I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được điện trường tồn tại ở đâu? Có tính chất gì?
- Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.
- Trình bày được khái niệm đường sức điện, ý nghĩa và tính chất của đường sức điện.
- Nếu được khái niệm điện trường đều.
- Phát biểu được nguyên lí chồng chất điện trường.
2. Kỹ năng:
- Xác định được cường độ điện trường (phương, chiều, độ lớn) tại một điểm của điện trường gây bởi một, hai hoặc ba điện tích điểm.
- Nêu được một vài ví dụ về điện trường đều.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Dụng cụ thí nghiệm điện phổ hoặc tranh ảnh minh họa điện phổ của các vật nhiễm điện.
Đoạn phim về hình ảnh điện phổ.
2. Học sinh: Ôn lại đường sức từ, từ phổ đã học ở THCS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 3 Bài 3. ĐIỆN TRƯỜNG I. MỤC TIÊU Kiến thức: Nêu được điện trường tồn tại ở đâu? Có tính chất gì? Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường. Trình bày được khái niệm đường sức điện, ý nghĩa và tính chất của đường sức điện. Nếu được khái niệm điện trường đều. Phát biểu được nguyên lí chồng chất điện trường. Kỹ năng: Xác định được cường độ điện trường (phương, chiều, độ lớn) tại một điểm của điện trường gây bởi một, hai hoặc ba điện tích điểm. Nêu được một vài ví dụ về điện trường đều. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Dụng cụ thí nghiệm điện phổ hoặc tranh ảnh minh họa điện phổ của các vật nhiễm điện. Đoạn phim về hình ảnh điện phổ. 2. Học sinh: Ôn lại đường sức từ, từ phổ đã học ở THCS. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Nội dung Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ Trả lời câu hỏi Đặt câu hỏi kiểm tra Nhận xét câu trả lời - Nêu nội dung chính của thuyết electron. - Dựa vào nội dung chính của thuyết electron giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. Hoạt động 2. Tìm hiểu điện trường và cường độ điện trường Vì xung quanh vật có trường hấp dẫn. Thảo luận nhóm: Đọc SGK trả lời Điện tích thử dùng để phát hiện ra lực điện, nhận biết một nơi nào đó có điện trường hay không. Xuất hiện xung quanh các điện tích. Tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó. Nhận xét về phương và chiều của và Trả lời C1 Đặt vấn đề: Tại sao một vật tác dụng lực hấp dẫn lên vật khác được? Vậy môi trường xung quanh điện tích có gì đặc biệt không? Ta thấy rằng khi đặt một điện tích lại gần một điện tích khác thì chúng tương tác với nhau. Vậy chúng tác dụng lực lên nhau bằng cách nào? Thế nào là điện tích thử? - Điện trường của điện tích xuất hiện ở đâu? - Tính chất cơ bản của điện trường là gì? Nhấn mạnh nơi nào có lực điện tác dụng lên điện tích thì nơi đó có điện trường. Để đặc trưng cho điện trường xung quanh điện tích người ta đưa ra khái niệm cường độ điện trường. Gthiệu Kn cường độ điện trường. Yêu cầu HS trả lời C1 1. Điện trường: a. Khái niệm điện trường: Xuất hiện xung quanh các điện tích. b. Tính chất cơ bản của điện trường: Tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó. 2. Cường độ điện trường: Cđđt là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt tác dụng lực được đo bằng thương số Đơn vị: E (V/m) q > 0 : cùng phương, cùng chiều với . q < 0 : cùng phương, ngược chiều với. Chú ý: Tại một điểm bất kì trong điện trường cường độ điện trường là không đổi, không phụ thuộc vào độ lớn và dấu của điện tích q. Hoạt động 3. Tìm hiểu đường sức điện và tính chất của đường sức điện Quan sát Hình 3.3 và 3.4 Thảo luận nhóm: Đọc SGK trình bày tính chất của đường sức điện. Quan sát và nhận xét. Trả lời điện phổ là gì? - Là các đường thẳng. - Xuất phát từ quả cầu rồi đi ra xa. Quan sát hình 3.6a, 3.6b và nhận xét. Trả lời C2 Gthiệu khái niệm đường sức điện. Cho HS quan sát Hình 3.3 và 3.4 Tổ chức hoạt động nhóm Cho HS quan sát TN điện phổ Yêu cầu HS nhìn vào hình 3.5/16 sgk nhận xét điện phổ của một quả cầu nhỏ nhiễm điện. Gv gợi ý: nếu đặt một điện tích tại những điểm bất kì trên đường thẳng đó thì phương của lực điện tác dụng lên điện tích trùng với đường thẳng đó. Mở rộng vấn đề: khảo sát một hệ gồm hai điện tích +Q; -Q đặt cách nhau khoảng nhỏ. Cho HS quan sát hình 3.6a, 3.6b Nhận xét 3. Đường sức điện: a. Định nghĩa: Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của véctơ cđđt tại điểm đó. b. Các tính chất của đường sức điện: - Tại mỗi điểm trong điện trường ta có thể vẽ được một và chỉ một đường sức mà thôi. - Các đường sức điện là các đường cong không kín. Nó xuất phát từ các điện tích dương và tận cùng ở các điện tích âm. - Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau. - Nơi nào cđđt lớn hơn thì các đường sức điện ở đó được vẽ dày hơn và ngược lại. c. Điện phổ: Điện phổ là đường mà các hạt bột (cách điện) đặt trong điện trường sắp xếp thành. Điện phổ của một hệ điện tích cho biết dạng và sự phân bố của các đường sức điện của hệ điện tích đó. Hoạt động 4. Tìm hiểu điện trường đều, điện trường của một và nhiều điện tích điểm gây ra trong không gian Thảo luận nhóm nêu kn điện trường đều và đường sức điện của điện trường đều. đĐiện trường giữa hai tấm kim loại phẳng, rộng, song song, mang điện tích trái dấu, có độ lớn bằng nhau. Điện trường đều xuất hiện ở đâu? Nêu vấn đề: Điện trường do một điện tích điểm gây ra tại một điểm được đặc trưng bởi vectơ cđđt. Vậy vectơ cđđt tại một điểm do nhiều điện tích điểm gây ra được xác định như thế nào? Lưu ý HS đây là phép cộng vectơ 4. Điện trường đều: là điện trường mà véctơ cđđt tại mọi điểm đều bằng nhau. - Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song và cách đều nhau. đĐiện trường giữa hai tấm kim loại phẳng, rộng, song song, mang điện tích trái dấu, có độ lớn bằng nhau là điện trường đều. 5. Điện trường của một điện tích điểm: Chú ý: - Q > 0: hướng ra xa điện tích. - Q < 0: hướng về phía điện tích. 6. Nguyên lí chồng chất điện trường: Giả sử có một hệ n điện tích điểm Q1, Q2, Q3,... Gọi cđđt của hệ ở một điểm nào đó là . Điện trường do điện tích Q1 gây ra là 1, điện trường do điện tích Q2 gây ra là 2, .. Khi đó ta có: +... Lưu ý: Hoạt động 5. Củng cố ĐA: 1B 2A Nêu BT Đọc BT Làm bài tập 1, 2 /17, 18 SGK Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên gây ra. B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. C. Vecto cđ ddt tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vecto lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường. D. Vecto cđ đt tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vecto lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường. Câu 2. Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động: A. dọc theo chiều của đường sức điện trường. B. ngược chiều đường sức điện trường. C. vuông góc với đường sức điện trường. D. theo một quỹ đạo bất kỳ. Hoạt động 6. Giao nhiệm vụ về nhà Ghi nhớ Dặn BT về nhà BT 3,4,5,6,7 /18 SGK. xem lại bài 1 – 3 chuẩn bị cho tiết bài tập Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: