Giáo án môn Tin học khối 11 - Bài 13: Kiểu bản ghi

Giáo án môn Tin học khối 11 - Bài 13: Kiểu bản ghi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 Biết được khái niệm về kiểu bản ghi.

 Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa kiểu bản ghi với kiểu mảng một chiều.

2. Kỹ năng

 Định nghĩa được kiểu bản ghi, khai báo biến kiểu bản ghi.

 Nhập xuất được dữ liệu cho biến bản ghi.

 Tham chiếu đến từng trường của kiểu bản ghi.

 Sử dụng kiểu bản ghi để giải quyết được một số bài toán đơn giản.

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 11 - Bài 13: Kiểu bản ghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Đặng Thị Hảo	 Ngày soạn: 03/03/2010
Tổ : Tin học	 Ngày dạy : 10/03/2010
Tiết : 32 Lớp dạy : 11TN26
Tên bài dạy: Bài 13. Kiểu bản ghi
MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được khái niệm về kiểu bản ghi.
Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa kiểu bản ghi với kiểu mảng một chiều.
Kỹ năng
Định nghĩa được kiểu bản ghi, khai báo biến kiểu bản ghi.
Nhập xuất được dữ liệu cho biến bản ghi.
Tham chiếu đến từng trường của kiểu bản ghi.
Sử dụng kiểu bản ghi để giải quyết được một số bài toán đơn giản. 
CHUẨN BỊ 
Giáo sinh
Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên.
Phương pháp: Diễn giải thuyết trình, vấn đáp.
Học sinh
Tập vở ghi chép, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Đồ dùng dạy học
Bảng phấn.
TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi.
Kiểm tra bài cũ
GS: 
 + Nêu cú pháp khai báo biến kiểu xâu theo cách gián tiếp?
HS lên bảng viết: 
 + Khai báo kiểu dữ liệu phù hợp cho các thuộc tính của học sinh: họ và tên, lớp, điểm toán, điểm văn, điểm tin, điểm trung bình.
HS:
 + Khai báo gián tiếp: type = STRING[độ dài lớn nhất của xâu] ;
	 var : ;
 + var hoten: string[30];
 lop: string[10];
 toan, van, tin, dtb: real;
Đặt vấn đề
GS: Với các thuộc tính của học sinh như trên. Các thuộc tính đó có các kiểu dữ liệu khác nhau. Với các kiểu dữ liệu đã học. để quản lí danh sách học sinh bao gồm nhiều thuộc tính như vậy là việc rất khó khăn. Do vậy, trong ngôn ngữ lập trình có thêm một kiểu dữ liệu mới nữa là kiểu bản ghi. Để hiểu thêm về kiểu bản ghi, chúng ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay.
Bài mới
Hoạt động của GS
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về kiểu bản ghi.
Đọc và giải thích cho học sinh hiểu về kiểu bản ghi.
Chiếu ví dụ lên bảng.
Diễn giải: Để mô tả các đối tượng như vậy, ngôn ngữ lập trình cho phép ta xác định kiểu bản ghi. Mỗi đối tượng được mô tả bằng một bản ghi. 
- Các trường khác nhau có thể có kiểu dữ liệu khác nhau.
HS lắng nghe và chép bài
Dữ liệu kiểu bản ghi ( record) dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.
Ngôn ngữ lập trình đưa ra quy tắc, cách thức xác định:
Tên kiểu bản ghi.
Tên các thuộc tính ( trường).
Kiểu dữ liệu của mỗi trường.
Cách khai báo biến.
Cách tham chiếu đến trường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách khai báo và tham chiếu
GS yêu cầu HS nhìn vào sách giáo khoa và phát biểu về cách khai báo.
Nêu ví dụ: ‘ quản lý học sinh A, B và lớp 11a26 gồm các thông tin họ tên, điểm toán, điểm văn, điểm tin, điểm trung bình’ và yêu cầu học sinh khai báo.
Nêu và giải thích về cách tham chiếu đến trường của bản ghi.
Hỏi HS muốn tham chiếu tới điểm toán của một bạn trong lớp 11a26 có số thứ tự là 25 thì làm thế nào?
Nêu và giải thích cho HS hiểu về gán giá trị.
Hỏi HS với ví dụ đã nêu ở mục 1 thì làm thế nào để gán giá trị cho điểm tin?
 Tính được điểm trung bình của A thì phải nhập từ bàn phím hay qua câu lệnh gì?
HS đọc
HS trả lời
HS lắng nghe và ghi bài
HS trả lời:
Lop11a26[25].toan
Chú ý lắng nghe và ghi bài.
HS trả lời:
Nhập điểm tin từ bàn phím:
Write( ‘nhap diem toan: ’ );
readln(A.Ti);
Tính điểm trung bình qua câu lệnh gán:
A.dtb:= (A.toan+ A.van + A.tin) / 3;
1. Khai báo.
Cú pháp:
Type = record
 : ;
 : ;
 End;
Var : ;
Ví dụ:
Type HS= record
 hten: string[30];
 toan, van, tin, dtb: real; 
 End;
Var A, B: HS;
 Lop11a26: array[1..53] of HS; 
Tham chiếu: Không thể tham chiếu tới bản ghi mà chỉ tham chiếu được tới các trường của bản ghi.
Giả sử ta có bản ghi A trường tin và muốn tham chiếu tới trường tin của bản ghi A đó ta ghi là A.tin
Ví dụ: Lop11a26[25].toan
2. Gán giá trị
Dùng lệnh gán trực tiếp: nếu A và B là 2 biến bản ghi cùng kiểu có thể gán A:= B.
Ví dụ: A.van:= B.van
Gán giá trị cho từng trường có thể nhập từ bàn phím hoặc qua câu lệnh gán.
Ví dụ:
 Write( ‘ nhap diem toan: ’ );
 Readln(A.tin);
 A.dtb:= ( A.toan+ A.van+ A.tin) / 3;
Hoạt động 3: Tìm hiểu kiểu bản ghi qua ví dụ
Yêu cầu HS nhìn vào sách giáo khoa và đọc ví dụ
Yêu cầu học sinh khai báo kiểu dữ liệu.
Yêu cầu học sinh nghiên cứu và về nhà làm tiếp để hoàn tất chương trình
HS đọc và suy nghĩ.
HS trả lời.
3. Ví dụ
Ví dụ: sgk ( trang 76) 
Type hocsinh= record
 hoten: string[30];
 toan, van: real;
 Xl: char;
 End;
Var lop: array[1..60] of hocsinh;
CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
Củng cố
Cần nắm được cách tạo kiểu bản ghi, khai báo biến kiểu bản ghi.
Nắm được cách tham chiếu đến trường của bản ghi.
Nhập xuất giá trị cho biến bản ghi.
Dặn dò
Làm tiếp ví dụ nêu trên và làm bài tập 11.
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.
.
.
Đà Nẵng, / /2010 Đà Nẵng, ngày tháng năm 2010
Kí duyệt của BGH	 Giáo viên hướng dẫn
 Kí tên
 Hà Thị Minh Châu

Tài liệu đính kèm:

  • dockieu ban ghihay chuan.doc