Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 1 đến bài 56

Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 1 đến bài 56

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được các khái niệm : vật rắn, chuyển động tịnh tiến của một vật rắn, toạ độ góc, tốc độ góc, gia tốc góc của một điểm trên vật rắn.

- Nắm vững các công thức liên hệ giữa tốc độ góc, gia tốc góc và gia tốc dài của một điểm trên vật rắn.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng đựơc các công thức của chuyển động quay đều, quay biến đổi đều để giải các bài tập đơn giản.

 II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Chuẩn bị các hình vẽ, tranh ảnh minh hoạ về chuyển động quay, chuyển động tịnh tiến của vật rắn để minh hoạ cho phần mở đầu và phần bài dạy.

2.Học sinh:

- On tập phần Động học ở lớp 10: phương trình chuyển động thẳng đều, chuyển thẳng biến đổi đều, các công thức về chuyển động tròn, khái niệm chuyển động tịnh tiến.

 

doc 214 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 1 đến bài 56", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: 	ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được các khái niệm : vật rắn, chuyển động tịnh tiến của một vật rắn, toạ độ góc, tốc độ góc, gia tốc góc của một điểm trên vật rắn.
Nắm vững các công thức liên hệ giữa tốc độ góc, gia tốc góc và gia tốc dài của một điểm trên vật rắn.
Kỹ năng:
Vận dụng đựơc các công thức của chuyển động quay đều, quay biến đổi đều để giải các bài tập đơn giản.
 II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
Chuẩn bị các hình vẽ, tranh ảnh minh hoạ về chuyển động quay, chuyển động tịnh tiến của vật rắn để minh hoạ cho phần mở đầu và phần bài dạy.
2.Học sinh:
Oân tập phần Động học ở lớp 10: phương trình chuyển động thẳng đều, chuyển thẳng biến đổi đều, các công thức về chuyển động tròn, khái niệm chuyển động tịnh tiến.
 III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP, DẪN DẮT VÀO CHƯƠNG, VÀO BÀI MỚI
Đặt vấn đề, khơi gợi hứng thú học tập, tìm hiểu vấn đề của HS
Hiểu khái niệm vật rắn, chuyển động tịnh tiến.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Cán bộ lớp báo cáo.
Lớp tiến hành chia nhóm theo hướng dẫn của GV và cán bộ lớp
HS xem hình.
HS định nghĩa.
HS nêu đặc điểm chuyển động tịnh tiến.
HS trả lời : khảo sát các đại lượng đặc trưng cho vật chuyển động như: xác định vị trí, vận tốc, gia tốc, quỹ đạo, xác định các phương trình chuyển động
HS lắng nghe để thấy mục tiêu của bài.
Yêu cầu cán bộ lớp giới thiệu lớp.
Hướng dẫn HS phân chia nhóm học tập (chia 6 nhóm, theo vị trí ngồi thuận lợi) để tiến hành các hoạt động nhóm trong suốt năm học.
Cho HS xem hình ảnh, về chuyển động của vật rắn (đu quay, cáp treo) để giới thiệu chương.
Yêu cầu HS thử định nghĩa: Thế nào là vật rắn? 
Yêu cầu HS nhắc lại về đặc điểm chuyển động tịnh tiến (đã học ở lớp 10)
Từ đó, GV dẫn dắt, giới thiệu vào khảo sát chương: khảo sát chuyển động quay của vật rắn.
Hỏi: khi khảo sát một chuyển động ta cần khảo sát những đại lượng nào? (có thể tùy mức độ để gợi ý, dẫn dắt HS)
GV dẫn dắt vào bài: để khảo sát chuyển động quay của vật rắn, ta cũng đi vào khảo sát các đại lượng đặc trưng cho chuyển động (tọa độ góc, tốc độ góc, gia tốc góc) và thiết lập các phương trình đặc trưng cho chuyển động của vật rắn.
HOẠT ĐỘNG 2: TỌA ĐỘ GÓC
Hiểu khái niệm Tọa độ góc.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
HS quan sát và trả lời:
Mỗi điểm trên vật vạch một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay, có bán kính bằng khoảng cách từ điểm đó đến trục quay, tâm nằm trên trục quay.
Mọi điểm của vật đều quay được cùng một góc trong cùng một khoảng thời gian.
HS quan sát, ghi chép:
Vị trí của vật tại mỗi thời điểm xác định bằng tọa độ góc j xác định bởi mặt phẳng động P gắn với vật và mặt phẳng cố định Po. Đơn vị của tọa độ góc là radian (rad).
Chú ý: ta chỉ xét vật quay theo một chiều, chọn chiều dương là chiều quay của vật, khi đó j>0 
GV cho HS xem lại hình ảnh về chuyển động quay của vật rắn, kết hợp làm thí nghiệm thật tại lớp: cho quyển sách quay quanh trục cố định đi qua gáy quyển sách, cánh cửa quay quanh bản lề. Từ đó yêu cầu HS đưa ra nhận xét đặc điểm của chuyển động quay.
GV dùng hình ảnh bằng powerpoint để minh họa hình vẽ 1.1, từ đó giới thiệu các nội dụng về tọa độ góc.
HOẠT ĐỘNG 3: TỐC ĐỘ GÓC
Hiểu khái niệm Tốc độ góc.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
HS trả lời: 
; (Dt rất nhỏ)
HS nghe hiểu và ghi chép:
Tốc độ góc trung bình: 
Tốc độ góc tức thời: hay w=j’(t)
Tốc độ góc tức thời (tốc độ góc) là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh, chậm của chuyển động quay của vật rắn quanh một trục tại thời điểm t và được xác định bằng đạo hàm của tọa độ góc theo thời gian.
HS trả lời: Đơn vị : rad/s
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm, công thức vận tốc trung bình, vận tốc tức thời đã học ở lớp 10
Dùng suy luận tương tự để đưa ra các công thức định nghĩa tốc độ góc trung bình, tốc độ góc tức thời.
Yêu cầu HS suy luận từ công thức đưa ra đơn vị của tốc độ góc.
HOẠT ĐỘNG 4: GIA TỐC GÓC
Hiểu khái niệm Gia tốc góc.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
HS trả lời: 
; (Dt rất nhỏ)
HS nghe hiểu và ghi chép:
Gia tốc góc trung bình: 
Gia tốc góc tức thời: 
 hay 
Gia tốc góc tức thời (gia tốc góc) của vật rắn chuyển động quay quanh một trục ở thời điểm t là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên của tốc độ góc ở thời điểm đó và được xác định bằng đạo hàm của tốc độ góc theo thời gian.
HS trả lời: Đơn vị : rad/s
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm, công thức gia tốc đã học ở lớp 10
Dùng suy luận tương tự để đưa ra các công thức định nghĩa gia tốc góc.
Yêu cầu HS suy luận từ công thức đưa ra đơn vị của gia tốc góc.
HOẠT ĐỘNG 5: CÁC PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG HỌC CỦA CHUYỂN ĐỘNG QUAY
Hiểu và vận dụng được các công thức của chuyển động quay, chuyển động quay biến đổi.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
HS trả lời ra kết quả giống bảng 1.1 (t6_SGK).
HS trả lời: 
Tốc độ quay: w=const
Phương trình chuyển động: j=jo+wt
Trong đó: jo là tốc độ góc ban đầu khi t=0.
HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả
Gia tốc góc: g=const
Các phương trình chuyển động quay biến đổi:
PT tốc độ quay: w=wo+gt.
PT tọa độ góc: j=jo+wot+
Công thức liên hệ tọa độ góc và tọa độ góc: 
Chú ý: với quy ước chọn chiều quay là chiều dương, j>0, w>0:
Chuyển động quay là nhanh dần: g>0.
Chuyển động quay là chậm dần: g<0.
GV yêu cầu HS so sánh các đại lượng đặc trưng giữa chuyển động của chất điểm và chuyển động quay của vật rắn quanh trục.
GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm, phương trình chuyển động thẳng đều, từ đó rút ra phương trình chuyển động quay đều.
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi C4 (t7_SGK), từ đó rút ra các đặc điểm của chuyển động quay đều
HOẠT ĐỘNG 6: VẬN TỐC VÀ GIA TỐC CỦA CÁC ĐIỂM TRÊN VẬT QUAY
Nắm vững các công thức liên hệ giữa tốc độ góc, gia tốc góc và gia tốc dài của một điểm trên vật rắn.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
HS trả lời: v=w.R
HS nghe, ghi chép:
Nếu vật rắn quay đều: mỗi điểm trên vật có gia tốc hướng tâm độ lớn xác định 
lớn: 
Yêu cầu HS nhắc lại liên hệ giữa gia tốc, vận tốc dài và bán kính trong chuyển động tròn đều. 
GV lập luận để HS thấy mỗi điểm trên vật rắn chuyển động tròn đều, từ đó thiết lập công thức quan hệ.
GV phân tích, giảng giải cho trường hợp quay không đều.
HOẠT ĐỘNG 7: CỦNG CỐ, ÔN TẬP, DẶN DÒ
Củng cố kiến thức, dặn dò bài tập về nhà.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
HS nghe, ghi chép lại yêu cầu.
GV nhấn mạnh lại những điểm trọng tâm,cho HS bài tập về nhà (1 đến 8 SGK).
Bài 2 : PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LỰC HỌC CỦA VẬT RẮN QUAY QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH (T1)
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Viết được công thức tính mômen quán tính của một vật rắn đối với một trục quay và nêu ý nghĩa vật lý của đại lượng này.
Vận dụng kiến thức về mômen quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lý liên quan đến chuyển động quay của vật rắn.
Hiểu được cách xây dựng phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định và viết phương trình 
Giải các bài toán cơ bản về chuyển động quay của vật rắn.
2. Kĩ năng
Vận dụng được quy tắc mômen lực để giải được các bài tập về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.
Vận dụng được phương trình cơ bản của chuyển động quay của vật rắn quay quanh một trục cố định để giải các bài tập đơn giản khi biết mômen quán tính của vật.
 II. Chuẩn bị
1. Giáo viên 
a) Kiến thức và dụng cụ:
Có thể dùng các tư liệu, các ví dụ trong thực tế trông qua các hình vẽ, tranh ảnh minh 
họa về chuyển động quay của vật rắn để khai thác các kiến thức có liên quan đến bài học.
b)Phiếu học tập
P1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật rắn có cùng góc quay.
B. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật rắn có cùng chiều quay.
C. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật rắn đều chuyển động trên các quỹ đạo tròn.
D. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật rắn đều chuyển động trong cùng một mặt phẳng.
P2. Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Mômen quán tính của vật rắn đối với một trục quay càng lớn thì sức ì của vật trong chuyển động quay quanh trục đó càng lớn.
B. Mômen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào vị trí trục quay và sự phân bố khối lượng đối với trục quay.
C. Mômen lực tác dụng vào vật rắn làm thay đổi tốc độ quay của vật.
D. Mômen lực dương tác dụng vào vật rắn làm cho vật quay nhanh dần.
P3. Một mômen lực không đổi tác dụng vào vật có trục quay cố định. Trong các đại lượng sau đại lượng nào không phải là hằng số?
A. Gia tốc góc;
B. Vận tốc góc;
 C. Mômen quán tính;
D. Khối lượng.
c)Đáp án phiếu học tập: 1(D), 2(D), 3(B)
d)Dự kiến ghi bảng
d
O
m
1. Mối liên hệ giữa gia tốc góc và momen lực 
a. Momen lực đối với trục quay
	M = F.d
· Đơn vị: N.m
· Quy ước dấu 
+ Momen lực F làm vật rắn quay theo chiều dương thì M = +F.d,
+ Momen lực F làm vật rắn quay ngược chiều dương thì M = -F.d.
b.Mối liên hệ giữa gia tốc góc và momen lực 
+ Xét vật rắn là quả cầu m nhỏ gắn đầu thanh rất nhẹ, có độ dài r. Vật m chỉ có thể quay trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang xung quanh trục thẳng đứng đi qua đầu O của thanh. 
·Phân tích:.
· Xét thành phần Ft: 
+ Ft = mat = mr ®M = Ftr = (mr2)
 Vậy : 
+Xét trường hợp vật rắn gồm nhiều chất điểm: 
2. Momen quán tính
 Mômen quán tính I của vật rắn đối với một trục là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính (sức ì) của vật rắn đối với chuyển động quay quanh trục ấy.
 Công thức: I = .
I phụ t ... øo ?
GV : Hãy cho biết thực chất của quá trình phân rã phóng xạ là gì ?
GV : Tia a chính là các hạt nhân của nguyên tử nào ?
GV : Tia a mang điện gì ?
GV : Tia a phóng ra từ hạt nhân với vận tốc bằng bao nhiêu ?
GV : Tia a có khả năng gì ?
GV : Giới thiệu quảng đường đi ?
GV : Tia b - chính là các hạt nào ?
GV : Tia b mang điện gì ?
GV : Tia b phóng ra từ hạt nhân với vận tốc bằng bao nhiêu ?
GV : Tia b có khả năng gì ?
GV : Giới thiệu quảng đường đi ?
GV : Có mấy loại tia b ?
GV : Bản chất của tia g là gì ?
GV : Giới thiệu quảng đường đi ?
GV : Trong quá trình phân rã hạt nhân số hạt nhân có đặc điểm gì ?
GV : Thế nào là chu kỳ bán rã ?
GV : Sau khoảng thời gian T số hạt nhân chưa bị phân rã bằng bao nhiêu ?
GV : Sau khoảng thời gian 2T số hạt nhân chưa bị phân rã bằng bao nhiêu ?
GV : Sau khoảng thời gian 3T số hạt nhân chưa bị phân rã bằng bao nhiêu ?
GV : Sau khoảng thời gian 4T số hạt nhân chưa bị phân rã bằng bao nhiêu ?
GV : Hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị.
GV : Hướng dẫn học sinh thiết lập công thức ?
GV : Hằng số phóng xạ là gì ?
GV : Đơn vị của hằng số phóng xạ là gì ?
GV : Phát biểu định luật phóng xạ ?
GV : Để đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ, người ta dùng đại lượng gì ?
GV : Giới thiệu đơn vị : C i
GV : Giới thiệu công thức độ phóng xạ ?
GV : Độ phóng xạ là gì ?
GV : Đồng vị phóng xạ là gì ?
GV : Nêu các ứng dụng của đồng vị phóng xạ ?
V / CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ :
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 và làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5
Xem bài 54
Bài sọan : PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
	I. Mục tiêu bài giảng
	- Giúp học sinh được những vấn đề sau:
	- Phản ứng hạt nhân : - Phản ứng hạt nhân là gì ?
 - Sự tự phân rã
 - Phản ứng hạt nhân tạo
 - Các định luật bảo toàn : học sinh nắm được các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân
 - Năng lượng trong phản ứng hạt nhân : phản ứng thu và tỏa năng lượng 
 - Học sinh nắm được hai loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng
II. Dụng cụ :
 - SGK.Giáo án 
 - Một số vật dụng cần cho tiết dạy
III. Tiến trình lên lớp :
 Ôn định lớp + Điểm danh 
 Giới thiệu bài mới 
 Dạy bài mới
IV. Tiến trình bài giảng :
HĐ của GV
Nội Dung
Giới thiệu sơ về Rơđơfo và thí nghiệm của ông rồi kết luật hạt nhân là gì ?
Có máy loại phản ứng hạt nhân
Gv lấy ví dụ 
Cụ thể:Sự phản xạ,phản ứng trong thí nghiệm Rơđơfo
Gv đưa ra viết tổng quát về phản ứng hạt nhân
Gv chú ý nói thêm phần chữ nhỏ một bên 
Giới thiệu hai nhà vật lí Giorio Quyry và thí nghiệm của hai ông ba.ø 
1. Phản ứng hat nhân
Thí nghiệm Rơđơfo
Vậy :phản ứng hạt nhân là các quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân
Có hai loại phản ứng hạt nhân:
-Sự tự phân rã của hạt nhân không bền dẫn đến hạt nhân khác 
-Các hạt nhân tương tác với 
nhau suy ra tạo hạt nhân khác 
Tổng quát ta có thể viết:
A+B C+D
A,B:Hạt nhân tương tác ,C,D : Hạt nhân sản phẩm 
Tác hợp phản xạ:
 A B +C
A: hạt nhân mẹ ,B: hạt nhân con 
C: có thể là hạt hoặc
b. Phản ứng hạt nhân tạo nên đồng vị phản xạ nhân tạo :
Phản ứng + Al + 
Ngày nay người ta có thể tạo ra đồng vị nhiều phóng xạ nhân tạo.
Nhắc lại một số khái niệm về hệ kín trong vật lí có các đ/l bảo toàn nào suy ra các đ/l bảo toàn trong phản ứng hạt nhân
Để làm rõ ràng GV viết PƯ hạt nhân và hoàn thành câu hỏi C3
2. Các đ/l bảo tòan trong PƯ hạt nhân
a) Đ/l bảo toàn số nuclon (số khối A) trong phản ứng hạt nhân tổng số nuclon của hạt tương tác bằng tổng số nuclon của hạt sản phẩm 
b) Đ/l bảo toàn Điện tích
phát biểu định luật SGK
c) Định luật bảo toàn định lượng
phát biểu đ/l SGK
GV đưa ra PƯ xét cụ thể
GV kết luận nếu m<m0 thì hạt sinh ra bền vững hơn hạt ban đầu.
Các hạt sinh ra có độ hụt khối nhỏ hơn các hạt ban đầu 
3. Năng lượng trong PƯ hạt nhân
Xét PƯ hạt nhân
 A+B C+D
Đặt m0 = mA + mB
 m = mC + mD
a. Nếu m<m0
Giả sử A,B đứng yên theo hệ thức AnhXTanh ta có phản ứng tỏa ra một ly năng lượng.
W = (m0 – m)C2
Năng lượng này tồn tại dưới dạng động năng của các hạt C,D hoặc năng lượng của photon gọi là năng lượng hạt nhân
b) Nếu m>m0
Để p/ư này xảy ra ta phải cung cấp cho các hạt A,B một động năng ban đầu.
Vậy năng lượng thỏa điều kiện 
W = (m0 – m)C2 + Wđ
GV nhắc lại kiến thức phần trên rút ra kết luận :
Đặt câu hỏi có mấy loại p/ư hạt nhân tỏa năng lượng
Hòan thành câu hỏi C5
4. hai loại p/ư hạt nhân tỏa năng lượng
- p/ư nhiệt hạch : Là sự tổng hợp khi hạt nhân nhẹ.
VD: Đồng vị Hiđrô thành hạt nhân nặng hơn p/ư này xảy ra ở nhiệt độ rất cao
VD: 
- p/ư phân hạch : là một hạt nhân nặng vỡ thành 2 hạt nhân nhẹ hơn (có cùng kích cỡ)
VD: 
 + + + 2
V. Cũng cố – Dặn dò:
	Học thuộc bài và làm các bài tập SGK xem trước bài tiếp theo để tiết sau học tốt hơn.
BÀI 56: PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH
A/ Mục tiêu:
- Nêu đuợc sự phân hạch, viết phưong trình phản ứng, đặc điểm chung của các phản ứng phân hạch.
- Nêu đuợc cơ chế xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền, ghi nhớ điều kiện xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền.
- Biết đuợc cấu tạo lò phản ứng hạt nhân, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.
B/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 - Các hình vẽ: 56.1; 56.2; 56.3 và 56.4.
 - Trong điều kiện cho phép nên tìm một số băng hình, phim ảnh về phản ứng phân hạch, bom A, lò phản ứng để cho học sinh xem trong tiết học hoặc sau tiết học.
Dự kiến ghi bảng
 BÀI 56: PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH 
1/ Sự phân hạch
 a. Sự phân hạch của urani:
 Dùng nơtron nhiệt có năng luợng cỡ 0,01eV bắn vào ta có phản ứng phân hạch:
 b. Đặc điểm chung của các phản ứng phân hạch
 - Sau mỗi phản ứng có hơn 2 nơtron đuợc phóng ra.
 - Mỗi phản ứng phân hạch đều giải phóng ra năng lưọng lớn gọi là năng lựng hạt nhân.
2/ Phản ứng phân hạch dây chuyền
 a. Các nơtron sinh ra có thể đuợc các hạt nhân urani khác hấp thụ và cứ thế sự phân hạch tiếp diễn thành một dây chuyềøn gọi là phản ứng phân hạch dây chuyền.
 b. Điều kiện xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền
 Gọi k là số nơtron trung bình còn lại sau mỗi phân hạch:
 - Nếu k<1 thì phản ứng dây chuyền không xảy ra.
 - Nếu k=1 thì phản ứng dây chuyền xảy ra với mật độ nơtron không đổi.
 - Nếu k>1 thì dòng nơtron tăng liên tục theo thời gian dẫn đến vụ nổ nguyên tử gọi là phản ứng dây chuyền không điều khiển đuợc.
3/ Lò phản ứng hạt nhân
 Lò phản ứng hạt nhân là thiết bị điều khiển phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì.
4/ Nhà máy điện hạt nhân
 2. Học sinh:
 Ôn tập lại những kiến thức bài phóng xạ và bài phản ứng hạt nhân.
C/ Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC, KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Cán bộ lớp báo cáo với GV về tình của lớp.
- Nghe GV đặt câu hỏi và trả lời bài cũ.
- Nghe GV đặt vấn đề vào bài.
- Yêu cầu cán bộ lớp báo cáo tình hình của lớp.
- Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ
- Đặt vấn đề vào bài
Hoạt động 2: SỰ PHÂN HẠCH
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- HS lắng nghe và ghi chép
- HS trả lời câu hỏi: Phản ứng phân hạch khác phân rã trong phóng xạ vì các hạt tạo ra từ phản ứng phân hạch có cùng một cỡ khối lưọng.
- HS trả lời câu hỏi: Có hai đặc điểm.
 + Sau mỗi phản ứng có hơn 2 nơtron đuợc phóng ra.
 + Mỗi phản ứng phân hạch đều giải phóng ra năng lưọng lớn gọi là năng lựng hạt nhân.
- Nêu hiện tuợng phân hạch của urani và viết phuơng trình phản ứng.
- Nêu câu hỏi: Phân biệt phản ứng phân hạch phân rã trong phóng xạ?
- Nêu câu hỏi: Nêu dặc điểm chung của phản ứng phân hạch?
Hoạt động 3: PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH DÂY CHUYỀN
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- HS trả lời câu hỏi: Gây ra nhiều các phản ứng phân hạch khác.
HS nêu khái niệm: Phản ứng phân hạch dây chuyền là phản ứng do các nơtron sinh ra có thể đuợc các hạt nhân urani khác hấp thụ và cứ thế sự phân hạch tiếp diễn thành một dây chuyềøn.
- HS trả lời: Để phản ứng phân hạch đuợc duy trì thì số nơtron sinh ra sau mỗi phản ứng phải lớn hơn hoặc bằng một.
- HS trả lời: 
 + Nếu k<1 thì phản ứng dây chuyền không xảy ra.
 + Nếu k=1 thì phản ứng dây chuyền xảy ra với mật độ nơtron không đổi.
 + Nếu k>1 thì dòng nơtron tăng liên tục theo thời gian dẫn đến vụ nổ nguyên tử gọi là phản ứng dây chuyền không điều khiển đuợc.
- Nêu câu hỏi: Do đặc điểm của phản ứng phân hạch các nơtron sinh ra sau mỗi phản ứng có tác dụng gì?
- Nhận xét trả lời của học sinh. Phản ứng dây chuyền là gì?
- Nêu câu hỏi: Để phản ứng dây chuyền xảy ra và duy trì được thì số nơtron sinh ra sau mỗi phản ứng phải thoả mãn điều kiện gì?
- Hãy nêu đầy đủ điều kiện để xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền là gì?
- GV nhận xét và ghi bảng
Hoạt động 4: LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- HS lắng nghe và ghi chép.
- HS vẽ khái quát sơ đồ và ghi chép.
- Nêu khái niệm lò phản ứng hạt nhân
- Dán sơ đồ phản ứng nơtron nhiệt và chú thích hình vẽ.
Hoạt động 5: NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- HS trả lời: Dùng để sản xuất điện, chế tạo bom nguyên tử .
- HS trả lời: Cấu tạo chủ yếu là lò phản ứng hạt nhân và các bộ phận biến năng lưọng nhiệt thành điện năng.
- HS lắng nghe và xem phim ảnh
-Đặt vấn đề: Do đặc điểm của phản ứng phân hạch có toả năng luợng lớn như vậy năng lưọng được dụng dùng để làm gì?
- GV nhận xét: Hiện nay chủ yếu dùng để sản xuất điện. Để chuyển hoá nguồn năng luợng này thành điện phải có nhà máy điện hạt nhân. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt đông của nhà máy điện hạt nhân.
- GV nhận xét:
- Trình diễn một số hình ảnh: Phản ứng phân hạch, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân.
Hoạt động 6: CŨNG CỐ GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
D/ Một số kinh nghiệm được rút ra từ bài dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an VL1120102011 hay QN.doc