Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Học kì II

Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Học kì II

Tiết 55- Làm văn

CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, không gian; kết cấu theo trật tự lôgic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp.

- Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn.

- Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và soạn bài theo hướng dẫn học bài, luyện tập.

 

doc 105 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3899Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55- Làm văn
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, không gian; kết cấu theo trật tự lôgic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp.
- Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. 
- Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và soạn bài theo hướng dẫn học bài, luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
A. TỔ CHỨC LỚP HỌC
B. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: (Lồng ghép vào bài mới)
2. Phần mở bài
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
-Thế nào là văn thuyết minh?
-Thế nào là kết cấu văn bản?
-Học sinh đọc văn bản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức kết cấu của các văn bản.
-Học sinh đọc văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
-Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh?
+Giới thiệu về thời gian, địa điểm, diễn biến của lễ hội, ý nghĩa đối với đời sống tinh thần.
-Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh?
+Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.
+Diễn biến lễ hội: thi nấu cơm, chấm thi.
+Ý nghĩa của lễ hội.
-Phân tích các sắp xếp các ý trong từng văn bản? Giải thích cơ sở sắp xếp?
+Trình tự lôgic: thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa.
+Trình tự thời gian: thủ tục bắt đầu, diễn biến cuộc thi, chấm thi
-Học sinh đọc văn bản Bưởi Phúc Trạch.
-Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh?
+Giới thiệu một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh - bưởi Phúc Trạch.
-Các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh?
+Hình dáng bên ngoài.
+Hương vị đặc sắc.
+Sự hấp dẫn và bổ dưỡng.
+Danh tiếng
-Phân tích các sắp xếp các ý trong văn bản?
+Trình tự không gian: từ ngoài vào trong.
+Trình tự lôgic: các phương diện khác nhau, quan hệ nhân quả.
-Các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh?
I. KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH:
 - Văn thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. 
 - Kết cấu văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa à phù hợp với mối liên hệ bên trong của các đối tượng, quan hệ giữa các đối tượng với môi trường xung quanh và quá trình nhận thức của con người. 
- Các hình thức kết cấu của văn bàn thuyết minh:
 + Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.
 + Theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên bên dưới, bên trong bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát).
 + Theo trình tự lôgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,).
 + Theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
4. Củng cố
-Học sinh trình bày phần ghi nhớ.
-Đánh giá chung, học sinh trình bày ý kiến của mình.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
Khi viết bài văn thuyết minh, có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau:
 - Theo trình tự thời gian.
 - Theo trình tự không gian.
 - Theo trình tự lôgic.
 - Theo trình tự hỗn hợp.
5. Kiểm tra đánh giá
-Luyện tập sách giáo khoa trang 168: 
 Bài 1: 
 - Giới thiệu chung về bài thơ.
 - Thuyết minh giá trị nội dung.
 - Thuyết minh giá trị nghệ thuật
Bài 2:
 - Xác định nội dung thuyết minh.
 - Kết hợp cách thuyết minh theo trình tự không gian, thời gian, lôgic một cách linh hoạt.
C. GIAO NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VỀ NHÀ CHO HỌC SINH.
-Hoàn chỉnh hai văn bản thuyết minh phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài mới: Làm văn: Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
Tiết 56: Làm văn 
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Thấy được sự cần thiết của việc lập dàn ý khi làm văn nói chung và viết bài văn thuyết minh nói riêng.
- Củng cố vững chắc hơn kỹ năng lập dàn ý.
- Vận dụng các kỹ nắng đó để lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. 
- Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và soạn bài theo hướng dẫn học bài, luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
A. TỔ CHỨC LỚP HỌC
B. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày các kiểu kết cấu của văn bản thuyết minh?
2. Phần mở bài
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
-Bố cục bài văn thuyết minh?
-Các trình tự sắp xếp ý của bài văn thuyết minh?
-Dàn ý bài văn?
- HS dựa vào kiến thức đã học, đưa ra khái niệm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập dàn ý bài văn thuyết minh.
-Học sinh xác định các phần để viết bài văn thuyết minh về một con người mà mình yêu thích.
-Thảo luận nhóm
-Xác định đối tượng thuyết minh.
-Phần mở bài cần làm gì?
+ Giới thiệu về đối tượng.
+ Xác định kiểu bài.
+ Cần hấp dẫn à lôi cuốn người đọc (nghe).
-Phần thân bài cần thực hiện những gì?
+ Cần đưa ra những tri thức nào để thuyết minh về đối tượng đã lựa chọn.
+ Xác định những tri thức cần thiết, chính xác, khoa học.
+ Sắp xếp các ý để giới thiệu rành mạch
-Phần kết bài cần làm gì?
+Nêu được đề tài của bài thuyết minh.
+Aán tượng để lại cho người đọc (nghe).
I. DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH:
 -Bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
 -Có nhiều hình thức kết cấu cho văn bản thuyết minh: ttình tự thời gian, trình tự không gian, trình tự lôgic, trình tự hỗn hợp à lựa chọn phù hợp. 
 -Dàn ý: xác định các ý chính, sắp xếp các ý theo một hình thức kết cấu thích hợp.
II. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH:
 1. Xác định đề tài: 
 Cần phải nắm vững về đối tượng thuyết minh.
 2. Lập dàn ý:
 - Mở bài:
 + Nêu đề tài bài viết.
 + Thể hiện kiểu bài của bài văn.
 + Thu hút sự chú ý của người đọc.
- Thân bài:
 +Tìm ý, chọn ý.
 + Sắp xếp ý.
- Kết bài:
 +Tổng kết vấn đề đã trình bày.
 + Suy nghĩ, cảm xúc à ấn tượng với độc giả.
4. Củng cố
-Học sinh trình bày phần ghi nhớ.
-Đánh giá chung, học sinh trình bày ý kiến của mình.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
Để việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt, cần phải: 
 - Nắm vững các kiến thức về dàn ý và kỹ năng lập dàn ý.
 - Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.
 - Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lý, chặt chẽ.
C. GIAO NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VỀ NHÀ CHO HỌC SINH.
- Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản:
+ Cách lập dàn ý bài văn thuyết minh.
+ Vận dụng thực hành.
- Chuẩn bị bài mới: Làm văn: Trả bài làm văn số 4.
Tiết 57+58: Văn
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
-Trương Hán Siêu-
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng. Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử và chiến công thời Trần trên dòng sông Bạch Đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí, đức độ của con người, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước.
- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn, từ đó biết cách phân tích một bài phú cụ thể.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. 
- Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và soạn bài theo hướng dẫn học bài.
TIẾT 1
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
A. TỔ CHỨC LỚP HỌC
B. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: (lồng ghép bài mới)
2. Phần mở bài
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, thể loại phú.
-Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào phần tiểu dẫn nêu những ý chính về tác giả
-Học sinh lược thuật những nét chính.
-Giáo viên chốt lại.
-Nêu những hiểu biết về sông Bạch Đằng à giáo viên giới thiệu vị trí trong lịch sử, trong văn học.
-Tác phẩm?
+Thể loại?
+Hoàn cảnh sáng tác?
Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu văn bản
-Học sinh đọc văn bản 
-Giáo viên nhận xét.
-Các từ ngữ khó?
-Lưu ý các chú thích, điển tích, điển cố.
-Xác định bố cục văn bản?
-Giới thiệu bố cục của thể phú.
-Mở đầu bài phú, hình tượng nhân vật nào được đề cập đến?
-Sở thích của nhân vật? Mục đích?
+ Giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, gõ thuyền, lần thăm.
+ Chơi vơi, mải miết, sớm - chiều.
+ Địa danh Trung Quốc, đất Việt.
+ Tráng chí bốn phương - tha thiết, học Tử Trường.
-Nhận xét về con người của nhân vật “khách”?
-Cảnh sắc thiên nhiên sông Bạch Đằng được hiện lên như thế nào? Tâm trạng của nhân vật “khách”?
+ Bát ngát, thướt tha, nước trời, phong cảnh >< san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô.
+ Buồn, đứng lặng, thương, tiếc.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
 1. Tác giả: 
 - Trương Hán Siêu (? - 1354), tự Thăng Phủ, quê: Phúc Thành, Yên Ninh (Ninh Bình).
 - Con người cương trực, học vấn uyên thâm à vua tin cậy, nhân dân kính trọng.
 - Làm quan à mất được tặng tước Thái Bảo, thờ ở Văn Miếu.
 2. Tác phẩm: 
 - Thể phú: phú cổ thể.
 - Viết sau 50 năm chiến thắng Bạch Đằng à về thăm lại.
3. Thể loại
- Phú: nghĩa đen có nghĩa là bày tỏ ra, là thể loại có nguồn gốc từ Trung Quốc, đan xen văn xuôi và văn vần
- ND: tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời
- NT: miêu tả khoa trương, hình tượng nghệ thuật tượng trưng cao độ, triết lí cao, ngôn ngữ đậm đặc điển cố
II. ĐỌC - TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc văn bản: 
 - Đoạn 1: 21 câu đầu: Cảm xúc của nhân vật “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng.
 - Đoạn 2: 23 câu tiếp: Những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
 - Đoạn 3: 10 câu tiếp: Suy ngẫm và bình luận của các vị bô lão về những chiến công xưa .
 - Đoạn 4: 10 câu cuối: Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.
2. Tìm hiểu văn bản: 
 a. Hình tượng nhân vật “khách”: 
 - Từ láy, từ chỉ thời gian, lời kể à thích dạo chơi phong cảnh thiên nhiên à thưởng thức vẻ đẹp, nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ kiến thức.
 - Địa danh sách vở, thực tế, hình ảnh không gian rộng lớn à tráng chí bốn phương.
 à Tâm hồn khoáng đạt, rộng mở, yêu thiên nhiên.
 - Từ láy, miêu tả, nhịp ngắn, đối lập à cảnh đẹp, hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng ảm đạm, hiu hắt.
 - Từ ngữ chỉ cảm xúc à vui, tự hào và buồn đau, tiếc nuối.
 à Tâm hồn phong phú, nhạy cảm, tấm lòng gắn liền với non sông, đất nước.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nắm được khái niệm thể loại phú, sự đặc sắc của đề tài viết về Bạch Đằng.
- GV hỏi: trước cảnh sông Bạch Đằng, nhân vật Khách có những tâm trạng gì?
- HS trả lời cá nhân, thể hiện sự hiểu bài. GV chốt lại
Trước cảnh sông Bạch Đằng vừa là cảnh đẹp, vừa là chiến địa hoang tàn, nhân vật Khách có nhiều tâm trạng: tự hào về cảnh đẹp của đấ ...  bài văn nghị luận xã hội về đề tài gần gũi trong nhà trường hoặc trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Đề bài kiểm tra, đáp án, biểu điểm
- Học sinh: chuẩn bị bài, dụng cụ kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
A. TỔ CHỨC LỚP HỌC 
B. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
1. Nội dung bài học.
GV phát đề kiểm tra.
	Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Bài Tựa trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương chủ yếu thể hiện: 
a. Lòng tự hào về công lao dựng nước của các bậc tiền nhân.	
b. Lòng tự hào về truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
c. Niềm trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn hoá của dân tộc.	
d. Niềm nhớ tiếc quá khứ hào hùng của cha ông. 
Câu 2: Hai câu sau được trích ở phần nào của bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:
	Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
	Lấy chí nhân để thay cường bạo.
a. Nêu luận đề chính nghĩa.	b. Vạch tội ác kẻ thù.
c.Tuyên bố chiến thắng.	d. Kể lại quá trình chiến đấu thắng lợi. 
Câu 3: Nội dung chính của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên:
a. Nêu cao tấm gương chính nghĩa chống gian tà
b. Nêu cao lập trường nhân ái chống ngoại xâm.
c. Thể hiện tư tưởng nhân ái trong mối quan hệ cộng đồng.
d. Đả phá quan niệm mê tín dị đoan trong dân gian. 
Câu 4: Hai nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung):
a. Tôn Càn và Sái Dương.	b. Quan Công và Trương Phi. 
b. Quan Công và Châu Sương.	d. Châu Sương và Trương Phi.	
Câu 5: Nội dung nào sau đây không được thể hiện trong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký (Đọc tập Tiểu Thanh ký) của Nguyễn Du:
a. Tâm trạng bế tắc, cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời.
b. Thái độ trân trọng trước vẻ đẹp của con người.
c. Tiếng nói cảm thông, thương xót của những giai nhân bị oan khổ.
d. Tình yêu thương của những người nghèo đói cơ cực. 
Câu 6: Từ đầu trong dòng nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
a. Đầu bạc răng long.	b. Đầu sóng ngọn gió.
c. Đầu mày cuối mắt.	d. Đầu non cuối bể.
Câu 7: Câu nào sử dụng dấu câu đúng?
a. Em có hiểu cô đang nói gì không?	b. Nó hỏi tôi làm bài tập này như thế nào?
c. Chúng ta cần tìm hiểu xem nội dung văn bản đó là gì?	d. Tôi không biết phải nói điều gì?
Câu 8: Tóm tắt văn bản là:
	a. Ghi lại đầy đủ, chi tiết nội dung của văn bản.
	b. Phân tích các khía cạnh cụ thể của văn bản.
	c. Ghi lại trung thành nội dung chính của văn bản.
	d. Ghi lại những cảm nhận của bản thân về văn bản. 
Câu 9: Yêu cầu không cần thiết khi trình bày một vấn đề:
	a. Xác định đúng mục đích trình bày. 
	b. Ngôn ngữ cầu kỳ, bóng bảy, khoa trương.
	c. Xác định rõ nội dung, đối tượng, hoàn cảnh.
	d. Cách nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc. 
Câu 10: Theo Trương Hán Siêu, nhà Trần nhiều lần chiến thắng quân Nguyên ở sông Bạch Đằng vì nhờ có:
a. Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở.
b. Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.
c. Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
d. Giặc tan muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao. 
Câu 11: Nội dung bao trùm của văn bản trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ dịch giả Đoàn Thị Điểm:
	a. Nỗi cực nhọc vất vả của người chinh phụ.
	b. Tình cảnh lẻ loi buồn khổ khát vọng của người chinh phụ.
	c. Sự căm giận của người chinh phụ với xã hội bất công.
	d. Tình yêu thiên nhiên của người chinh phụ. 
Câu 12: Nét cơ bản của thể phú:
	a. Thể văn Trung Quốc thịnh hành vào thời Hán.
	b. Lời văn có nhịp điệu, câu văn biền ngẫu.
	c. Trình bày sự vật để thể hiện tình cảm, ý chí của tác giả.
	d. Có 4 loại chính. 
Câu 13: Ngô Tử Văn là một người có một tính cách:
a. Vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.
b. Thấy sự gian tà không chịu nổi.
c. Khẳng khái, nóng nảy, cương trực.
d. Tức giận khi ngôi đền thờ Thổ công lại gieo rắc tai vạ. 
Câu 14: Kế thượng sách giữ nước của Hưng Đạo Đại Vương là:
a. Binh thư yếu lược.	b. Đoản binh thắng trường trận.
c. Dân chủ thân dân.	d. Khoan thư súc dân.
Câu 15: Trong các đoạn trích từ Truyện Kiều - Nguyễn Du và Chinh phụ ngâm - dịch giả Đoàn Thị Điểm có một hình ảnh mà các nhân vật chính thường nhắc đến như biểu tượng của cuộc sống hạnh phúc lứa đôi:
	a. Cây đàn.	b. Vầng trăng.
c. Lò hương.	d. Tờ mây.	
Câu 16: Thơ văn đời Lý Trần được ông Hoàng Đức Lương  để trở thành tiến sĩ:
a. Học tập.	b. Sưu tầm.
c. Thất lạc.	d. Sao chép.
Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 17: Hãy phân tích nỗi đau lớn của Thuý Kiều trong Trao duyên - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Đáp án:
Phần trắc nghiệm: (4đ)
C1
C2
C3
C4
C5
C6
C7
C8
C9
C10
C11
C12
C13
C14
C15
C16
c
d
a
b
d
a
a
c
b
d
b
c
a
d
b
a
Phần tự luận: (6đ)
1. Về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận kiểu phân tích - chứng minh văn học; bố cục chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi thông thường.
2. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách song cần đảm bảo các điểm sau:
- Nỗi đau lớn của Kiều, nỗi đau trao duyên.
- Trao duyên Kiều nghĩ mình là người bạc mệnh, thác oan.
	- Kiều càng nói càng mâu thuẫn 
	- Suy ra tất cả những điểm trên thể hiện qua việc độc thoại nội tâm của Kiều mà bên trong chính là sự cảm thông, am hiểu, nhập thân vào nhân vật cũng như năng lực dùng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
Biểu điểm:
+ Điểm 6: đáp ứng tốt yêu cầu trên, còn mắc một vài sai sót nhỏ. 
+ Điểm 4: đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi thông thường
+ Điểm 2: bài sơ sài, trình bày còn lộn xộn, mắc nhiều lỗi.
+ Điểm 0: bài sai lạc cả nội dung và phương pháp, bỏ giấy trắng.
Tiết 102 -Làm văn:
VIẾT QUẢNG CÁO
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Nắm được mục đích của quảng cáo là thông tin, thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi, của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
- Biết cách viết và trình bày quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn.
- Thấy được tầm quan trọng của quảng cáo trong cuộc sống hiện đại.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn. 
- Học sinh: chuẩn bị bài qua đọc văn bản và soạn bài theo hướng dẫn học bài, luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
A. TỔ CHỨC LỚP HỌC 
B. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ (lồng ghép vào bài mới)
2. Phần mở bài
3. Nội dung bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
-Thế nào là văn bản quảng cáo? 
-Tác dụng?
-Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo?
Hoạt động 2: Cách viết văn bản quảng cáo
- Nêu cách viết văn bản quảng cáo?
-Luyện tập 
+Các nhóm chuẩn bị sản phẩm và viết lời quảng cáo.
+Các nhóm trình bày, nhận xét, đánh giá.
I. VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA VĂN BẢN QUẢNG CÁO:
 1. Văn bản quảng cáo trong đời sống: 
 Văn bản quảng cáo là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút, thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi, của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
 2. Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:
 Ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mỹ tục.
 II. CÁCH VIẾT VĂN BẢN QUẢNG CÁO:
 - Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo.
 - Chọn hình thức quảng cáo.
 + Chọn phương pháp trình bày.
 + Chọn từ ngữ khẳng định tuyệt đồi, các kiểu câu khẳng định.
 + Kết hợp với tranh ảnh, hình thức trình bày. 
LUYỆN TẬP:
 Luyện tập:
 Lớp chia nhóm và trình bày quảng cáo sản phẩm của nhóm mình bằng phần mền theo chương trình dạy học cho tương lai của Intel.
4. Củng cố	
-Học sinh trình bày phần ghi nhớ.
-Đánh giá chung, học sinh trình bày ý kiến của mình.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
- Văn bản quảng cáo là loại văn bản thông tin, thuyết phục khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi, của sản phẩm, dịch vụ, do đó thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng..
 - Văn bản quảng cáo cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mỹ tục..
 - Để viết văn bản quảng cáo cần chọn được nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối.
C. GIAO NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG DẪN BÀI VỀ NHÀ CHO HỌC SINH.
- Học bài; nắm vững những vấn đề cơ bản:
+ Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
+ Cách viết văn bản quảng cáo.
- Chuẩn bị bài mới: Trả bài viết số 7
Tiết 105: Làm văn 
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Đánh giá đúng những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình.
- Biết cách sửa chữa các lỗi trong bài văn, nắm chắc hơn cách viết bài văn nghị luận. 
- Có thói quen xem lại và hoàn chỉnh bài viết của mình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
 - Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn.
- Học sinh: chuẩn bị bài qua bài làm của bản thân.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
A. TỔ CHỨC LỚP HỌC 
B. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ: Quảng cáo cho một sản phẩm bất kì.
2. Phần mở bài
3. Nội dung bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
-Phần trắc nghiệm khách quan
-Giáo viên đọc đề
-Yêu cầu học sinh trả lời từng câu. 
-Nhận xét, nêu cách đánh giá.
-Phần tự luận:
+Về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận kiểu phân tích - chứng minh văn học; bố cục chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi thông thường.
+Về kiến thức: Phải bám sát vào văn bản “Trao duyên” để hiểu nỗi đau của Thuý Kiều.	
-Nêu biểu điểm
-Giáo viên nêu nhận xét
-Giáo viên nêu lỗi của bài viết, yêu cầu học sinh nhận xét và chữa lỗi
+Nêu một số cách mở bài, đoạn văn dài mắc lỗi à học sinh sửa lỗi.
-Giáo viên nêu kết quả bài làm của từng lớp.
-Nêu các yêu cầu học sinh về nhà thực hiện 
1. Đề bài kiểm tra - Phân tích đề:
Phần trắc nghiệm khách quan: 
 - Nêu câu hỏi.
 - Đáp án.
Phần tự luận: 
 - Về kỹ năng: kiểu văn bản tự sự, biểu cảm.
 - Về kiến thức: 
 + Nỗi đau lớn của Kiều, nỗi đau trao duyên.
 + Trao duyên Kiều nghĩ mình là người bạc mệnh, thác oan.
 + Kiều càng nói càng mâu thuẫn 
 + Suy ra tất cả những điểm trên thể hiện qua việc độc thoại nội tâm của Kiều mà bên trong chính là sự cảm thông, am hiểu, nhập thân vào nhân vật cũng như năng lực dùng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
2. Nhận xét:
 - Ưu điểm: nắm được kiến thức cơ bản để làm bài. Bài văn có cảm xúc chân thật, nêu được những kiến thức cơ bản.
 - Khuyết điểm: Chưa học bài kỹ nên phần trắc nghiệm khách quan chưa đạt kết quả cao. Bài văn còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt, còn sử dụng văn nói vào bài viết, chưa khái quát vấn đề để nâng cao ý.
3. Chữa lỗi:
 - Dùng từ chưa chính xác.
 - Diễn đạt lủng củng. 
4. Trả bài, ghi điểm:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
10A9
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Xem lại các kiến thức cơ bản.
 - Tự chữa lỗi trong bài viết của mình
 - Viết lại bài văn.
4. Củng cố	
- Kinh nghiệm làm bài.
- Chuẩn hoá một số kiến thức.
C. GIAO NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG DẪN BÀI VỀ NHÀ CHO HỌC SINH.
- Chuẩn bị ôn tập hè.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 10 HKII CB.doc