Giáo án môn Vật lý lớp 11 - Tiết 64 - Bài 32: Kính lúp

Giáo án môn Vật lý lớp 11 - Tiết 64 - Bài 32: Kính lúp

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được tác dụng của các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, và về số bội giác của chúng.

- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp.

- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp và vẽ được đường truyền ánh sáng trong sự tạo ảnh đó.

2. Kỹ năng:

- Viết được sơ đồ tạo ảnh qua kính lúp, vẽ hình đường truyền của tia sáng trong sự tạo ảnh đó.

- Vận dụng công thức số bội giác của kính lúp để giải các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc nghiên cứu khoa học.

- Quan sát và lắng nghe y kiến của bạn.

 

doc 6 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 2339Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 11 - Tiết 64 - Bài 32: Kính lúp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64 Bài 32: KÍNH LÚP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tác dụng của các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, và về số bội giác của chúng.
- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp.
- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp và vẽ được đường truyền ánh sáng trong sự tạo ảnh đó.
2. Kỹ năng:
- Viết được sơ đồ tạo ảnh qua kính lúp, vẽ hình đường truyền của tia sáng trong sự tạo ảnh đó.
- Vận dụng công thức số bội giác của kính lúp để giải các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc nghiên cứu khoa học.
- Quan sát và lắng nghe y kiến của bạn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Một số kính lúp cho học sinh quan sát.
- Chuẩn bị bài giảng bằng powerpoint để cho học sinh quan sát một số hình ảnh ứng dụng của kính lúp.
2. Học sinh:
Ôn lại phần kiến thức về mắt và thấu kính đã học.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1 (3 phút): Ổn định tổ chức lớp, đặt vấn đề vào bài mới.
+ Ổn định tổ chức lớp, báo cáo sĩ số.
+ Đặt vấn đề vào bài mới.
 Trong cuộc sống, hay trong công việc thường ngày đòi hỏi chúng ta phải quan sát những vật thể, những chi tiết rất nhỏ của một số bộ phận, dụng cụ mà mắt thường ta không thể quan sát rõ ràng. Vậy để phóng to chúng hơn, giúp việc quan sát rõ ràng và chính xác hơn ta làm thế nào? Và có dụng cụ quang học nào hỗ trợ chúng ta? Để trả lời câu hỏi đó, cô và các em cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay.
Bài 32: Kính lúp
2. Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu tổng quát về các dụng cụ quang học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Hãy nêu điều kiện để mắt nhìn rõ một vật ?
♦ Trong một số trường hợp các vật mà ta quan sát có góc trông nhỏ thì ta phải dùng các dụng cụ quang học có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật.
Thông báo đại lượng đặc trưng cho tác dụng đó là số bội giác.
- Yêu cầu HS viết công thức số bội giác ?
- Cho biết G phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Cho biết các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt chia thành mấy nhóm ?
♦ Trong trường hợp vật có góc trông nhỏ ta phải sử dụng dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có 2 trường hợp vật có góc trông nhỏ:
+ Vật nhỏ
+ Vật ở xa
Dựa vào đó mà người ta phân các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt thành 2 nhóm. 
♦ Giới thiệu hình ảnh các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt: kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, ống nhòm. 
+ Vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt: Cc → Cv.
+ Góc trông lớn hơn hay bằng năng suất phân ly.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu
- G phụ thuộc vào:
+ Yếu tố thuộc về vật: độ lớn, vị trí
+ Yếu tố thuộc về kính: tiêu cự
+ Yếu tố thuộc về mắt: các điểm Cc, Cv và vị trí đặt mắt.
- Các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt phân thành 2 nhóm:
+ Quan sát vật nhỏ: kính lúp, kính hiển vi,.
+ Quan sát vật ở xa: kính thiên văn, ống nhòm, .
- Theo dõi, lắng nghe.
I. Tổng quát các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt:
1. Tác dụng:
2. Số bội giác:
 (1)
 nhỏ)
Trong đó:
là góc trông ảnh qua kính.
là góc trông vật có giá trị lớn nhất.
3. Phân loại: chia thành 2 nhóm
 + Quan sát vật nhỏ: kính lúp, kính hiển vi,.
+ Quan sát vật ở xa: kính thiên văn, ống nhòm, .
ĐVĐ: Vậy kính lúp có công dụng và cấu tạo như thế nào ?
3. Hoạt động 3 (12 phút): Tìm hiểu về kính lúp:
♦ Giới thiệu kính lúp cho HS quan sát. Yêu cầu HS sử dụng kính lúp quan sát các con chữ trong sách giáo khoa và rút ra nhận xét ?
- Kính lúp là gì ?
- Cấu tạo của kính lúp ?
♦ Giới thiệu hình ảnh về công dụng của kính lúp và một số dạng khác của kính lúp như: kính lúp để bàn, kính lúp bỏ túi 
ĐVĐ: Chúng ta vừa tìm hiểu xong công dụng và cấu tạo của kính lúp, vậy sự tạo ảnh qua kính lúp như thế nào ?
- Để tạo ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật qua TKHT thì vật phải đặt ở đâu?
♦ Phim học tập minh họa sự tạo ảnh qua kính lúp.
- Để mắt có thể nhìn thấy ảnh thì phải điều chỉnh cho ảnh hiện lên trong khoảng nào?
- Lập sơ đồ tạo ảnh qua kính lúp và vẽ hình minh họa?
♦ Muốn quan sát rõ một vật qua kính, ta phải điều chỉnh vị trí của vật hoặc kính sao cho ảnh của vật hiện trong khoảng nhìn rõ của mắt. Cách quan sát và điều chỉnh như vậy gọi là cách ngắm chừng.
 Điều chỉnh vị trí vật hoặc kính để ảnh hiện lên ở điểm Cc gọi là ngắm chừng ở Cc.
 Điều chỉnh sao cho ảnh hiện lên ở điểm Cv gọi là ngắm chừng ở Cv, với người mắt tốt điểm Cv ở vô cực gọi là ngắm chừng ở vô cực.
- Khi quan sát vật trong một thời gian dài ta nên dùng cách ngắm chừng nào? Tại sao?
- Thực hiện yêu cầu, rút ra nhận xét:
+ Ảnh mà mắt ta nhìn thấy qua kính lúp là ảnh ảo, cùng chiều lớn hơn vật
+ Thấu kính dùng là thấu kính hội tụ
- Kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.
- Là TKHT (hay hệ ghép tương đương) có f nhỏ (cỡ cm)
- Theo dõi, lắng nghe.
d' < 0
d < f
A’’B’’
O
A’B’
Ok
AB
- Vật phải đặt trong khoảng từ O đến F
A’’
Cc
Cv
A’
B’
F’
F
B
Ok
A
B’’
- Quan sát, theo dõi bài học.
- Để mắt nhìn thấy ảnh thì ảnh phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt: Cc → Cv của mắt.
- Thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe, theo dõi, ghi chép bài.
- Dùng cách ngắm chừng ở cực viễn, vì khi đó mắt không phải điều tiết nên mắt không bị mỏi.
II. Công dụng và cấu tạo của kính lúp:
1. Định nghĩa: Sgk - 204
2. Cấu tạo:
Kính lúp là TKHT có f nhỏ (cỡ cm)
III. Sự tạo ảnh bởi kính lúp:
* Lập sơ đồ tạo ảnh:
Hình vẽ minh họa:
* Cách ngắm chừng:
+ A’ ≡ Cc: ngắm chừng ở Cc (mắt nhanh mỏi)
+ A’ ≡ Cv: ngắm chừng ở Cv (mắt lâu mỏi)
+ A ≡ F: ngắm chừng ở vô cực.
ĐVĐ: Đại lượng đặc trưng cho tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật là số bội giác. Số bội giác của kính lúp được xác định như thế nào?
4. Hoạt động 4 (15 phút): Tìm hiểu về số bội giác của kính lúp:
Thông báo định nghĩa số bội giác của kính lúp
- Để tính G ta phải xác định được những đại lượng nào? 
- Từ hình vẽ xác định và tính ?
O
B
A
Đ
Vật đặt tại điểm Cc, a0 
- Từ hình vẽ xác định và tính ?
A’’
Cc
Cv
A’
B’
F’
F
B
Ok
A
B’’
- Rút ra biểu thức xác định G của kính lúp?
- Ngắm chừng ở vô cực, từ hình vẽ xác định và tính ? 
O
B
A
A’∞
B’∞
- Rút ra biểu thức tính G∞?
- Ngắm chừng ở Cc, quan sát hình vẽ rút ra biểu thức xác định Gc ?
A’’
B’’
O
F
B
Ok
A
│d'│
A’≡ Cc
B’
- Số bội giác của kính lúp là tỉ số giữa góc trông ảnh qua kính với góc trông vật trực tiếp bằng mắt khi vật đặt tại điểm cực cận của mắt.
- Phải xác định được và 
+ = AB / Đ
+ 
+ 
+ Trường hợp này Đ, từ công thức tổng quát, suy ra:
IV. Số bội giác của kính lúp:
= AB / Đ; 
Tổng quát:
 (2)
Trong đó:
= OkA’: khoảng cách từ kính đến ảnh
= OOk: khoảng cách từ kính đến mắt
- Ngắm chừng ở vô cực:
 (3)
- Ngắm chừng ở Cc:
 (4)
5. Hoạt động 5 (10 phút): Vận dụng, củng cố bài học:
Làm bài tập ví dụ trang 207 – sgk
- Yêu cầu HS đọc và tóm tắt đầu bài
- Lập sơ đồ tạo ảnh
♦ Áp dụng công thức:
Tìm đại lượng chưa biết.
- G∞ được xác định bằng công thức nào?
- Nhận xét giờ học, nhắc lại trọng tâm bài học
- BTVN: 3, 4, 5 sgk - 208, bài tập trong sách bài tập.
- Thực hiện yêu cầu
Tóm tắt:
OCc = 15cm, Cv ở vô cực
f = 5cm, = 10cm
a) d = ?
b) G∞ = ?
Giải: a) d = ?
- Giả sử khoảng đặt vật là MN
+ Ngắm chừng ở vô cực
d' ≡ ∞
d < f
A’’B’’
O
A’B’
Ok
AB
Ta có: 
Suy ra dM = f = 5cm
+ Ngắm chừng ở Cc:
d' ≡ Cc
d < f
A’’B’’
O
A’B’
Ok
AB
d' = -OkCc = - (OCc - OOk) = - 5cm
dN = 2,5cm
Kết luận: d = [ 2,5 ÷ 5 ]cm 
+ 
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu về nhà.
- Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết Bài 32.doc