánh mất nhân phẩm. Còn ý thức về bản thân, còn khinh ghét cuộc sống đồi bại thì con người chưa đánh mất nhân phẩm.
- N.Du không chỉ thương xót chung chung mà ông chú ý đến nỗi đau cá nhân của con người. Sau lối xưng “ta” đặc trưng của văn học trung đại, ta chợt nghe thấy một giọng ca riêng cùng nỗi thương thân của cái “tôi”. Thương mình là nền tảng vững chắc cho lòng thương người. Với đoạn trích này, ND đã kế thừa được tư tưởng tiến bộ của VHDG.
 Hơn nữa, đây là “nỗi thương mình” của con người dưới đáy xã hội nên nó càng mới lạ và giàu tính nhân đạo. Nó cho thấy, N.Du quan tâm tới mọi loại người chứ không chỉ những người ở tầng lớp trên. Không phải những người ở hoàn cảnh xấu đều xấu cả.
 Nó còn cho thấy ý thức bản thân và sự phản kháng của con người bị đè nén với xã hội đặc biệt là của người phụ nữ
Nghệ thuật
 Sử dụng tối đa phép đối để nhấn mạnh tình cảnh – tâm trạng TK và nhiều hình ảnh tượng trưng, ước lệ nhằm miêu tả chân thực cuộc sống lầu xanh mà vẫn đảm bảo sự tôn trọng TK.
HĐ 5: Luyện tập
 HS làm bài trắc nghiệm 
 Đáp án: c
IV. Luyện tập
 Dòng nào sau đây không đúng với đoạn trích “Nỗi thương mình”?
a. Tình cảnh trớ trêu mà Kiều gặp phải khi rơi vào lầu xanh.
b. Nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.
c. Sự đau khổ của Kiều khi phải trao duyên cho em.
C. 1. Giao nhiệm vụ
- Học thuộc bài thơ.
- Nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm.
 2. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
- Soạn bài “Chí khí anh hùng”.
- Một HS chuẩn bị thuyết trình tiểu dẫn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_Noi thuong minh.doc