I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.
- Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện.
- Biết cách làm nhiễm điện các vật.
2. Kĩ năng
- Vận dụng thuyết êlectron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
- Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Xem SGK Vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS.
- Chuẩn bị phiếu câu hỏi.
2. Học sinh
Ôn tập kiến thức đãc học về điện tích ở THCS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1: On định lớp.
Hoạt động2 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ :
-Điện tích điểm là gì ?
-Phát biểu, biết biểu thức của định luật Cu-lông ?
- Hằng số điện môi của một chất cho ta biết điều gì ?
Hoạt động 3 (20 phút) : Tìm hiểu thuết electron.
Bài 2: THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH Tiết 2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích. - Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện. - Biết cách làm nhiễm điện các vật. 2. Kĩ năng - Vận dụng thuyết êlectron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện. - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Xem SGK Vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS. - Chuẩn bị phiếu câu hỏi. 2. Học sinh Ôn tập kiến thức đãc học về điện tích ở THCS. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1: Oån định lớp. Hoạt động2 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : -Điện tích điểm là gì ? -Phát biểu, biết biểu thức của định luật Cu-lông ? - Hằng số điện môi của một chất cho ta biết điều gì ? Hoạt động 3 (20 phút) : Tìm hiểu thuết electron. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản -Cấu tạo của nguyên tử gồm mấy hạt ? -Trong hạt nhân có cấu tạo gồm mấy hạt ? *Thông báo: - Ê có điện tích –1,6.10-19 C và khối lượng 9,1.10-31 kg. -Prôtôn có đtích + 1,6.10-19 C và khối lượng là 1,67.10-27 kg . -Notrôn có khối lượng xấp xỉ bằng khối lượng của prôtôn . -Số prôtôn trong hạt nhân bằng số ê quay quanh hạt nhân nên độ lớn điện tích (+) của hạt nhân bằng độ lớn của đtích (-) của ê ----> ngtử trung hoà ở trabg5 thái trung hoàvề điện. -Vì đtích của ê và đtích của prôtôn là điện tích nhỏ nhất nên gọi chúng là những điện tích ngtố. -Giới thiệu thuyết êlectron. -Giải thích sự nhiểm điện của các vật (như nội dung) -Nguyên tử có cấu tạo gồm 1 hạt nhân mang điện tích (+) và ê mang đtích (-) chuyển động xung quanh hạt nhân. -Trong hạt nhân gồm 2 loại hạt rất nhỏ: nơtrôn không mang điện và prôtôn mang điện (+) -Lắng nghe và tiếp thu và ghi nhận vào vỡ. -Tiếp thu thuyết êlectrôn. -Lắng nghe Gv giải thích. I. Thuyết electron 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố a) Cấu tạo nguyên tử Gồm: hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân cấu tạo bởi hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương. Electron có điện tích là -1,6.10-19C và khối lượng là 9,1.10-31kg. Prôtôn có điện tích là +1,6.10-19C và khối lượng là 1,67.10-27kg. Khối lượng của nơtron xấp xĩ bằng khối lượng của prôtôn. Số prôtôn trong hạt nhân bằng số electron quay quanh hạt nhân nên bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện. b) Điện tích nguyên tố Điện tích của electron và điện tích của prôtôn là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là điện tích nguyên tố. 2. Thuyết electron + Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hoà về điện. Nếu nguyên tử bị mất đi một số electron thì tổng đại số các điện tích trong nguyên tử là một số dương, nó là một ion dương. Ngược lại nếu nguyên tử nhận thêm một số electron thì nó là ion âm. + Khối lượng electron rất nhỏ nên chúng có độ linh động rất cao. Do đó electron dễ dàng bứt khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật bị nhiễm điện. Vật nhiễm điện âm là vật thiếu electron; Vật nhiễm điện dương là vật thừa electron. Hoạt động4 (10 phút) : Vận dụng thuyết electron. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản -Hiểu thế nào là vật(chất) dẫn điện? Cho ví dụ ? -Hiểu thế nào là vật(chất ) dẫn điện ? Cho ví dụ ? *Thông báo: Nếu cho 2 quả cầu kim loại đã tích điện, ta đo được tổng số đtích của 2 quả cầu trước và sau khi tiếp xúc. Như vậy việc gắn dấu cho 2 loại đtích tuy là hình thức, nhưng giúp ta tính toán được các đtích theo phương thức đại số. *Thông báo và hỏi hs: Nếu đưa quả cầu A nhiễm điện (+) lại gần đầu M của thanh MN trung hoà điện. Ta thấy hiện tượng gì xẩy ra ở thanh NM ? -Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do. -Vật cách điện là vật không chứa các electron tự do. -Nghe GV thông báo. -Đầu M nhiễm điện (-) còn đầu N nhiễm điện (+)----> Sự nhiễm điện của thanh MN là sự ứng. II. Vận dụng 1. Vật dẫn điện và vật cách điện Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do. Vật cách điện là vật không chứa các electron tự do. Sự phân biệt vật dẫn điện và vật cách điện chỉ là tương đối. 2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc Nếu cho một vật tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó. 3. Sự nhiễm diện do hưởng ứng Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện thì đầu M nhiễm điện âm còn đầu N nhiễm điện dương. Hoạt động 5 (5 phút) : Nghiên cứu định luật bảo toàn điện tích. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản -Từ sự nhiễm điện do tiếp xúc, do hưởng ứng. Ta thấy tổng đại số các đtích trước và sau khi nhiễm điện là bằng nhau---->Chúng bảo toàn điện tích. -Giới thiệu định luật bảo toàn điện tích. -Nghe và tiếp nhận kiến thức. -Ghi nhận kiến thức. III. Định luật bảo toàn điện tích Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi. Hoạt động 6 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Hãy trả lời câu hỏi trong sgk từ câu 1----> 7. -Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập 5, 6 sgk và 2.1, 2.2, 2.5, 2.6 sách bài tập. -Nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi từ câu 1---->7 sgk -Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tài liệu đính kèm: