Giáo án môn Vật lý 11 - Tiết 1 đến tiết 27

Giáo án môn Vật lý 11 - Tiết 1 đến tiết 27

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trả lời được các câu hỏi: Có cách nào đơn giản để phát hiện xem một vật có bị nhiễm điện hay không? Điện tích là gì? Điện tích điểm là gì? Có những loại điện tích nào? Tương tác giữ a các loại điện tích xảy ra như thế nào?

- Phát biểu được định luật Cu – lông

- Hằng số điện môi của một chất cách điện cho ta biết điều gì?

2. Kĩ năng:

Vận dụng được định luật Cu – lông để giải được những bài tập đơn giản về cân bằng của hệ điện tích

 

doc 69 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý 11 - Tiết 1 đến tiết 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày lên lớp:
 Phần I: Điện học. Điện từ học
 Chương I: Điện tích. Điện trường
 Tiết 1: Điện tích
 Định luật Cu – lông
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trả lời được các câu hỏi: Có cách nào đơn giản để phát hiện xem một vật có bị nhiễm điện hay không? Điện tích là gì? Điện tích điểm là gì? Có những loại điện tích nào? Tương tác giữ a các loại điện tích xảy ra như thế nào?
- Phát biểu được định luật Cu – lông
- Hằng số điện môi của một chất cách điện cho ta biết điều gì?
2. Kĩ năng:
Vận dụng được định luật Cu – lông để giải được những bài tập đơn giản về cân bằng của hệ điện tích
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát
- Một chiếc điện nghiệm
- Hình vẽ to cân xoắn Cu – lông
2. Học sinh
Xem lại kiến thức về phần này trong SGK Vật lí 7
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
1. Sự nhiễm điện của các vật
- Trình bày cách nhiễm điện do cọ xát và tiến hành thí nghiệm.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên
- Thảo luận + trả lời: ứng dụng để chống bụi trong các nhà máy
- Hỏi: ở THCS ta đã biết có cách nhiễm điện nào cho vật? Làm thế nào chứng tỏ 1 vật đã bị nhiễm điện?
- Hỏi: Hiện tượng nhiễm điện này được ứng dụng gì trong thực tế?
2. Điện tích. Điện tích điểm
- Đọc SGK + Thảo luận: 
+ Điện tích là số đo độ lớn của thuộc tính điện của vật.
+ Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét
- Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết thế nào là điện tích? Điện tích điểm?
- GV có thể lấy ví dụ minh hoạ về điện tích điểm.
3. Tương tác điện. Hai loại điện tích
- Đưa ra khái niệm tương tác điện.
- Đưa ra 2 loại điện tích và nêu sự tương tác giữa cácloại điện tích.
- Hỏi: Tương tác là gì? Thế nào là tương tác điện?
- Yêu cầu HS trả lời C1
- Hỏi: Có mấy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau như thế nào?
Hoạt động2: Tìm hiểu định luật Cu-lông. Hằng số điện môi.
1. Định luật Cu- lông
- Đưa ra NX:
+ F tỉ lệ nghịch với r2
+ F tỉ lệ thuận với 
- Vẽ hình
- Thảo luận, đưa ra định luật Cu-lông và biểu thức
- GV mô tả lại thí nghiệm bằng cân xoắn của Cu- lông trên hình vẽ. 
- Hỏi: r tăng lên 2 lần thì F giảm 4 lần
 r tăng lên 3 lần thì F giảm 9 lần
 r giảm đi 2 lần thì F tăng 4 lần
 r giảm đi 3 lần thì F tăng 9 lần
NX mối quan hệ giữa r và F?
- Yêu cầu HS đưa ra định luật Cu- lông
- Yêu cầu HS xác định đơn vị của các đại lượng có trong công thức
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi.
- Đưa ra khái niệm điện môi và NX về sự thay đổi lực tương tác khi đặt các điện tích điểm trong điện môi đồng tính.
- Thảo luận, đưa ra biểu thức của định luật Cu- lông.
- Trả lời C3
- Hỏi: Điện môi là gì?
- Hỏi: Khi đặt các điện tích điểm trong điện môi đồng tích thì lực tương tác giữa chúng thay đổi như thế nào?
- Hỏi: Biểu thức của định luật Cu-lông trong trường hợp này?
- Yêu cầu HS trả lời C3
Hoạt động 3: Củng cố bài
Thảo luận +trả lời
Có giải thích
Yêu cầu HS làm bài tập 5, 6 SGK
IV. Tự rút kinh nghiệm
1. Nội dung:
2. Phương pháp:
3. Thời gian:
Ngày soạn:
Ngày lên lớp: 
 Tiết 2: Thuyết êlectron
 Định Luật bảo toàn điện tích
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết êlectron
- Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện
2. Kĩ năng
- Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích sơ lược các hiện tượng nhiễm điện
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Nhắc HS ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học ở lớp 7 và trong môn hoá học THCS và lớp 10 THPT
- Những thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng
2. Học sinh:
Ôn lại các kiến thức đã học
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là điện tích? Điện tích điểm?
Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật Cu-lông?
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thuyết êlectron, cấu tạo nguyên tử về phương diện điện, điện tích nguyên tố
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố.
- Đưa ra mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ- dơ- fo và trình bày cấu tạo nguyên tử về phương diện điện 
- Đưa ra khái niệm điện tích nguyên tố , phân loại điện tích nguyên tố dương và điện tích nguyên tố âm
- Yêu cầu HS trình bày mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-fo mà các em đã được học trong môn hoá học.
- Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết thế nào là điện tích nguyên tố? Có mấy loại điện tích nguyên tố?
2. Thuyết êlectron
- Thảo luận và đưa ra định nghĩa thuyết êlectron.
- Trình bày nội dung của thuyết êlectron trên cơ sở các câu hỏi gợi mở của GV
- Hỏi: Thế nào là thuyết êlectron?
- Yêu cầu HS trả lời C1
- Hỏi: Thế nào là ion dương, ion âm?
- Hỏi: Thế nào là vật nhiễm điện dương, nhiễm điện âm?
Hoạt động 2: Vận dụng
1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện.
- Đưa ra khái niệm vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện.
- Thảo luận và trả lời C2, C3
- Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết thế nào là vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện?
- Yêu cầu HS trả lời C2,C3
2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc
- Quan sát thí nghiệm, giải thích hiện tượng và rút ra kết luận.
- Trả lời C4
- Làm TN về hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.
- Hỏi: Hai vật nhiễm điện cùng dấu hay khác dấu? Giải thích 
- Yêu cầu HS trả lời C4
3. Sự nhiễm điện do hưởng ứng
- Quan sát TN và giải thích hiện tượng, trả lời câu hỏi C5
- Vận dụng giải thích khi quả cầu A nhiễm điện âm.
- Làm TN về sự nhiễm điện do hưởng ứng. 
- Yêu cầu HS giải thích sự nhiễm điện do hưởng ứng.
- Yêu cầu HS vận dụng giải thích khi quả cầu A nhiễm điện âm.
Hoạt động 3: Định luật bảo toàn điện tích
- Chú ý lắng nghe + ghi chép
- Thảo luận + Giải thích kế quả thí dụ
- GV đưa ra định luật bảo toàn điện tích.
- Đưa ra một số tình huống cụ thể để học sinh phân tích +áp dụng
+ Cho một quả cầu tích điện dương tiếp xúc với một quả cầu tích điện âm, người ta thấy sau đó cả 2 quả cầu đều tích điện âm. Hiện tượng này có mâu thuẫn gì với định luật bảo toàn điện tích không? giải thích.
Hoạt động 4: Củng cố bài
Thảo luận và trả lời bài 5, 6, 7
- Yêu cầu HS làm bài tập 5, 6, 7 trong SGK
IV. Tự rút kinh nghiệm
1. Nội dung
2. Phương pháp
3. Thời gian
Ngày soạn:
Ngày lên lớp:
 Tiết 3: Điện trường và cường độ điện trường
 Đường sức điện
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm sơ lược về điện trường
- Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường; viết được công thức tổng quát và nói rõ được ý nghĩa của các đại lượng Vật lý có trong công thức đó. Nêu được đơn vị cường độ điện trường 
- Nêu được các đặc điểm về phương, chiều, độ lớn của vectơ cường độ điện trường.
 2. Kĩ năng:
- Tính được cường độ điện trường của một điện tích điểm tại một điểm bất kì.
- Vẽ được vectơ cường độ điện trường của một điện tích điểm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị một số thí nghiệm minh hoạ về sự mạnh, yếu của lực tác dụng của một quả cầu mang điện lên một điện tích thử.
2. Học sinh: ôn lại kiến thức về định luật Cu- lông
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nội dung của thuyết electron? Phát niểu nội dung định luật Cu – lông?
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trường
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
1. Môi trường truyền tương tác điện
- Đưa ra các phương án và rút ra kết luận: cần có môi trường truyền tương tác
-Trả lời câu hỏi và Rút ra kết luận: cần có môi trường truyền tương tác giữa 2 điện tích đó là điện trường.
- ĐVĐ: Làm thế nào để không dùng tay tác dụng trực tiếp vào vật mà vẫn có thể làm cho vật đổ?
- Cho HS quan sát hình vẽ 3.1 trong SGK và mô tả hiện tượng.
- Hỏi: Lực tương tác giữa các điện tích thay đổi ntn? Giải thích?
2. Điện trường
- Đưa ra khái niệm điện trường?
- Vận dụng khái niệm điện trường để giải thích.
- Hỏi: Điện trường là gì?
- Yêu cầu HS vận dụng khái niệm điện trường để giải thích sự tương tác giữa 2 điện tích ở hình 3.2
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cường độ điện trường
1. Khái niệm cường độ điện trường
- HS vẽ hình 3.2 
- Thảo luận và trả lời: càng xa Q thì điện trường càng yếu.
- Đưa ra phương án trả lời
- ĐVĐ về cường độ điện trường. 
- Hỏi: Nếu q càng xa Q thì F thay đổi ntn? Điều đó chứng tỏ gì?
- Mục đích của việc đưa ra khái niệm cường độ điện trường là gì?
2. Định nghĩa:
- Chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và ghi chép
- Hướng đãn HS đi đến định nghĩa cường độ điện trường. Chú ý nhấn mạnh: cường độ điện trường tại một điểm.
3. Vectơ cường độ điện trường
- Đưa ra câu trả lời và niết biểu thức tương ứng
- Xác định các đặc điểm của 
- Vận dụng các đặc điểm của để trả lời
- Hỏi: Từ công thức (3.1), cường độ điện trường là đại lượng ntn?
- Hỏi: Cân cứ vào biểu thức xác định các đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường ?
- Nêu câu hỏi C1
4. Đơn vị đo cường độ điện trường
- Đưa ra đơn vị cường độ điện trường
- Ghi chép
- Yêu cầu HS xác định đơn vị cường độ điện trường.
- NX và đưa ra đơn vị chính xác của cường độ điện trường
5. Cường độ điện trường của một điện tích điểm
- Đưa ra công thức (3.3) và nhận xét sự phụ thuộc của E vào q
+
M
Q
- Thảo luận và đưa ra các đặc điểm của 
- Yêu cầu HS từ (1.1) và (3.1) rút ra công thức tính cường độ điện trường của một điện tích điểm Q khi đặt trong chân không?
- Từ việc trả lời C1, yêu cầu HS xác định véc tơ cường độ điện trường do 1 điện tích điểm Q gây ra tại điểm M?
Gợi ý HS thông qua C1 
Hoạt động 3: Củng cố bài
M
-
Q
- Yêu cầu HS vẽ hình và nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường tại M?
IV. Tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
Ngày lên lớp: 
 Tiết 4: Điện trường và cường độ điện trường
 Đường sức điện
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Nêu được định nghĩa của đường sức điện và một vài đặc điểm quan trọng của các đường sức điện.
- Trình bày được khái niệm của điện trường đều
2. Kĩ năng: Vận dụng được các công thức về điện trường và nguyên lý chồng chất của điện trường để giải một số bài tập đơn giản về điện trường tĩnh
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Chuẩn bị hình vẽ các đường sức điện trên giấy khổ lớn
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Cường độ điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào? Nêu những đặc điểm của vectơ cường độ điện trường tại một điểm? 
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên lý chồng chất điện trường
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Xác định thông qua việc xác định và và vẽ hình
Q2
+
-
M
Q1
2
1
- Hỏi: Xác định do hai điện tích điểm Q1 và Q 2 gây ra tại M?
- Hỏi: Tìm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh phát biểu nguyên lý chồng chất điện trường?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đường sức điện
1. Hình ảnh các đường sức điện
- Quan sát và nhận xét hình ảnh đường sức điện
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh đường sức điện hình 3.5 và phân tích
- Hỏi: Định nghĩa đường sức điện?
2. Định nghĩ ... sử dụng một số dụng cụ điện thích hợp và mắc chúng thành một mạch điện 
- Biết cách biểu diẽn các số liệu đo được
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Phổ biến cho HS nội dung cần chuẩn bị trước buổi thực hành
- Kiểm tra hoạt động của các dụng cụ thí nghiệm cần thiết và tiến hành các phép đo theo nội dung của bài 12, tính các két quả đo theo mẫu báo cáo thí nghiệm
- Rút kinh nghiệm về phương pháp và kĩ năng tiến hành thí nghiệm
2. Học sinh
- Đọc kĩ nội dung bài thực hành
- Chuẩn bị báo cáo thí nghiệm theo mẫu cho sẵn
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. KIểm tra bài cũ
3. Các hoạt động
Hoạt động 1:
 - Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, giáo viên quan sát và hướng dẫn HS làm thí nghiệm
 - GV kiểm tra và kí xác nhận kết quả của phép đo mà HS đã ghi trong mẫu báo cáo 
Hoạt động 2: Củng cố bài
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Những sự chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
IV. Tự rút kinh nghiệm
1. Nội dung
2. Phương pháp
3. Thời giaNgày soạn:
Ngày lên lớp:
 Chương III: Dòng điện trong các môi trường
 Tiết 24: Dòng điện trong kim loại
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được tính chất điện chung của các kim loại, sự phụ thuộc của điện trở suất kim loại theo nhiệt độ
- Nêu được nội dung chính của thuyết electron về tính dẫn điện của kim lạo và công thức tính điện trở suất của kim loại. Nêu được cấp độ lớn của các đại lượng đẫ nói đến trong thuyết này
2. Kĩ năng: Giải thích được một cách định tính các tính chất điện chung của kim loại dựa trên thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Chuẩn bị thí nghiệm đã mô tả trong SGK
- Chuẩn bị thí nghiệm về cặp nhiệt điện
2. Học sinh: Ôn lại
- Phần nói về tính dẫn điện của kim loại trong SGK 9
- Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Các hoạt động
Hoạt đông 1: Tìm hiểu bản chất dòng điện trong kim loại
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK
- Trả lời: 
+ Các hạt tải điện trong kim loại
+ electron tự do
+ Khí electron tự do trong kim loại 
+Bản chất dòng điện trong kim loại 
+ Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại
- Yêu cầu HS đọc hiểu mục này
- Hỏi: 
+ Các hạt tải điện trong kim loại là những hạt nào?
+ Tại sao lại gọi là electron tự do?
+ Khí electron tự do trong kim loại là gì?
+ Bản chất dòng điện trong kim loại là gì?
+ Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là gì?
Hoạt động 2: Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ
- Quan sát thí nghiệm
- Đưa ra câu trả lời: Điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ
+ Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất
- Trả lời C1
- Dựa vào thí nghiệm:
Mắc 1 mạch điện gồm 1 bộ pin 3V, một sợ dây may so của bếp điện khoảng 10 và 1 miliampe kế. Cho HS quan sát số chỉ của miliampe kế lúc chưa đốt dây may so và lúc đã đốt nóng dây may so bằng ngọn lửa đèn cồn.
+ Cường độ dòng điện trong mạch giảm, điều đó chứng tỏ gì?
+ Có thể rút ra KL gì về sự phụ thuộc của điện trở của dây may so vào nhiệt độ?
- Cho HS sinh quan sát đồ thị (T) ->Yêu cầu HS rút ra KL về sự phụ thuộc cuả theo T?
- Yêu cầu HS trả lời C1
Hoạt động 3: Điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi
+ Sự phụ thuộc của điện trở kim loại vào nhiệt độ
+ Hiện tượng siêu dẫn
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
+ Hiện tượng siêu dẫn là gì?
Hoạt động 4: Hiện tượng nhiệt điện
- Đưa ra KL về dấu của hiệu điện thế giữa đầu nóng và đầu lạnh
- Lắng nghe + Ghi chép
- GV giảng về sự tạo ra hiệu điện thế giữa 2 đầu một dây kim loại có nhiệt độ khác nhau.
- Hỏi: Dấu của hiệu điện thế giữa đầu nóng và đầu lạnh?
- GV giảng về sự hình thành suất điện động nhiệt điện 
- Làm TN minh hoạ
Hoạt động 5: Củng cố bài
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Những sự chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
IV. Tự rút kinh nghiệm
1. Nội dung
2. Phương pháp
3. Thời gianNgày soạn:
Ngày lên lớp: 
 Tiết 25: Dòng điện trong chất điện phân
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- HS trả lời được câu hỏi thế nào là chất điện phân, hiện tượng điện phân, nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân và trình bày được thuyết điện ly
2. Kĩ năng : Vận dụng được kiến thức để giải các ứng dụng cơ bản của hiện tuợng điện phân
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Chuẩn bị thí nghiệm biểu diến cho HS về dẫ điện của nước tinh khiết, nước pha muối; về điện phân : Lấy lõi pin làm điện cực, lấy nước muối làm chất điện phân
- Một bảng hệ thống tuần hoàn để tiện dùng khilàm bài tập
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về dòng điện trong kim loại
- Các kiến thức về hoá học, cấu tạo của các axit, bazơ, muối và liên kết ion. Khái niệm về hoá trị
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hạt tải điện trong kim loại là loại electron nào? Mật độ của chúng vào cỡ nào? 
Bản chất dòng điện trong kim loại? 
3. Các hoạt động:
Hoạt động1: Thuyết điện ly
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Quan sát thí nghiệm
- Trả lời câu hỏi:
+ Giải thích 
+ Nêu nội dung thuyết điện ly
+ Giải thích sự tồn tại các hạt mang điện trái dấu trong dung dịch
+ Giải thích sự xuất hiện các hạt mang điện tự do trong dung dịch
- Làm thí nghhiệm về tính dẫn điện của nước cất và cho HS thấy rõ dòng điện tăng (hoặc điện trở giảm) khi ta cho muối vào nước.
- Cho HS đọc bài và trả lời các câu hỏi
+ Tại sao làm thí nghiệm với nước tinh khiết thì I = 0?
+ Tại sao khi nhỏ giọt nước muối thì I>>0? 
+ Kết quả của sự phân ly axit, bazơ và muối trong nước? 
+ Tại sao các ion có sẫn trong dung dịch lại trở thành các ion tự do?
Hoạt động 2: Bản chất dòng điện trong chất điện phân
- Thảo luận và trả lời. 
- Quan sát thí nghiệm và nhận xét
- Bản chất dòng điện trong chất điện phân
- Giải thích tại sao chất điện phân lại không dẫn điện tốt bằng kim loại
- Dòng điện trong chất điện phân tải cả vật chất đi theo
- Trả lời C1
- Hỏi: Điều kiện để có dòng điện?
- Làm thí nghiệm về hiện tượng điện phân: dung dịch điện phân là CuSO4, các điện cực bằng than chì, nguồn điện 1 chiều
- Điện trường giữa hai bản cực than chì hướng như thế nào? Các ion trong dung dịch chuyển động như thế nào?
- Yêu cầu HS giải thích tại sao chất điện phân lại không dẫn điện tốt bằng kim loại?
- Dòng điện trong chất điện phân dòng điện trong chất điệ phân
ong dung dịch do?g điện tăng ()niệm về hoá trị lấy nước muối làm chất điện pcó đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS trả lời C1
Hoạt động 3: Củng cố bài
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Những sự chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
IV. Tự rút kinh nghiệm
1. Nội dung
2. Phương pháp
3. Thời gian
Ngày soạn:
Ngày lên lớp: 
 Tiết 26: Dòng điện trong chất điện phân
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- HS trả lời được câu hỏi thế nào là chất điện phân, hiện tượng điện phân, nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân và trình bày được thuyết điện ly
2. Kĩ năng : Vận dụng được kiến thức để giải các ứng dụng cơ bản của hiện tuợng điện phân
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Chuẩn bị thí nghiệm biểu diến cho HS về dẫ điện của nước tinh khiết, nước pha muối; về điện phân : Lấy lõi pin làm điện cực, lấy nước muối làm chất điện phân
- Một bảng hệ thống tuần hoàn để tiện dùng khilàm bài tập
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về dòng điện trong kim loại
- Các kiến thức về hoá học, cấu tạo của các axit, bazơ, muối và liên kết ion. Khái niệm về hoá trị
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Nội dung của thuyết điện ly? Anion thường là phần nào của phân tử?
Dòng điện trong chất điện phân khác dòng điện trong kim loại như thế nào?
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Nhận xét và tìm phản ứng xảy ra ở các điện cực -> Hiện tượng dương cực tan
- Điều kiện để xảy ra hiện tượng cực dương tan
- Bình điện phân dương cực tan không tiêu thụ điện năng vào việc phân ttích các chất. Nó đóng vai trò như một điện trở trong mạch điện
- Nêu hiện tượng xảy ra ở các điện cực đối với bình điện phân điện cực trơ.
- Bình điện phân điện cực trơ tiêu thụ năng lượng vào việc phân tích các chất, do đó nó có suất phản điện. Bình điện phân điện cực trơ là một máy thu điện
- Làm thí nghiệmvới điện cực anốt bằng Cu, tại sao lại có 1 lớp Cu bám vào K? Giải thích quá trình xảy ra ở các điện cực?
- Hỏi: Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi nào? 
- Bình điện phân dương cực tan có đặc điểm gì?
- Hỏi : Nếu là bình điện phân điện cực trơ thì hiện tượng tượng gì xảy ra ở các điện cực? 
- Bình điện phân điện cực trơ có đặc điểm gì? 
Hoạt động 2: Các định luật Fa-ra-đây
- Đọc SGK
+ Đặc điểm khối lượng các chất đi đến điện cực 
+ Trả lời C2
- Ghi chép
- Trả lời C3
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời1 số câu hỏi: 
+ Khối lượng các chất đi đến điện cực có đặc điểm gì? 
+ Yêu cầu HS trả lời C2
- Đưa ra định luật Fa-ra-đây 1 và 2
- Yêu cầu HS trả lời C3
Hoạt động 3: ứng dụng của hiện tượng điện phân (Yêu cầu HS đọc SGK)
Hoạt động 3: Củng cố bài
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Những sự chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
IV. Tự rút kinh nghiệm
1. Nội dung
2. Phương pháp
3. Thời gian
oạt động 3: ứng dụng của hiện tượng điện phâniểm gì? ện phân điện cực trơ.hất, do đó nó có suất phản điện. Bình điện phân điện 
Ngày soạn:
Ngày lên lớp: 
 Tiết 27: Bài tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Nêu được tính chất điện chung của các kim loại, sự phụ thuộc của điện trở suất kim loại theo nhiệt độ
- Nêu được nội dung chính của thuyết electron về tính dẫn điện của kim lạo và công thức tính điện trở suất của kim loại. Nêu được cấp độ lớn của các đại lượng đẫ nói đến trong thuyết này
2. Kĩ năng: Giải thích được một cách định tính các tính chất điện chung của kim loại dựa trên thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
Chuẩn bị bài tập phù hợp với trình độ HS
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Trả lời câu hỏi
+ Hạt tải điện trong kim loại và mật độ của chúng
+ Giải thích điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng
+ Sự khác biệt giữa Điện trở của kim loại thường và siêu dẫn
+ Giải thích tại sao cặp nhiệt điện có suất điện độngiện có suất điện độngác nhau như thế nào?
úng vào cỡ nào?

Yêu cầu HS trả lưòi 1 số câu hỏi: 
- Hạt tải điện trong kim loại là loại electron nào? Mật độ của chúng vào cỡ nào?
- Vì sao điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng?
- Điện trở của kim loại thường và siêu dẫn khác nhau như thế nào?
- Do đâu mà cặp nhiệt điện có suất điện động? 

Tài liệu đính kèm:

  • docVat li 11 Co ban Hai cot day du.doc