Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 19 đến tiết 35

Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 19 đến tiết 35

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

-Hiểu được các khái niệm lực, hợp lực.

-Biết cách xác định hợp lực của các lực đồng quy và phân tích 1 lực thành các lực thành phần có phương xác định.

 2. Kỹ năng:

-Biết giải các bài tập về tổng hợp và phân tích lực.

-Biết sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý đơn giản.

 3. Thái độ:

-Tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ.

-Ý thức bảo vệ môi trường.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

-Xem lại những kiến thức đã học về lực mà học sinh đã học ở lớp 6 và lớp 8.

-Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về quy tắc hình bình hành.

 2. Học sinh:

-Xem lại khái niệm về lực đã học ở lớp 6, biểu diễn lực bằng 1 đoạn thẳng có hướng học ở lớp 8.

 

doc 47 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 19 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾT 19 CHƯƠNG II : ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
 §13 LỰC TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
Ngày dạy: 
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
-Hiểu được các khái niệm lực, hợp lực.
-Biết cách xác định hợp lực của các lực đồng quy và phân tích 1 lực thành các lực thành phần có phương xác định.
 2. Kỹ năng:
-Biết giải các bài tập về tổng hợp và phân tích lực.
-Biết sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý đơn giản.
 3. Thái độ:
-Tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ.
-Ý thức bảo vệ môi trường.
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
-Xem lại những kiến thức đã học về lực mà học sinh đã học ở lớp 6 và lớp 8.
-Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về quy tắc hình bình hành.
 2. Học sinh:
-Xem lại khái niệm về lực đã học ở lớp 6, biểu diễn lực bằng 1 đoạn thẳng có hướng học ở lớp 8.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Nội Dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
23’
5’
1. Nhắc lại về lực:
 Vectơ lực được biểu diễn bằng một mũi tên:
-Gốc của mũi tên là điểm đặt của lực.
-Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.
-Độ dài của mũi tên biểu thị độ lớn của lực (theo một tỉ lệ xích nhất định).
2. Tổng hợp lực:
 Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của toàn bộ những lực ấy.
 Lực thay thế này gọi là hợp lực. Các lực được thay thế gọi là các lực thành phần.
 *Quy tắc tổng hợp lực: 
 Hợp lực của hai lực đồng quy được biểu diễn bằng đường chéo (kẻ từ điểm đồng quy) của hình bình hành mà hai cạnh là những vectơ biểu diễn hai lực thành phần.
 O 
3. Phân tích lực:
 Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời và gây hiệu quả giống hệt như lực ấy.
-Nhắc lại khái niệm về lực ?
-Nhận xét câu trả lời.
-Biểu diễn lực bằng 1 đoạn thẳng có hướng ?
-Gọi học sinh nhận xét .
-Nhấn mạnh tác dụng của lực.
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 13.1 và chỉ rõ lực mà dây treo tác dụng vào quả dọi, quả dọi tác dụng vào dây treo ?
-Gọi học sinh nhận xét .
-Giaó viên nhận xét.
-Hãy quan sát hình 13.2 và cho biết sà lan chịu tác dụng của những lực nào ?
-Có thể thay thế 2 chiếc canô này bằng 1 chiếc canô khác mà sà lan vẫn chuyển động như lúc chưa thay thế không ?
-Hãy nêu nhận xét về lực thay thế ?
-Thế nào là tổng hợp lực ?
-Nhận xét câu trả lời.
-Làm thí nghiệm minh họa về tổng hợp lực (tổ chức hoạt động theo nhóm)
-Nhận xét quả hoạt động của các nhóm.
-Từ thí nghiệm trên, ta rút ra kết luận gì ?
-Nhận xét và đưa ra quy tắc tổng hợp lực
-Cho vài ví dụ áp dụng quy tắc hình bình hành.
-Nếu phải tổng hợp nhiều lực đồng quy thì vận dụng quy tắc này như thế nào ?
-Hướng dẫn học sinh vận dụng quy tắc hình bình hành tìm hợp lực trong trường hợp nhiều lực 
-Giới thiệu quy tắc đa giác.
-Cho ví dụ về tổng hợp lực trường hợp hai lực và trường hợp nhiều lực.
-Đọc SGK phần 3.
-Phân tích lực là gì ?
-Cho ví dụ về phân tích lực ?
-Nhận xét câu trả lời.
-Học sinh phát biểu.
-Một học sinh lên bảng biểu diễn.
-Học sinh nhận xét.
-Hai học sinh lên bảng biểu diễn các lực đó bằng 1 đoạn thẳng có hướng.
-Học sinh nhận xét.
-Học sinh trả lời.
-Có thể.
-Lực thay thế là hợp lực của các lực được thay thế và sự thay thế đó là tổng hợp lực
-Học sinh dựa vào SGK trả lời
-Các nhóm dựa vào SGK làm thí nghiệm về tổng hợp lực và trình bày kết quả thí nghiệm.
-Trả lời dựa vào kết quả thí nghiệm và SGK.
-Lên bảng xác định.
-Học sinh tìm cách vận dụng quy tắc.
-Xem SGK và vận dụng quy tắc đa giác tổng hợp lực trong trường hợp hai lực và trường hợp nhiều lực.
-Đọc sách giáo khoa.
-Trả lời dựa vào SGK.
-Cho ví dụ về phân tích lực.
7’
* Củng cố:
*Dặn dò:
-Hãy giải bài tập 2 SGK. ?
-Hãy trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK?
-Nhận xét câu trả lời và bài giải trên bảng của học sinh.
-Câu hỏi 1, 2 trang 62 SGK.
-Chuẩn bị trước bài học 14 SGK.
-Một học sinh lên bảng giải bài tập 2 SGK, các học sinh còn lại giải bài tập này vào vở.
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
-Chuẩn bị cho bài sau.
Tiết :20 
§14 ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN
Ngày dạy: 
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
-Hiểu được nội dung và ý nghĩa của định luật I Niu-tơn.
 2. Kỹ năng:
-Biết vận dụng định luật để giải thích một số hiện tượng vật lý.
-Biết đề phòng những tác hại của quán tính trong đời sống, nhất là chủ động phòng chống tai nạn giao thông.
 3. Thái độ:
-Sự hứng thú trong học tập môn vật lý, lòng yêu thích khoa học.
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
-Dụng cụ minh hoạ thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê.
-Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về đệm không khí (nếu có).
 2. Học sinh:
-Ôn tập kiến thức về lực và tác dụng của lực..
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Nội Dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7’
3’
5’
10’
10’
1. Quan niệm của A-ri-xtốt:
-Muốn cho một vật duy trì được vận tốc không đổi thì phải có vật khác tác dụng lên nó.
2. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê:
-Thí nghiệm này cho thấy, nếu ta có thể loại trừ được các tác dụng cơ học lên một vật thì vật sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc vốn có của nó.
3. Định luật I Niu-tơn:
 Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
4.Ý nghĩa của định luật I Niu-tơn:
 Mỗi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình.Tính chất đó gọi là quán tính.Quán tính có hai biểu hiện:
-Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên.Vật có “ tính ì ”.
-Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. Vật chuyển động có “ đà “.
*Kiểm tra bài cũ:
-Phát biểu khái niệm lực, vectơ lực được biểu diễn như thế náo ?
Tổng hợp lực là gì ?Cho ví dụ về tổng hợp lực (học sinh áp dụng).
-Phát biểu quy tắc tổng hợp lực và phân tích lực ?Cho ví về phân tích lực (học sinh áp dụng).
-Nhận xét các câu trả lời.
-Tại sao khi đi xe đạp ta ngừng đạp xe không dừng ngay,sao không chạy mãi ?
-Hãy xem phần 1 trong SGK và cho biết quan niệm cuả A-ri-xtôt ? 
-Nhận xét câu trả lời.
-Mô tả thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê.
-Trình bày lập luận cuả Ga-li-lê ?
-So sánh quan niệm của A-ri-xtốt và quan niệm của Ga-li-lê?
-Nhận xét câu trả lời.
-Niu-tơn đã khái quát các kết quả quan sát và thí nghiệm đối với trạng thái đứng yên và chuyển động của các vật và phát biểu thành định luật.
-Giới thiệu cho học sinh về hệ cô lập và trường hợp vật chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0.
-Cho ví dụ về hệ cô lập và trường hợp vật chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0.
-Chia lớp thành 6 nhóm.
-Thí nghịêm minh hoạ định luật I Niu-tơn trên đệm không khí.Ý tưởng của thí nghiệm là tạo ra một vật chịu nhiều lực, nhưng tác dụng của những lực ấy bù trừ lẫn nhau.
-6 nhóm lần lượt thí nghiệm và báo cáo kết quả và nhận xét.
-Nhận xét.
 -Từ định luật I Niu-tơn có thể rút ra ý nghĩa gì không?
-Gợi ý cho học sinh:xe đạp đang chạy ta ngừng đạp; giật mạnh tờ giấy đặt dưới một cái ly nước.
-Hãy tìm ví dụ về những biểu hiện của quán tính ?
-Tại sao khi áo có bụi, ta rũ áo lại sạch bụi ?
-Người ta tra cán búa như thế nào ? Hãy giải thích.
-Bút máy tắt, ta vẩy cho ra mực. Hãy giải thích.
-Nhận xét và khẳng định các câu trả lời.
-Trong thực tế quán tính có lợi hay có hại ?
-Nhận xét.
-Xem SGK và cho biết hệ quy chiếu quán tính là gì ?
-Hệ quy chiếu gắn với mặt đất có thể coi một cách gần đúng là hệ quy chiếu quán tính.
-Trả lời và áp dụng quy tắc hình bình hành xác định lực tổng hợp.
-Phát biểu quy tắc và áp dụng quy tắc phân tích lực để phân tích một lực thành hai lực thành phần. 
-Trả lời.
-Trả lời dưạ vào SGK.
-Nghe và xem sách giáo khoa.
-Trình bày lập luận cuả Ga-li-lê.
-Theo A-ri-xtốt, một vật chỉ duy trì được chuyển động của mình nếu có các vật khác tác dụng lên nó(tức là quan niệm lực là nguyên nhân duy trì chuyển động). Còn Ga-li-lê thì cho rằng nếu loại trừ được các tác dụng cơ học lên một vật, vật đó vẫn có thể chuyển động thẳng đều.
-Lắng nghe.
-Thảo luận nhóm cho ví dụ.
-Thí nghiêm trên đệm không khí đo thời gian Δt1 và Δt2, nhận xetù 
-Thảo luận nhóm.
-Giữ nguyên trạng thái chuyển động.
-Giữ nguyên trạng thái đứng yên.
-Cho ví dụ về quán tính.
-Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi và giải thích vận dụng kiến thức về quán tính.
-Lắng nghe.
-Thảo luận nhóm và trả lời.
-Là một hệ quy chiếu mà trong đó vật cô lập có gia tốc bằng 0.
10’
*Củng cố và dặn dò:
 -Trả lời các câu hỏi 1®7 sách giáo khoa.
-Nhận xét câu trả lời của học sinh.
-B,C sai vì nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các vật khác đang tác dụng vào vật đó đều ngừng tác dụng thì theo định luật I Niu-tơn vật sẽ chuyễn động thẳng đều.
-Chuẩn bị trước bài 15.
-Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
-Bài tập 1 câu D đúng.
-A sai vì mọi vật đều có quán tính nên không vật nào có thể lập tức dừng lại được.
TIẾT 21
§15 ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
-Hiểu được rõ mối quan hệ giữa các đại lượng gia tốc, lực, khối lượng thể hiện trong định luật II Niiu-tơn.
 2. Kỹ năng:
-Biết vận dụng định luật II Niu-tơn và nguyên lý độc lập của tác dụng để giải các bài tập đơn giản.
 3. Thái độ:
-Sự hứng thú trong học tập môn vật lý, lòng yêu thích khoa học.
-Tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ.
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
-Xem lại kiến thức: Khái niệm về khối lượng (ở lớp 6) và khái niệm lực trong bài trước.
 2. Học sinh:
-Ôn lại khái niệm khối lượng và khái niệm lực..
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Nội Dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7’
-Phát biểu định luật I Niu-tơn và ý nghĩa của định luật I Niu-tơn ?
-Nêu khái niệm khối lượng và khái niệm lực?
-Nhận xét câu trả lời của học sin ... hiệm vụ cho từng nhóm.
-Bao quát lớp.
-Nhắc nhở lớp.
-Giải đáp thắc mắc của các nhóm.
-Kiểm tra toàn bộ dụng cụ thí nghiệm.
-Lắng nghe và tham khảo sách giáo khoa.
-Trình bày các đặc điểm của lực ma sát trượt và ma sát nghỉ cực đại.
-Học sinh trình bày.
-Suy nhgĩ, nhớ lại và trình bày công thức.
-Trình bày công thức.
-Cả lớp chú ý theo dõi.
-Suy nghĩ, thảo luận nhóm.
-Thống nhất phương án khả thi.
-Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm và nhiệm vụ.
-Lắp ráp thí nghiệm.
-Bố trí thí nghiệm.
-Tiến hành đo.
-Ghi kết quả thí nghiệm.
-Xử lí kết quả thí nghiệm tạm thời.
-Thu dọn và trả dụng cụ thí nghiệm.
4’
*Củng cố:
-Trả lời câu hỏi 1 SGK ?
-Nhận xét câu trả lời của học sinh.
-Trả lời câu hỏi 2 SGK ?
-Nhận xét câu trả lời của học sinh.
-Trả lời câu hỏi 3 SGK ?
-Nhận xét câu trả lời của học sinh. 
-Suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời.
-Suy nghĩ,thảo luận nhóm và trả lời.
-Suy nghĩ,thảo luận nhóm và trả lời. 
1’
*Dặn dò:
-Về nhà viết báo cáo thí nghiệm tiết tới nộp.
-Chuẩn bị trước bài thực hành 25, tiết tới thí nghiệm phương án 2.
-Lắng nghe và ghi chú các yêu cầu của giáo viên.
Tiết :34 
§ 25 THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT (tiếp theo)
Ngày dạy :
A. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
-Củng cố kiến thức về lực ma sát giưã hai vật; phân biệt ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát nghỉ cực đại, lực ma sát trong mặt phẳng nghiêng.
-Nắm vững cách dùng lực kế, máy đo thời gian hiện số .
 2. Kỹ năng :
-Củng cố và nâng cao kỹ năng thí nghiệm, phân tích số liệu, lập được báo cáo hoàn chỉnh đúng thời hạn.
-Rèn luyện năng lực tư duy thực nghiệm, biết phân tích ưu, nhược điểm của các phương án để lưạ chọn, khả năng làm việc theo nhóm.
 3. Thái độ : 
-Tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ .
-Tính trung thực trong khoa học.
B. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
-Làm trước cả hai thí nghiệm.
-Bài soạn: Câu hỏi định hướng thảo luận chọn phương án;dự kiến phương án sẽ chọn; dự kiến cấu trúc bảng số liệu; dự kiến phân nhóm; dự báo vướng mắc của học sinh khi giải quyết.
-Dụng cụ: 
 +Mặt phẳng nghiêng có thước đo góc.
 +Trụ kim loại có F=3 cm.
 +Máy đo thời gian hiện số.
 +Thước thẳng có GHĐ 800 mm.
Hoặc
 +Tấm ván phẳng.
 +Khối gỗ chữ nhật.
 +Thước đo có độ chia nhỏ nhất 1 mm.
 +Lực kế có GHĐ 10 N.
-Phòng, lớp, bàn phẳng, ghế và các phụ kiện khác.
 2. Học sinh :
-Đọc SGK trước khi làm thí nghiệm, suy nghĩ về cơ sở lý thuyết của cả hai phương án, chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc.
-Có thể tham gia chế tạo các dụng cụ đơn giản theo yêu cầu của giáo viên.
-Chuẩn bị giấy để viết báo cáo.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
Nội Dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
5’
15’
15’
1. Mục đích: (SGK)
2.Cơ sở lí thuyết:
-Hệ số ma sát 
-Hệ số ma sát nghỉ cực đại và hệ số ma sát trượt.
-Vật chuyển động đều khi chịu tác dụng của các lực cân bằng.
-Gia tốc của vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
và 
3.Phương án thí nghiệm 2:
-Dụng cụ thí nghiệm:
+Tấm ván phẳng.
+Khối gỗ chữ nhật.
+Thước đo có độ chia nhỏ nhất 1 mm.
+Lực kế có GHĐ 10 N.
-Tiến hành thí nghiệm:
+Đo hệ số ma sát nghỉ cực đại:như hình 25.3.
(Thực hiện 3 lần đo)
+Đo hệ số ma sát trượt: như hinh25.4.
(Thực hiện 3 lần đo)
-Lập bảng ghi số liệu:
-Xử lí số liệu:
+Tính hệ số ma sát nghỉ cực đại và hệ số ma sát trượt.
+Tính giá trị trung bình của m cùng với sai số.
-Giới thiệu mục đích thí nghiệm.
-Hãy nhắc lại các đặc điểm của lực ma sát trượt và ma sát nghỉ cực đại ?
-Nhắc lại kiến thức về cân bằng lực ?
-Công thức xác định gia tốc của một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng ?
-Công thức đường đi của chuyển động thẳng biến đổi đều ?
-Nhận xét. 
-Giới thiệu cách dùng và công dụng của các dụng cụ. –Chia lớp thành 6 nhóm.
-Bằng một số dụng cụ đã cho và kiến thức đã học hãy đưa ra phương án tiến hành thí nghiệm đáp ứng yêu cầu của bài thực hành.
-Nhận xét phương án. 
-Giao dụng cụ thí nghiệm và nhiệm vụ cho từng nhóm.
-Bao quát lớp.
-Nhắc nhở lớp.
-Giải đáp thắc mắc của các nhóm.
-Kiểm tra toàn bộ dụng cụ thí nghiệm. 
-Lắng nghe và tham khảo sách giáo khoa.
-Trình bày các đặc điểm của lực ma sát trượt và ma sát nghỉ cực đại.
-Học sinh trình bày.
-Suy nhgĩ, nhớ lại và trình bày công thức.
-Trình bày công thức.
-Chú ý lắng nghe.
-Hoạt động theo nhóm.
-Thảo luận nhóm đề ra các phương án thí nghiệm, sau đó thống nhất phương án khả thi nhất. 
-Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm và nhiệm vụ.
-Lắp ráp thí nghiệm.
-Bố trí thí nghiệm.
-Tiến hành đo.
-Ghi kết quả thí nghiệm.
-Xử lí kết quả thí nghiệm tạm thời.
-Thu dọn và trả dụng cụ thí nghiệm. 
4’
*Củng cố:
-Trả lời câu hỏi 1 SGK ?
-Nhận xét câu trả lời của học sinh.
-Trả lời câu hỏi 2 SGK ?
-Nhận xét câu trả lời của học sinh. 
-Suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời.
-Suy nghĩ,thảo luận nhóm và trả lời. 
1’
*Dặn dò:
-Về nhà viết báo cáo thí nghiệm tiết tới nộp. 
-Làm bài tập tiết tới là tiết bài tập.
-Lắng nghe và ghi chú các yêu cầu của giáo viên. 
Tiết :35 :
BÀI TẬP
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
-Hiểu phương pháp giải bài tập động lực học.
-Vẽ được hình biểu diễn các lực chi phối chuyển động cuả vật.
 2. Kỹ năng :
-Biết vận dụng các các định luật Niu-tơn để giải bài toán về chuyển động cuả vật.
-Tư duy lôgic và giải bài tập.
 3. Thái độ : 
-Tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ .
B. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
-Xem lại:Các định luật Niu-tơn, tổng hợp và phân tích lực, lực ma sát, lực hướng tâm.
 2. Học sinh : 
-Ôn tập về : Các định luật Niu-tơn, tổng hợp và phân tích lực, lực ma sát, lực hướng tâm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
Nội Dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7’
*Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày khái niệm lực quán tính,biểu thức và đặc điểm của lực quán tính?
-Trình bày khái niệm, biểu thức của lực hướng tâm, lực quán tính li tâm ?
-Thế nào là hệ vật, nội lực và ngoại lực ?
-Nhận xét và cho điểm.
-Trình bày khái niệm lực quán tính,biểu thức và đặc điểm của lực quán tính.
-Trình bày khái niệm, biểu thức của lực hướng tâm,lực quán tính li tâm.
-Trả lời câu hỏi.
3’
4’
6’
6’
6’
5’
5’
1/97 Đáp án: B đúng.
2/97 Đáp án: B đúng.
3/97 P=mg=588 N.
Số chỉ của cân là lực F do người tác dụng lên cân.
a) F=P,thang máy chuyển động đều, a=0.
b) F=606N>P: thang máy có gia tốc hướng lên trên.
 a=F/m-g=0,3m/s2
(thang máy đi lên nhanh dần đều hoăc đi xuống chậm dần đều).
c) F=564<P:thang máy có gia tốc hướng xuống dướ.a=g-F/m=0,4m/s2 .
(Thang máy đi xuống nhanh dần đều hoặc đi lên chậm dần đều).
4/97 *Th 1: Chuyển động đều: a=0; T=P=2,94 N.
*Th 2:Chuyển động chậm dần đều: a=gtga=1,38m/s2
T=mg/cosa=2,97 N.
*Th 3:Chuyển động nhanh dần đều: a=0,69m/s2 
T=mg/cosa=2,95 N.
2/102 Ta có:Fht=Ptga mà Fht=mw2R=m(2pf)2lsina
vòng/s
2/109 a)Gia tốc của hệ.
F=(m+m1+m2)(a+mg)
=62100N
b)Toa 2:
Toa 1:mà
 nên 
4/109 Nếu :
-m1>m2(sina +mcosa):vật 1 đi xuống kéo vật 2đi lên.
-m1<m2(sina -mcosa): vật 2 đi xuống kéo vật 1đi lên
- m2(sina -mcosa)<m1< m2(sina +mcosa): hệ ở trạng thái cân bằng.
-Hãy đọc bài tập 1 và chọn câu đúng ?
-Giải thích vì sao chọn phương án trên ?
-Nhận xét và kết luận.
-Chọn đáp án đúng cho bài tập 2/97 ?
-Hãy nêu cách chọn chỉ số lực kế.
-Nhận xét và kết luận.
-Hãy xác định dữ kiện và yêu cầu đề bài ?
-Số chỉ của cân cho ta biết gì ?
-Hướng giải bài toán này ?
-Gọi 3 học sinh, mỗi em giải 1 câu.
-Bao quát lớp, theo dõi, gợi ý hướng dẫn học sinh.
-Gia tốc có chiều như thế nào ?(Thang máy đi lên hay đi xuống)
-Nhận xét các kết quả và kết luận.
-Đọc và tóm tắt đề 4/97 ?
-Trả lời các trường hợp câu hỏi a ?
-Nhận xét và kết luận.
-Làm thế nào để xác định được gia tốc và lực căng của dây treo ?
-Nhận xét,kết luận và gọi 3 học sinh giải 3 trường hợp.
-Nhận xét kết quả.
-Xác định dữ kiện và yêu cầu đề bài ? 
-Tính số vòng/s là tính gì ?
-Xác định công thức liên quan ?
-Nhận xét,kết luận.
-Theo hình hãy xác định Fht
-Nhận xét và yêu cầu xác định f=?
-Nhận xét kết quả.
-Xác định dữ kiện và yêu cầu đề bài ? 
-Biểu diễn các vectơ lực và nhận xét ?
-Gia tốc của hệ xác định như thế nào ?
-Gợi ý .
-Để xác định lực căng T ta xét riêng từng vật.
-Gợi ý và hướng dẫn.
-Đọc đề bài 4 và cho biết có mấy khả năng xảy ra.
-Gợi ý,dựa vào hình 24.3 muốn biết m2 chuyển động như thế nào thì so sánh P1 với (P2x+Fms)
-Nhận xét và kết luận.
-Đọc đề, suy nghĩ và chọn câu đúng.
-Giải thích việc chọn phương án.
-Đọc đề, suy nghĩ, giải tìm chỉ số lực kế.
-Trình bày cách giải bài tập.
-Đọc và tóm tắt đề.
-Lực do người tác dụng lên cân.
-xét trong hệ quy chiếu quán tính hoặc phi quán tính.
-Trình bày các bài giải.
-Các học sinh còn lại theo dõi.
-Đọc tóm tắt đề.
-Quan sát hình 21.8 trả lời câu hỏi a.
-Suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời.
-Xác định a và T.
-Đọc và tóm tắt đề.
-Tần số f.
-Trình bày các công thức liên quan đến f.
-Xác định Fht
-Đọc và tóm tắt đề.
-Trọng lực của đầu tàu và của cáctoa cân bằng với phản lưc pháp tuyến nên ta chỉ xét các lực nằm ngang.
-Suy nghĩ, nhớ lại và phát biểu.
-Xác định a và T.
-Đọc và suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời.
-Chú ý.
-Tìm phạm vi giá trị m1 để xảy ra các khả năng trên.
3’
*Củng cố:
-Khi giải bài toán cần đọc kĩ đề,tóm tắt đề,xác định công thức liên quan đến các dữ kiện đề cho.
-Khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm cần xét tất cả các phương án đề cho,sau đó loại các phương án sai.
-Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phải dựa vào các định nghĩa,định luật, các công thức....
*Dặn dò:
-Về nhà học bài và làm các bài tập chuẩn bị thi học kì I. 
-Tuần sau thi học kì I.
-Lắng nghe và ghi những vấn đề cần thiết.
-Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat ly 10.doc