Giáo án môn Tin học khối 11 - Tiết 29, 30: Bài tập thực hành số 4

Giáo án môn Tin học khối 11 - Tiết 29, 30: Bài tập thực hành số 4

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố cho học sinh những kiến thức và kĩ năng đã có khi lập trình với kiểu dữ liệu mảng.

- Củng cố cho học sinh một thuật toán sắp xếp (bằng tráo đổi) các phần tử của dãy số và kĩ năng diễn đạt thuật toán này bằng chương trình sử dụng kiểu dữ liệu mảng.

- Rèn luyện học sinh một ý thức cần có của người lập trình là viết chương trình với khối lượng tính toán ít nhất có thể được.

II. PHÂN TIẾT:

 - Tiết 29 -30 : Thực hành.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

TIẾT 29

A. Ổn định lớp:

B. Bài cũ :

C. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1514Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 11 - Tiết 29, 30: Bài tập thực hành số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 4
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh những kiến thức và kĩ năng đã có khi lập trình với kiểu dữ liệu mảng.
- Củng cố cho học sinh một thuật toán sắp xếp (bằng tráo đổi) các phần tử của dãy số và kĩ năng diễn đạt thuật toán này bằng chương trình sử dụng kiểu dữ liệu mảng.
- Rèn luyện học sinh một ý thức cần có của người lập trình là viết chương trình với khối lượng tính toán ít nhất có thể được. 
II. PHÂN TIẾT:
	- Tiết 29 -30 : Thực hành.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
TIẾT 29
A. Ổn định lớp:
B. Bài cũ : 
C. Bài mới:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài 1 a)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Cho HS xem lại chương trình ở bài 11, mục 1b, ví dụ 2 nhằm củng cố lại thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi.
H2: So sánh với chương trình bài 1a).
H3: HS gõ chương trình vào và chạy chương trình.
H4: Sau đó điều chỉnh lại chương trình sắp xếp các phần tử theo thứ tự không tăng và chạy chương trình.
- HS xem ví dụ và trả lời các câu hỏi phát vấn của giáo viên.
-Dãy số nguyên không nhập từ bàn phím mà được máy tạo ra ngẫu nhiên một cách nhanh chóng.
- Gõ và chạy chương trình.
- Sửa A[i]>A[i+1] thành A[i]<A[i+1]
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 1 b)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Đoạn chương trình nào thể hiện một lần tráo đổi giá trị hai phần tử liền kề của mảng?
H2: Để tính số lần tráo đổi của thuật toán ta khai bào biến Dem như thế nào? Khởi tạo biến Dem và đặt lệnh tăng biến Dem ở đâu?
H3: Chỉnh sửa chương trình và chạy thử.
-Gồm các câu lệnh:
 if A[i] > A[i+1] then
 begin
 t:= A[i];
 A[i]:= A[i+1];
 A[i+1]:= t;
 end;
- Đặt lệnh Dem := 0; trước câu lệnh:
for j := N downto 2 do
- Đặt lệnh Dem := Dem +1; trước câu lệnh 
t:= A[i]; hoặc sau câu lệnh A[i+1]:= t;
- Sửa và chạy chương trình.
D.Củng cố và dặn dò:
- Nắm vững thuật toán sắp xếp (bằng tráo đổi) các phần tử của dãy số và kĩ năng diễn đạt thuật toán này bằng chương trình sử dụng kiểu dữ liệu mảng.
	- Về xem lại bài và xem trước bài 2.
TIẾT 30
A. Ổn định lớp:
B. Bài cũ : 
C. Bài mới:
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Hãy đọc và tìm hiểu bài toán:
+ Xác định Input, Output.
+ Gợi ý HS thuật toán : tính B[i] như thế nào?.
H2: HS tìm hiểu chương trình trong SGK và cho biết đoạn lệnh nào tính các phần tử B[i].
H3: Gõ và chạy chương trình.
H4: Đoạn lệnh đó thực hiện bao nhiêu phép cộng?
H5: Có cách nào cải tiến không?
H6: Thay đoạn lệnh đó bằng đoạn lệnh 
 B[1] := A[1];
 for i :=2 to n to B[i] := B[i-1]+A[i]; 
Có bao nhiêu phép toán cộng.
H7: Hiệu chỉnh và chạy chương trình.
H8: Lưu ý cho học sinh, cùng một bài toán có nhiều cách giải quyết khác nhau, người lập trình cần chọn cách sao cho máy thực hiện nhanh nhất.
- HS đọc và phân tích đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Gồm các lệnh: 
 B[i] := 0;
 for j :=1 to i to B[i] := B[i]+A[j]; 
- Gõ và chạy chương trình. Đặt câu hỏi thắc mắc.
- Các phép cộng tăng theo cấp số cộng nên số phép cộng máy phải thực hiện là 
- HS trả lời:
Phần tử thứ i của mảng B có thể tính dựa vào phần tử thứ i-1 của nó.
- Với hai lệnh này máy chỉ thực hiện phép cộng.
- Hiệu chỉnh và chạy chương trình.
D.Củng cố và dặn dò:
- Học sinh cần có ý thức rằng của người lập trình là viết chương trình với khối lượng tính toán ít nhất có thể được. 
	- Về xem lại bài và xem trước mục 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docTH_29-30.doc