Giáo án Ngữ văn 10 - Học kì I

Giáo án Ngữ văn 10 - Học kì I

1.Tiết 1,2: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

 - Tích hợp ở mục : Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên :

 + Thiên nhiên có quan hệ như thế nào với con người VN ? Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn học ?

 - Tích hợp ở mục : Con người VN trong quan hệ với quốc gia dân tộc :

 + Trong quan hệ với quốc gia dân tộc con người VN đã có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường văn hoá dân tộc như thế nào ?

 - Tích hợp ở mục : Trong quan hệ với quốc gia dân tộc con người VN đã có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường văn hoá dân tộc như thế nào ?:

 +Qua văn học dân gian người bình dân xưa đã thể hiện mơ ước về 1 môi trường sống như thế nào?

2.Tiết 3,5: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

 - Tích hợp ở mục luyện tập : bài 4/ trang 21:

 + Xác định nội dung và mục đích giao tiếp của bản thông báo ? Tại sao phải làm sạch môi trường và bảo vệ môi trường sống của chúng ta ?

3. Tiết 4 :KHÁI QUÁT VHDG VIỆT NAM

 - Tích hợp ở mục : Đặc trưng cơ bản của VHDG :

 +Môi trường sinh hoạt văn hoá dân gian của người bình dân diễn ra dưới những hình thức nào ?

 +Môi trường sinh hoạt cộng đồng của người bình dân thể hiện qua những hoạt động vui chơi, giải trí nào ?

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ I
1.Tiết 1,2: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
 - Tích hợp ở mục : Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên :
 + Thiên nhiên có quan hệ như thế nào với con người VN ? Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn học ?
 - Tích hợp ở mục : Con người VN trong quan hệ với quốc gia dân tộc :
 + Trong quan hệ với quốc gia dân tộc con người VN đã có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường văn hoá dân tộc như thế nào ?
 - Tích hợp ở mục : Trong quan hệ với quốc gia dân tộc con người VN đã có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường văn hoá dân tộc như thế nào ?:
 +Qua văn học dân gian người bình dân xưa đã thể hiện mơ ước về 1 môi trường sống như thế nào?
2.Tiết 3,5: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
 - Tích hợp ở mục luyện tập : bài 4/ trang 21:
 + Xác định nội dung và mục đích giao tiếp của bản thông báo ? Tại sao phải làm sạch môi trường và bảo vệ môi trường sống của chúng ta ?
3. Tiết 4 :KHÁI QUÁT VHDG VIỆT NAM
 - Tích hợp ở mục : Đặc trưng cơ bản của VHDG :
 +Môi trường sinh hoạt văn hoá dân gian của người bình dân diễn ra dưới những hình thức nào ?
 +Môi trường sinh hoạt cộng đồng của người bình dân thể hiện qua những hoạt động vui chơi, giải trí nào ?
4.Tiết 6 : VĂN BẢN
 - Tích hợp ở mục luyện tập :
 * Bài tập 1:
 + Giữa cơ thể và môi trường sống có sự ảnh hưởng qua lại với nhau như thế nào ?
 + Nhan đề của đoạn văn phải thể hiện được chủ đề gì của văn bản ? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn ?
 *Bài tập 3:
 +Những biểu hiện cụ thể của môi trường sống hiện nay đang bị huỷ hoại nặng nề là gì ?
 + Dựa vào câu chủ đề hãy đặt nhan đề cho đoạn văn em vừa viết ?
5.Tiết 7 : BÀI VIẾT SỐ 1
ĐỀ BÀI: Cảm nghĩ của em trước bức tranh thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa từ đông sang xuân.
 - Tích hợp ở phần kết bài : Liên hệ bản thân : phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp quanh ta.
6.Tiết 11,12:TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THUỶ - Tích hợp ở mục luyện tập : Sức sống lâu bền của Truyện ADV và Mị Châu -Trọng Thuỷ được thể hiện qua sinh hoạt văn hoá nào của nhân dân ta ngày nay ?
7.Tiết 20,21: BÀI VIẾT SỐ 2 (Văn tự sự) : Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
- Địa chỉ tích hợp: Phần thân bài (liên hệ).
- Nội dung tích hợp: Theo em, môi trường có ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò hay không? Liên hệ thực tiễn. 
8.Tiết 22,23: TẤM CÁM
- Địa chỉ : Phần tìm hiểu.
+ Mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám: Mối quan hệ giữa Tấm và mẹ con Cám thể hiện mâu thuẫn gì trong xã hội ?
+ Thái độ phản kháng của Tấm thể hiện niềm tin, quan niệm gì của nhân dân ? 
+ Kết thúc tác phẩm thể hiện triết lý gì của nhân dân ?
+ Liên hệ: Qua chuyện này, bản thân em phải có thái độ như thế nào trước cái ác ?
9.Tiết 24: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ.
-Địa chỉ: Phần II : Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Nội dung TH : Muốn miêu tả và biểu cảm tốt trong bài văn tự sự thì người viết phải có thái độ như thế nào trước hiện thực cuộc sống ?
10. Tiết 25: *TAM ĐẠI CON GÀ.
- Địa chỉ : Phần liên hệ.
- ND: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ có đề cập đến hình ảnh người thầy và so sánh với hình ảnh của người thầy trong truyện.
- Qua truyện này, chỉ ra hiện tượng gì trong cuộc sống ? Đối với bản thân, trong học tập phải như thế nào ?
*NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
 - Địa chỉ : Cải vội xòe năm ngón tay...bằng hai mày (quan hệ giữa hai nhân vật: Cải và thầy Lý).
 - ND: Thông qua hai nhân vật Cải và thầy Lí, người viết muốn phản ánh hiện tượng gì trong xã hội ? Theo em, trong xã hội ngày nay hiện tượng này còn đang phổ biến không ?
11. Tiết 26,27: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA.
- Địa chỉ: Ca dao than thân bài 1,2.
- ND: Em có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ xưa ? So với thời đại ngày nay, thân phận người phụ nữ có gì khác ?
- Bài 4,5,6 (CA DAO TÌNH NGHĨA)
- Bài 5: Những hình ảnh cây cầu, cành hồng, con sông trong bài ca dao được sử dụng với ý gì ?
12. Tiết 28: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT.
- Địa chỉ: Phần I: Khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- ND: Người ta thường giao tiếp với nhau trong xã hội bằng phương tiện nào ?
- Địa chỉ: Phần luyện tập (bài 2).
- Nội dung: Tình huống trong đoạn trích hé mở cho chúng ta biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo trong cuộc đời Tràng ? Nó thể hiện tinh thần gì của người nông dân xưa trong cuộc sống nghèo khó ?
13. Tiết 29,30: *CA DAO HÀI HƯỚC.
 - Địa chỉ: Bài 1
- Nội dung: Em có nhận xét gì về tiếng cười tự trào của người lao động xưa ? Nó nói lên phẩm chất gì của người bình dân trong xã hội cũ ?
- Địa chỉ : Bài 2.
- Nội dung : Ngoài một số bài ca dao hài hước, phê phán đã học, em hày tìm thêm một số bài ca dao hài hước, phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập rượu chè, tệ nạn tảo hôn, đa thê, phê phán thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý, thầy phù thủy trong xã hội cũ ?
- Địa chỉ: Bài 2, 3, 4.
- Nội dung: Tác giả dân gian cười những loại người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao ?
 * ĐỌC THÊM : LỜI TIỄN DẶN.
 - Địa chỉ: Phần tìm hiểu: Phần 1: Tâm trạng của cô gái và chàng trai trên đường tiễn dặn.
- Nội dung: Vì cuộc hôn nhân không tự nguyện, không tình yêu mà cô gái phải về nhà chồng trong tâm trạng đau khổ. Vậy, điều đó phản ánh tình trạng gì trong hôn nhân ? Theo em trong cuộc sống hiện này còn tình trạng đó hay không ?
14.Tiết 31: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN TỰ SỰ.
 - Địa chỉ: Phần II: Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự (Đoạn văn trích trong tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn Thành Trung)
- Nội dung : Câu 1: Qua hình tượng cây xà nu nhà văn muốn nói lên phẩm chất gì của con người Tây nguyên ? Em có suy nghĩ gì về tình yêu Tây nguyên và thương đất nước, con người nơi đây ?
- Câu 2 : (Trong câu chuyện về hậu thân của chị Dậu)
- Nội dung: Cảnh tượng được thể hiện trong đoạn văn phản ánh ước mơ gì của nhân dân trong xã hội cũ ?
15.Tiết 32: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM.
 * Địa chỉ: Câu 2 trong phần II: Bài tập vận dụng
- Nội dung: Thông qua tấm bi kịch của Mị Châu và Trọng Thủy trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” em rút ra được bài học gì trong cuộc sống ?
* Địa chỉ: Câu 5 trong phần luyện tập.
- Nội dung: Em hãy tìm 1 số câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ bắt đầu bằng từ “thân em” và một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.
16. Tiết 33: RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3.
 * Đề số 1: Sau khi bị Tấm trừng phạt, mẹ con Cám đã gặp nhau ở cõi âm, mẹ con Cám có nhận ra được những lỗi lầm của mình đã gây ra cho Tấm không ? Sự trả giá của mẹ con Cám để lại bài học gì cho chúng ta trong cuộc sống ?
* Đề số 2: Sau khi bị chém chết ở bờ biển, Mị Châu xuống thủy cung và gặp lại An Dương Vương. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
- Địa chỉ : Cuộc gặp gỡ của hai cha con dưới thủy cung.
- Nội dung: Cuộc gặp gỡ đó có ý nghĩa gì ? Để lại bài học gì trong sự nghiệp giữ nước ?
17.Tiết 34,35: KHÁI QUÁT VHVN TỪ THẾ KỈ THỨ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ THỨ XIX.
 - Địa chỉ: Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII (mục 2).
- Nội dung trong đoạn văn này là thể hiện tinh thần yêu nước, em hãy tìm một số bài thơ thể hiện nội dung này.
- Địa chỉ: Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX.
- Nội dung: Trong giai đoạn này là hướng đến người phụ nữ trong xã hội. Em hãy kể tên một số tác phẩm thể hiện nội dung này.
- Địa chỉ: Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
- Nội dung: Tình yêu quê hương, đất nước của các tác giả được thể hiện như thế nào trong giai đoạn này ?
18.Tiết 36: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT.
 - Địa chỉ: Phần 2 ( Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt).
- Nội dung: Trong sinh hoạt hàng ngày, con người thường giao tiếp với nhau chủ yếu bằng phương tiện nào ?
- Địa chỉ: Phần luyện tập.
- Nội dung (câu a): Người xưa dạy cho chúng ta lời ăn tiếng nói hàng ngày phải như thế nào ? Tìm thêm một số bài ca dao nói về điều đó.
19.Tiết 37:TỎ LÒNG - Phạm Ngũ Lão
- Địa chỉ: Phần Đọc -Hiểu văn bản : Vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng ( câu 3,4)
-Nội dung tích hợp: Gv gợi ý để HS phân tích ý nghĩa, giá trị của nỗi “thẹn” trong câu cuối? ( Tại sao Phạm Ngũ Lão lại “thẹn”?)
→ Đối với bản thân, có bao giờ các em cảm thấy tự thẹn với chính mình chưa? Khi ta thấy “thẹn” nghĩa là đã giúp ta ý thức được điều gì về bản thân?
20. Tiết 38: CẢNH NGÀY HÈ- Nguyễn Trãi
 - Địa chỉ: Đọc -Hiểu VB: Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè 
- Nội dung tích hợp: Môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến cuộcứ sống, tâm hồn mỗi người? ( Bên cạnh C/ sống bộn bề chúng ta cần có những giây phút thảnh thơi để tận ngắm cảnh đẹp TN đặc biệt cảnh ngày hè, nó sẽ giúp ta yêu đời, yêu c/ sống hơn)
21.Tiết 40: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (TT)
- Địa chỉ: Phần củng cố bài học
- Nội dung: Trong giao tiếp hàng ngày cần sử dụng ngôn ngữ khoa học như thế nào mà vẫn thể hiện được Văn hoá giao tiếp?
22.Tiét 41,42: NHÀN - Nguyễn Bỉnh Khiêm 
- Địa chỉ tích hợp: Đọc- Hiểu văn bản: ( Câu 5,6)
_ Nội dung tích hợp: Thái độ và tình cảm đối với thiên nhiên cũng như cuộc sống của chính mình?
( Con người cần sống gắn bó, chan hoà với thiên nhiên; sống theo lẽ tự nhiên, tôn trọng qui luật của tự nhiên tức là tôn trọng môi trường sống và yêu quí sự sống của chính mình)
23.Tiết 44: Đọc thêm: 
 a. VẬN NƯỚC (Pháp Thuận)
- Địa chỉ tích hợp: Hai câu câu cuối
- Nội dung tích hợp: Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt nam? Thế học sinh hiện nay cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống đó?
 b.CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI ( Mãn Giác)
- Địa chỉ tích hợp: Đọc-Hiểu VB: hai câu thơ cuối:
- Nội dung tích hợp: cần sống như thế nào đề cuộc sống thực sự có ý nghĩa?
 c.HỨNG TRỞ VỀ (Nguyễn Trung Ngạn)
- Địa chỉ : Đọc -Hiểu văn bản: 2 câu kết:
- Nội dung tích hợp: Khi ta trưởng thành sống và làm việc xa quê, mỗi người đều có những suy nghĩ và cảm nhận về quê khác nhau. Bản thân em có những cảm nhận về quê hương của mình như thế nào?
24.Tiết 45: HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG ( Lí Bạch)
 - Địa chỉ : Phần củng cố
- Nội dung tích hợp: Cần phải làm gì để có một tình bạn đẹp, sâu sắc như tác giả?
25.Tiết 47,48: CẢM XÚC MÙA THU (Đỗ Phủ) 
- Địa chỉ: Phần tổng kết
- Nội dung tích hợp: Bài thơ để lại cho em ấn tượng gì ? (cảnh vật ,màu sắc, âm thanh..). Từ đó gợi lên trong em cảm xúc gì về cuộc sống đời thường hiện nay?
26. Tiết 48: Đọc thêm:
 * LẦU HOÀNG HẠC (Thôi Hiệu)
 *KHE CHIM KÊU (Vương Duy)
- Địa chỉ: Phần tổng kết
- Nội dung tích hợp: Cảnh đẹp thiên nhiên tác động như thế nào đến tâm hồn con người?
 *NỖI OÁN PHÒNG KHUÊ (Vương Xương Linh)
- Địa chỉ: Tổng kết
- Địa chỉ tích hợp: Tình cảm đối với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến? Thái độ với với chiến tranh phi nghĩa?
27. Tiết 51: TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
- Địa chỉ: Phần dẫn vào bài mới
- Nội dung tích hợp: có bao giờ em trình bày một vấn đề trước tập thể chưa? Em gặp những khó khăn gì? Trong XH hiện nay đòi hỏi kĩ năng giao tiếp vậy em cần chuẩn bị những gì?
28.Tiết 52: LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
- Địa chỉ : Phần I: Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân
Nội dung tích hợp: Đối với HS, việc lập kế hoạch cá nhân tạo điều kiện gì cho việc học tập và sinh hoạt? Em thực hiện kế họach đó như thế nào?
29. Tiết 53: Đọc thêm THƠ HAI-CƯ ( Ba-Sô)
- Địa chỉ: Phần tổng kết
- Nội dung tích hợp: Vẻ đẹp tâm hồn của Ba- sô qua các bài thơ đã học? Em học tập được điều gì ở Ba-sô?

Tài liệu đính kèm:

  • docTich hop giao duc moi truong trong mon Ngu van 10.doc