Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 28: Lăng kính

Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 28: Lăng kính

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh trình bày được cấu tạo của lăng kính.

- Học sinh trình bày được hai tác dụng của lăng kính: tán sắc chùm ánh sáng trắng và làm lệch chùm sáng đơn sắc về phía đáy của lăng kính.

- Học sinh liệt kê được các công dụng của lăng kính.

- Học sinh viết lại công thức lăng kính.

2. Kỹ năng

- Vận dụng công thức lăng kính để giải các bài tập.

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2098Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 28: Lăng kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VII
MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
Bài 28
Lăng kính
MỤC TIÊU
Kiến thức
Học sinh trình bày được cấu tạo của lăng kính.
Học sinh trình bày được hai tác dụng của lăng kính: tán sắc chùm ánh sáng trắng và làm lệch chùm sáng đơn sắc về phía đáy của lăng kính.
Học sinh liệt kê được các công dụng của lăng kính.
Học sinh viết lại công thức lăng kính.
Kỹ năng
Vận dụng công thức lăng kính để giải các bài tập.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Các dụng cụ làm thí nghiệm tại lớp: lăng kính.
Thiết kế các thí nghiệm ảo minh họa cho bài học.
Học sinh
Ôn lại sự khúc xạ và phản xạ toàn phần
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-Ổn định lớp, tạo tâm thế sẵn sàng cho học sinh.
- Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ.
- Ổn định lớp.
-Trả bài cũ.
-Hiện tượng phản xạ toàn phần là gì?
-Những điều kiện để hiện tượng phản xạ toàn phần sảy ra?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của lăng kính
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-Yêu cầu học sinh quan sát lăng kính và đọc SGK.
?? Nêu định nghĩa lăng kính?
-Vẽ hình và giới thiệu các đặc điểm của lăng kính.
-Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và nêu các đặc trưng của lăng kính.
-Quan sát lăng kính trong thực tế.
-Nêu định nghĩa lăng kính.
-Vẽ hình.
-Đọc SGK và nêu các đặc trưng của lăng kính
I.Cấu tạo của lăng kính
-Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng lăng trụ tam giác.
 Mặt bên A Mặt bên
 (n) 
 Đáy
-Về phương diện quang học, lăng kính được đặc trưng bởi: 
+ Góc chiết quang A
+ Chiết suất n
Hoạt động 2: Tìm hiểu đường truyền của tia sáng qua lăng kính
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
-Làm thí nghiệm ảo 1: Chiếu chùm ánh sáng trắng qua lăng kính.
-Yêu cầu học sinh quan sát và nêu hiện tượng sảy ra.
- Làm thí nghiệm ảo 2: Chiếu tới mặt bên của lăng kính một chùm tia sáng hẹp đơn sắc.
- Yêu cầu học sinh quan sát và nêu hiện tượng sảy ra.
- Giáo viên hướng dẫn và gợi ý học sinh vẽ đường truyền của tia sáng đơn sắc qua lăng kính.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C1.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về phương của tia tới và tia ló ra khỏi lăng kính.
- Giới thiệu về góc lệch D.
-Quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng sảy ra.
-Quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng sảy ra.
-Vẽ đường truyền của tia sáng đơn sắc qua lăng kính.
-Trả lời câu C1.
-Nhận xét về phương của tia tới và tia ló khỏi lăng kính.
II. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
1.Tác dụng tán sắc của ánh sáng trắng:
Khi chiếu chùm ánh sáng trắng qua lăng kính thì lăng kính sẽ tách chùm ánh sáng trắng thành nhiều chùm sáng màu sắc khác nhau.
2.Đường truyền của tia sáng qua lăng kính:
Nhận xét: Một tia sáng đơn sắc bất kỳ khi truyền qua lăng kính bao giờ cũng lệc về phía đáy của lăng kính.
-Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D
Hoạt động 4: Tìm hiểu các công thức lăng kính
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm chứng minh các công thức lăng kính.(Gợi ý học sinh dựa vào công thức của định luật khúc xạ ánh sáng).
- Gợi ý cho học sinh đưa ra các công thức lăng kính khi góc i nhỏ.
-Thảo luận nhóm chứng minh các công thức lăng kính.
-Lập công thức lăng kính khi góc i nhỏ
III. Các công thức lăng kính
Chú ý: Nếu các góc i và A nhỏ thì:
 D=(n-1)A
Hoạt động 5: Tìm hiểu công dụng của lăng kính
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
-Yêu cầu học sinh đọc SGK.
?? Nêu các công dụng của lăng kính?
?? Lấy một vài ví dụ về ứng dụng thực tế của lăng kính.
- Yêu cầu học sinh làm C3.
-Đọc SGK.
-Nêu các công dụng của lăng kính.
-Lấy ví dụ thực tế.
-Làm C3
IV. Công dụng của lăng kính
1.Máy quang phổ
Máy này phân tích ánh sáng từ nguồn phát ra thành các thành phần đơn sắc, nhờ đó mà xác định được cấu tạo của nguồn sáng.
2.Lăng kính phản xạ toàn phần
Là lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân. Lăng kính phản xạ toàn phần có tác dụng tạo ảnh thuận chiều.
Hoạt động 6: Củng cố, kết thúc bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Yêu cầu học sinh tóm tắt lại các nội dung đã học.
-Giao bài tập và nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
-Tóm tắt kiến thức của bài học.
-Ghi bài tập.
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
.
 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
 Vũ Bích Thu Trịnh Thị Xuyến

Tài liệu đính kèm:

  • docxlang kinh.docx