Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 1 đến tiết 70

Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 1 đến tiết 70

A. PHẦN CHUẨN BỊ

 I.Mục đích yêu cầu.

 1. Kiến thức, kỹ năng, tư duy

 - Hiểu được thế giới động vật đa dạng và phong phú ( Về loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống).

 - Xác định được nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có thế giới động vật đa dạng, phong phú.

 - Rèn kỹ năng nhận biết động vật qua các hình vẽ và liên hệ thực tế.

 - Kỹ năng làm việc với sgkvà hoạt động nhóm.

 

doc 238 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 1 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12-12-08
Ngày dạy:15-12-08 7B
Ngày dạy:17-12-08 7C
Tiết 1. Thế giới động vật đa dạng, phong phú
A. Phần chuẩn bị
 I.Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức, kỹ năng, tư duy
 - Hiểu được thế giới động vật đa dạng và phong phú ( Về loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống).
 - Xác định được nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có thế giới động vật đa dạng, phong phú.
 - Rèn kỹ năng nhận biết động vật qua các hình vẽ và liên hệ thực tế.
 - Kỹ năng làm việc với sgkvà hoạt động nhóm.
 2 Giáo dục tư tưởng tình cảm
 - Có ý thức yêu quí nguồn tài nguyên ĐV bảo vệ ĐV bảo vệ môi trường
 II. Chuẩn bị:
 1 GV : Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.
 2 HS : Đọc trước bài ,sưu tầm tranh ảnh ĐV quí hiếm. 
B. Phần thể hiện trên lớp
 I. ổn định tổ chức (1)
 Giáo viên kiểm tra sĩ số
 Nêu yêu cầu đối với bộ môn : Có SGK, vở ghi, vở bài tập.
 Quy định nhóm thảo luận và các yêu cầu khác.
II.Day bài mới :
 GV:Thế giới động vật rất đa dạng và phong phú. Nước ta ở vùng nhiệt đới tài nguyên rừng và biển được thiên nhiên ưu đãi cho một thế giới động vật mà nhiều quốc gia trên thế giới không thể có.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
?
HS
?
HS
?
GV
?
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
HS
GV
?
?
HS
? 
HS
GV
?
*Hoạt động 1
- Mục tiêu: Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú về số lượng cá thể.
- Tiến hành:
Qua thực tế em hãy cho biết ĐV có thể tồn tại và phát triển ở những môi trường nào?
Có ở khắp nơi trên trái đất: Sa mạc, rừng, biển, địa cực, trên cơ thể sống khác.
Sự đa dạng của ĐV được thể hiện cụ thể ntn?
Nghiên cứu thông tin SGK + Quan sat H 1.1 và 1.2
Trả lời câu hỏi. Sự phong phú của ĐV về số lượng loài khoảng 1,5 triệu loài, kích thước khác nhau.
Có những loài mới được phát hiện: Sao la, mang lớn ( VN ).
Riêng vẹt trên thé giới có tới 316 loài khác nhau. ở VN có khoảng > 700 loài chim , gần 275 loài thú, 260 loài bò sát trên 2000 loài cá khoảng 7000 loài côn trùng, trên 2000 loài động vật không xương sống.
 Lấy VD minh hoạ sự đa dạng về kích thước hình dạng của ĐV?
Cho HS quan sát 1 số tranh ảnh về ĐV có kích thước hình dạng khác nhau.
Nêu những lối sống của những ĐV mà em biết?
Bơi lội, leo trèo, bay lượn, sống ký sinh...
Yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện lệnh SGK.
Kể tên những loài ĐV trong:
 - Một mẻ lưới kéo ở biển
 - Tát một ao cá
Đánh bắt ở hồ 
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét bổ xung
Vào mùa hè ban đểmtên những cánh đồng có những loài vật nào phát ra tiếng kêu?
ếch, dế mèn, sâu bọ
Em có nhận xét gì về số lượng cá thể bầy ong, đàn kiến, đàn bướm?
Số lượng rất đông.
Tự rút ra kết luận về sự đa dạng của ĐV?
Ngoài những ĐV sống trong tự nhiên hoang dã có một số ĐVđược con người thuần hoá thành vật nuôi có nhiều đặc điểm phù hợp nhu cầu của con người.
* Hoạt động2
Mục tiêu: Tìm hiểu sự đadạng về môi trường sống.
Tiến hành:
Quan sát H.1.4 hoàn thành bài tập điền chú thích.
 + Dưới nước: Cá, tôm, cua
 + Trên cạn: Voi, gà, hươu, cho
 + Trên không: Các loài chim
Cho HS chữa nhanh bài tập.
 Thảo luận trả lời câu hỏi
Nguyên nhân nào khiến ĐV nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, nam cực?
Khí hậu nóng ẩm, TV phong phú phát triển mạnh do đó thức ăn nhiềuvà nhiệt độ phù hợp cho ĐV phát triển?
ĐV nước ta có đa dạng và phong phú không? Tại sao?
Nước ta ĐV cũng phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Mở rông: Số lượng loài ĐV hiện biết ở VN.
Cho VD chứng mính sự phong phú về môi trường sống của ĐV?
Nêu một số ĐV sống ở 
 - Sa mạc
Địa cực
Rừng
Biển, đáy bùn
Kết luận về môi trường sống của ĐV? Tại sao ĐV phân bố được ở nhiều nơi?
1. Đa dạng loài và phong phúvề số lượng cá thể. (25)
- Động vậtcó số lượng loài rất lớn 
( 1,5 triệu loài đã phát hiện )
Các loài ĐV đa dạng về kích thước, lối sống – Loài rất lớn: Cá heo, voi
 _ Loài rất nhỏ : ĐVNS, vi khuẩn
Sống bơi lội , ký sinh, leo trèoở những môi trường sống khác nhau.
- Số lượng cá thể trong loài rất nhiều.
* Kết luận: Thế giới ĐV rất đa dạng về loài, lối sốngvà số lượng cá thể trong loài.
2. Đa dạng về môi trường sống.
( 12)
ĐV có ở khắp nơi trên trái đất:
Sa mạc khô nóng
Vùng địa cực
Rừng
Biển
Do chúng có cấu tạo và tập tính thích nghi với mọi môi trướng sống.
* Kiểm tra -Đánh giá: ( 5)
 HS đọc kết luận SGK
 Bài tập:
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
ĐV có ở kháp nơi là do:
Chúng có khả năng thích nghi cao
Sự phân bố có sẵn từ xa xưa
Do con người tác động
Cả a, b, c đều sai
ĐV đa dạng phong phú do:
Số lượng cá thể nhiều
Sinh sản nhanh
Số loài nhiều
ĐV có thể di cư những nơi xa đến
ĐV sống ở khắp nơi trên trái đất
Con người lai tạo, tạo ra nhiều giống mới.
III. Hướng dẫn HS học bài và làm bài( 2)
 HS học bài theo câu hỏi SGK
 Kẻ bảng 1 trang 9 vào vở bài tập
 Làm bài tập phần Lệnh trang 8và trả lời câu hỏi 2 vào vở bài tập
 Ôn lại dấu hiệu đặc trưng của TV ( Đặc điểm sống của cây xanh SH 6) 
 Đọc trước bài 
	----------------------------------------------------------
Ngày soạn 	 Ngày dạy 
Tiết 2. Phân biệt động vật với thực vật- Đặc điểm chung của động vật
 A. Phần chuẩn bị
 I. Yêu cầu bài dạy.
 1. Kiến thức kỹ năng 
 	- HS nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.
 	- Nêu được đặc điểm chung của ĐV.
	- HS nắm được sơ lược cách phân chia giới ĐV.
 - Rèn kỹ năngquan sát so sánh phân tích tổng hợp kiến thức. Kỹ năng làm việc với SGK và hoạt động nhóm.
 2. Giáo dục tư tưởng tình cảm
	- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh phóng to H2.1 và H 2.2 SGK
 HS: Kẻ sẵn bảng T.9 SGK vào vở
	Đọc trước bài
B. Phần thể hiện khi lên lớp
 I. Kiểm tra bài cũ (5)
Câu hỏi : Kể tên những ĐV thường gặp ở địa phương?
 Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của ĐV?
Đáp án: Bò, lợn, gà, chim
 Cần bảo vệ môi trường sống của ĐV ( Rừng, sông, suối)chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ ĐV hoang dã.
 II. Dạy bài mới
 GV: Nếu đem so sánh con gà với cây đậu ta thấy chúng đều là những sinh vật, cơ thể sống. Song chúng thuộc 2 giơi SV khác nhau ( TV & ĐV). Vởy chúng khác nhau ở những đặc điểm cơ bản nào? Dựa vào đâu để nhận biết cơ thể ĐV?
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
GV
HS
GV
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
GV
HS
GV
HS
?
HS
GV
HS
HS
GV
HS
GV
HS
GV
?
 * Hoạt động 1
Mục tiêu: Qua so sánh sự khác nhau giữa ĐV & TV hiểu được đặc điểm chung của ĐV
Tiến hành:
Yêu cầu HS quan sát H 2.1 hoàn thành bảng T.9 SGK
Cá nhân quan sát hình vẽ, đọc chú thích- Ghi nhớ kiến thức.
 Trao đổi trong nhóm tìm câu trả lời.
Treo bảng phụ bảng 1
Đại diện nhóm lên bảng điền
Các nhóm khác nhận xét bổ xung
Ghi ý kiến bổ xung vào cạnh bảng
 Nhận xét thông báo kết quả
Tự theo dõi sữa chữa
ĐV giống TV ở điểm nào?
Cấu tạo từ tế bào lớn lên, sinh sản
ĐV khác TV ở điểm nào?
Đại diện nhóm trình bày 
 Nhóm khác nhân xét bổ xung
Vậy ĐV có những đặc điểm gì chung
Làm bài tập mục 2 T.10 SGK.
Chọn 3 đặc điểm cơ bản của ĐV
Ghi câu trả lời lên bảng khi HS trả lời.
Một vài HS trả lời HS khác bổ xung.
Thông báo đáp án đúng ( 1,3,4)
Tự theo dõi sữa chữa
Kết luận gì về đặc điểm chung của ĐV phân biệt với TV?
Tự rút ra kết luận
 * Hoạt động 2
Mục tiêu: Tìm hiểu sự phân chia giới ĐV
Tiến hành:
Giới thiệu: Giới ĐV được chia thành 20 ngành ( H.2.2 SGK T.12)
Chương trình SH 7 chỉ học 8 ngành cơ bản
 Nghe và ghi nhớ kiến thức
Kể tên những ĐV cơ bản
 + ĐV không xương sống:
 - ĐVNS
 - Ruột khoang
 - Các ngành giun
 - Thân mềm
 - Chân khớp 
 + ĐV có xương sống:
Cá
Lưỡng cư
Bò sát
Chim
Thú ( có vú)
 ĐV đa dạng và phong phú như vậy chúng có vai trò gì đối với đời sống con người.
Hoạt động nhóm hoàn thành bảng 2.
Cho lớp quan sát kết quả nhóm1,2 nhóm.
 Nhóm khác bổ xung
ĐV cung cấp nguyên liệu cho người ( Thực phẩm, lông, da, )
Đv dùng làm thí nghiệm ( Học tập nghiên cứu KH, thử nghiệm thuốc)
ĐV hỗ trợ con người ( LĐ, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh)
ĐV truyên bệnh 
Một số ĐV ký sinh gây bệnh (HIV, vi khuẩn lao)
ĐV có vai trò gì trong đời sống con người?
1.Đặc điểm chung của động vật. ( 10)
* So sánh ĐV và TV
Giống nhau:
 Đều có cấu tạo từ TB có sự lớn lên và sinh sản
Khác nhau:
 ĐV có khả năng di chuyển sống dị dưỡng có hệ thần kinh, giác quan, thành TB không có xenlulôzơ.
* Kết luận: ĐV có những đặc điểm phân biệt với TV.
Có khả năng di chuyển
Có hệ thần kinh và giác quan
Chủ yếu sống dị dưỡng
2. Sơ lược phân chia giới động vật (10)
Đv có trên 20 ngành trong đó có 8 ngành chủ yếu:
 + ĐVKXS : 7 ngành
 + ĐVCXS : 1 ngành
 3.Vai trò của động vật.(12)
- ĐV có vai trò nhiều mặt:
+ Cung cấp thực phẩm, nguyên liêu.
+ Dung trong thí nghiệm, nghiên cứu KH
+ Hỗ trợ con người trong lao động, thể thao giải trí bảo vệ an ninh.
Song có 1 số loài ĐV gây hại: Truyền bệnh sốt rét, viêm não nhật bản
Kiểm tra - đánh giá: (5)
 HS đọc phần kết luận
 ? Đặc điểm chung của ĐV ?
 HS: ĐV có khả năng di chuyển có TK giác quan và chủ yếu sống dị dưỡng.
 ? Kể tên những ĐV gặp ở xung quanh nơi em ở ( Nơi cư trú của chung)?
 ? Hãy nêu vai trò của ĐV đối với đời sống con người? 
	HS :ĐV có vai trò nhiều mặt: Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu ( lông da) làm vật thí nghiệm, nghiên cứu KH, giúp con người LĐ giải trí, bảo vệ an ninh Song có 1 số loài ĐV gây hại: Truyền bệnh sốt rét, viêm não nhật bản
III. Hướng dẫn HS học bài và làm bài: (3)
 HS học bài theo câu hỏi SGK
 Đọc mục em có biết
 Chuẩn bị bài sau:
Tìm hiểu đời sống ĐV xung quanh
Ngâm rơm cỏ khô trong bình nước trước 5 ngày
Lấy váng nước ao hồ ( Nơi có màu xanh lục)
Lấy rễ bèo nhật bản. 
Ngày soạn Ngày dạy 
Tiết3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh.
A. Phần chuẩn bị
 I. Yêu cầu bài dạy.
 1. Kiến thức kỹ năng 
 	-Thấy được ít nhất 2 đại diện diển hình cho nghành ĐVNS là trùng roi và trùng giày.
 	- Phân biệt hình dạng di chuyển của hai đại diện này.
	- Rèn kỹ năng sử dụng và quan sát mẫu và kính hiển vi.
	- Kỹ năng làm tường trình, viết thu hoạch.
 2. Giáo dục tư tưởng tình cảm
	 - Nghiêm túc tỉ mỉ , cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
 GV: Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau.
	Trùng đế giày, trùng roi, trùng biến hình.
 HS: Váng nước ao hồ, rễ bèo Nhật Bản.
	Đọc trước bài
B. Phần thể hiện khi lên lớp
Kiểm tra bài cũ ( Không )
Dạy bài mới:
GV: ĐVNS là những động vật có cấu tạo rất đơn giản. Cơ thể chỉ là 1 TB. Xuất hiện sớm nhất trên hành tinh (Đại nghuyên sinh )Nhưng khoa học phát hiện chúng khá muộn, mãi đến thế kỷ 17 nhờ sáng chế ra kính hiển vi Lơ Ven Húc ( Người Hà Lan ). Là người đầu tiên nhìn thấy động vật nguyên sinh.
Chúng có ở mọi nơi: Đất, nước, cơ thể sinh vật khác.(1)
Hoạt động củathầy , trò
Nội dung
GV
HS
GV
?
HS
GV
HS
? 
HS
HS
GV
HS
HS
GV
HS
GV
HS
GV
GV
HS
?
HS
*Hoạt động 1
Mục tiêu: Tìm hiểu hình dạng cách di chuyển của trùng hình.
Tiến hành:
Trong phạm vi tiết học chúng ta xẽ tìm hiểu về 1 vài ĐVNS thường gặp.
Đọc to thông tin SGK.
Để nhìn thấy trùng giày phải quan sát kính hiển vi có độ phóng đại 100- 300 lần.
 Trùng giầy sống ở đâu?
Váng nước cống rãnh hoặc nước ngâm rơm rạ.
Hướng dẫn HS thao ...  II.Chuẩn bị
 1.GV: Tranh ảnh một số động vật .
Bảng thống kê về cấu tạo và tầm quan trọng của một số đại diện 
 2. HS: Ôn lại tàon bộ kiến thức về ĐV có xương sống 
 B . phần lên lớp
 I Kiểm tra bài cũ : kiểm tra trong quá trình ôn tập 
 II Dạy bài mới 
2” GV: ? Nhắc lại các lớp động vật trong ngành động vật có xương sống ?
 HS : Cá,lưỡng cư,bò sát,chim,thú .	
38” * Hoạt động 1:
 1 Tìm hiểu sự tiến hoá của giới động vật 
 GV: Yêu cầu học sinh đọc sgk. Thảo luận nhóm lớn.
 Hoàn thành bảng 1 “Sự tiến hoá của giới động vật”
 GV: HS phải tìm nghành 
 -Đặc điểm tiến phải liên tục từ thấp đến cao.
 -Con đại diện phải điển hình.
 HS: Các nhóm cử đạu diện báo cáo .
 Nhóm khác nhận xét bổ xung .
 GV: Đưa bảng kiến thức chuẩn .
Đặc điểm
Cơ thể đơn bào
Cơ thể
đa bào
đối sứng toả tròn
 Đối
 Sứng 
Hai bên
Cơ thể mềm
Cơ thể mềm có vỏ đá vôi
Cơ thể có bộ xương ngoài băng vỏ ki tin
Cơ thể có bộ xương trong
Nghành
ĐVNS
Ruột khoang
Các nghành giun
Thân mềm
Chân khớp
ĐVCXS
đại diện 
Trùng roi
Thuỷ tức 
Giun đũa giun đất 
Trai sông 
Châu chấu
Cá chép ,ếch,thằn lằn bóng,chim bồ câu ,thỏ
 GV: HS theo rõi ND bảng trả lời câu hỏi.
?: Sự tiến hoá của giới động vật được thể hiện như thế nào.
 HS : Giới động vật đã tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp .
? Sự thích nghi của động vật với môi trường sống được thể hiện như thế nào .
 HS; Sự thích nghi của động vật : có loài bay lượn ( có cánh ),loài sống ở nước (có vây ) sống nơi khô cằn (dự trữ nước ).
? Thế nào là hiện tượng thứ sinh/ cho ví duỵ cụ thể.
 HS: Hiện tượng thứ sinh,quai lại sống môi trường tổ tiên.
Ví dụ : Cá voi sống ở nước .
*Hoạt động 2 ; 
 2. Tầm quan trọng trong thực tiễn của động vật .
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 2.
HS: Các lớp báo cáo kết quả.
Nhóm khác nhận xét bổ xung .
Tầm quan trọng trong 
 Tên bài
 thực tế 
ĐVKX sống 
ĐV có XS
động vật có ích 
-Thực phẩm (vậy nuôi ,đặc
 sản).
-Dược liệu.
-Công nghệ.
-Nông nghiệp.
-Làm cảnh.
-Trong tự nhiên
Tôm,cua, rươi, mực.
-San hô.
-Giun đũa.
Ngọc trai.
Nhện ong
Cá chim thúgấu ,khỉ,rắn,bò cày ,công trâu ,bò,gà,vẹt,cá chim.
Động vật có hại 
-Đối với nông nghiệp .
Đối với đời sống con người
Đối với sức khoẻ con người
Châu chấu ,sâu gai, bọ rùa,ruồi muỗi,giun đũa sán 
Chuột 
Rắn độc
?: Động vật có vai trò gì.
?: Động vật gây nên những tác hại như thế nào.
HS : Đa số động vật có lợi trong tự nhiênvà chi đời sống con người.
 Một số động vật có hại 
 *Kiểm tra đánh giá 4” 
 Dựa vào bảng 1 trình bầy sự tiến hoá của giới động vật .
 Nêu tầm quan trọng thực tiễn của động vật .
III Hướng dẫn học sinh học bài 1”
 Về nhà ôn tập các nội dung đã học .
 Chuẩn bị cho các bài thăm quan.
 Lọ bắt động vật , hộp chứa mẫu, kính lúp cầm tay.
 ---------------------------------------------------
Ngày soạn 20/4/08	Ngày dạy
 Tiết 67: Kiểm tra học kỳ II
 A. Phần chuẩn bị
 I. Yêu cầu bài dạy.
1.Kiến thức kỹ năng, tư duy:
 - Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của HS.
	 - Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức.
	 - Tổng hợp kiến thức.
2.Giáo dục tư tưởng tình cảm.
 - Giáo dục tính tự lực tự giác làm bài. 
. II.Chuẩn bị
 1.GV: ND + đề kiểm tra. 
 2. HS: Ôn lại và học bài. 
 B . phần lên lớp
 I ône định tổ chức: 
 	Kiểm tra sĩ số, phát đề kiểm tra.
 II Nội dung – Kiểm tra: 
Đề bài:
Câu 1: ( 1 điểm)
 Khoanh tròn vào đầu câu em cho là đúng:
Các nhóm ĐV co hình thức thụ tinh trong:
Cá chép, cá voi, thú mỏ vịt.
Cá chép, cá quả, cá trình.
Cá sấu, cá voi, thú mỏ vịt.
Cá heo, cá trình, cá voi.
Nhóm động vật có xương sống là động vật đẳng nhiệt:
Chim bồ câu, các, thú mỏ vịt.
Thú mỏ vịt, rắn ráo, cá voi.
Chuột chù, cú lợn, dơi.
Thú mỏ vịt, chim bồ câu, dơi.
Câu 2: ( 2 điểm ).
 Hãy chọn các lớp ở cột B ghép vào cột A sao cho phù hợp.
 	( VD: 1 – a )
Trả lời
Cột A: Đặc điểm hệ tuần hoàn.
Cột B: Các lớp ĐV.
Tìm 3 ngàn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Tìm 2 ngàn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Tìm 4 ngàn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Tìm 3 ngàn, tâm thất có vách hụt 2 vong tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
 a.Lớp chim.
b.Lớp thú.
 c.Lớp bò sát.
 d.Lớp cá.
e. Lớp lưỡng cư.
Câu 3: ( 3 điểm )
 Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim nồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu 4: ( 4 điểm )
 Thế nào là đấu tranh SH? Cho VD?
 Nêu những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục của biện pháp đấu tranh SH?
Đáp án:
Câu 1: 1 – c; 2 – c,d.
Câu 2: 1 – e; 2 – d; 3 – a,b; 4 – c.
Câu 3:
 Thân hình thoi, da khô phủ lông chi trước biến đổi thành cánh, có lông vũ bao phủ toàn thân , lông ống có phiến lông rộng, cánh và đuôi chim có vai trò là bánh lái, cánh chim khi xoè ra làm tăng diện tích quạt gió.
Câu 4:
 Đấu tranh sinh học là sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các SV có hại gây ra.
 VD: Mèo diệt chuột, chim ăn sâu
 - ưu điểm: - Hiệu quả.
 	- Không gây ô nhiễm môi 
 - Nhược điểm : - Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định 
	 - Không tiêu diệt triệt để SV có hại.
	 - Làm mất cân bằng quần xã
 III. Thu bài – Nhận xét.
Ngày soạn: 02/05/2009 Ngày dạy: 7A. 05/05/2009
	 7B. 05/05/2009
	 7C. 05/05/2009
Tiết 68: 
 Thực hành - tham quan thiên nhiên
1.Mục tiêu:
a,Kiến thức:
 - Tạo cơ hội cho học sinh tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật
	- Học sinh sẽ được nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên.
 b,Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật.
	- Tập cách nhận biết động vật và theo dõi ngoài thiên nhiên
 c.Thái độ.
 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên,có ý thức bảo vệ giới động vật,đặc biệt là động vật có ích. 
2.Chuẩn bị
 a.GV: Giáo án,dụng cụ.
 b. HS: Lọ bắt động vật,hộp chứa mẫu,kính lúp.. 
3.Tiến trình bài dạy:
 a,Kiểm tra bài cũ : ( Không)
 b, Dạy bài mới 
	Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược địa điểm tham quan
	+ Đặc điểm: Có những môi trường nào
	+ Độ sâu của môi trường nước
	+ Một số loài thực vật và động vật có thể gặp
	Hoạt động 2: Giáo viên giới thiệu trang thiết bị dụng cụ của cá nhân và nhóm
	+ Trang bị trên người: Mũ,giầy,dép quai hậu gọn gàng.
	+ Dụng cụ cần thiết: 1 túi có dây đeo chứa:
	Hoạt động 3: Giáo viên giới thiệu cách sử dụng dụng cụ:
	+ Với động vật dưới nước: dùng vợt thủy sinh vợt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay ( Chứa nước)
	+ Với động vật ở cạn hay trên cây: trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay dùng vợt bướm để hứng bắt, cho vào túi nilông
	+ Với động vật ở đất ( Sâu,bọ) dùng kẹp mềm bắt,gắp cho vào túi nilông( Chú ý đục các lỗ nhỏ)
	+ Với động vật lớn hơn như động vật có xương sống( cá,ếch,thằn lằn)dùng vợt bướm bắt rồi cho vào hộp chứa mẫu.
	Hoạt động 4:
	Giáo viên giới thiệu cách ghi chép
	+ Đánh dấu vào bảng 205 sgk
	+ Mỗi nhóm cử một học sinh ghi chép ngắn gọn đặc điểm cơ bản nhất
	+ Cuối giờ giáo viên cho học sinh nhắc lại các thao tác sử dụng dụng cụ cần thiết.
	c, Kiểm tra - đánh giá:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài thực hành
	d, Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	+ Về nhà học thuộc nội dung lý thuyết.
	+ Chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành ngoài thiên nhiên.
 Ngày soạn: 03/05/2009 Ngày dạy: 7A. 07/05/2009
	 7B. 07/05/2009
	 7C. 07/05/2009
Tiết 69: 
 Thực hành - tham quan thiên nhiên
1.Mục tiêu:
a,Kiến thức:
 - Tạo cơ hội cho học sinh tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật
	- Học sinh sẽ được nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên.
 b,Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật.
	- Tập cách nhận biết động vật và theo dõi ngoài thiên nhiên
 c.Thái độ.
 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên,có ý thức bảo vệ giới động vật,đặc biệt là động vật có ích. 
2.Chuẩn bị
 a.GV: Giáo án,dụng cụ.
 b. HS: Lọ bắt động vật,hộp chứa mẫu,kính lúp.. 
3.Tiến trình bài dạy:
 a,Kiểm tra bài cũ : ( Không)
 b, Dạy bài mới 
	 Tiến hành thăm quan ngoài trời:
	I.Giáo viên thông báo nội dung cần quan sát:
	1. Quan sátđộng vật phân bố theo môi trường:
	+ Trong từng môi trường có những động vật nào
	+ Số lượng cá thể nhiều hay ít
	+ VD: Cành cây có nhiều sâu bướm
	2.Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường:
	+ Động vật có các cách di chuyển bằng bộ phận nào?
	VD: Bướm bay bằng cánh
	Châu chấu nhẩy bằng chân
	Cá bơi bằng vây
	+ Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật
	Quan sát các loại động vật có hình thức dinh dưỡng như thế nào?
	VD: Ăn lá,ăn hạt,ăn động vật nhỏ,hút mật
	+ Quan sát mối quan hệ động vật và thực vật 
	Tìm xem có động vật nào có ích hoặc gây hại cho thực vật
	+ Quan sát hiện tượng ngụy trang của động vật
	Có những hiện tượng sau
	Mầu sắc giống lá cây,cành cây,mầu đất
	Duỗi cơ thể giống cành cây khô hay một chiếc lá
	Cuộn tròn giống hòn đá
	+ Quan sát số lượng thành phần động vật trong tự nhiên
	Từng môi trường có thành phần loài như thế nào
	Trong môi trường số lượng cá thể như thế nào
	Loài động vật nào không có trong môi trường đó.
c, Kiểm tra - đánh giá:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài thực hành
	d, Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	+ Về nhà học thuộc nội dung lý thuyết.
	+ Chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành ngoài thiên nhiên.
Ngày soạn: 07/05/2009 Ngày dạy: 7A. 12/05/2009
	 7B. 12/05/2009
	 7C. 12/05/2009
Tiết 70: 
 Thực hành - tham quan thiên nhiên
1.Mục tiêu:
a,Kiến thức:
 - Tạo cơ hội cho học sinh tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật
	- Học sinh sẽ được nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên.
 b,Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát và sử dụng các dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật.
	- Tập cách nhận biết động vật và theo dõi ngoài thiên nhiên
 c.Thái độ.
 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên,có ý thức bảo vệ giới động vật,đặc biệt là động vật có ích. 
2.Chuẩn bị
 a.GV: Giáo án,dụng cụ.
 b. HS: Lọ bắt động vật,hộp chứa mẫu,kính lúp.. 
3.Tiến trình bài dạy:
 a,Kiểm tra bài cũ : ( Không)
 b, Dạy bài mới 
	 Tiến hành thăm quan ngoài trời:
	I.Học sinh tiến hành quan sát:
	1.Đối với học sinh:
	Trong nhóm phân công tất cả phải được quan sát
	1-Người ghi chép
	2-Người giư mẫu
	Thay phiên nhau lấy mẫu quan sát
	Lưu ý: Bảo quản mẫu cẩn thận tránh làm chết hay bay mất
	Loài động vật nào chưa biết tên cần hỏi ý kiến của giáo viên
2.Đối với giáo viên:
	Bao quát toàn lớp,hướng dẫn giúp đỡ nhóm học yếu
	Nhắc nhở học sinh lấy đủ mẫu ở nơi quan sát
	II.Báo cáo kết quả của các nhóm:
	GV: Yêu cầu học sinh tập trung ở chỗ mát
	Các nhóm báo cáo kết quả
	Yêu cầu gồm:
	+ Bảng tên các động vật và môi trường sống
	+ Mẫu thu thập được
	+ Đánh giá về số lượng động vật trong tự nhiên.
	Sau khi báo cáo giáo viên cho học sinh dùng chổi lông,nhẹ nhàng quét trả các mẫu về môi trường sống của chúng.
c, Kiểm tra - đánh giá:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài thực hành
	d, Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	+ Về nhà học thuộc nội dung lý thuyết.
	+ Ôn tập lại chương trình đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 7 da sua.doc