Giáo án môn Tin học khối 10 - Tiết 61, 62: Một số dịch vụ cơ bản của internet

Giáo án môn Tin học khối 10 - Tiết 61, 62: Một số dịch vụ cơ bản của internet

I. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

 – Khái niệm hệ thống WWW, siêu văn bản.

 – Trang web, trình duyệt web, website

 – Trang web động, trang web tĩnh.

 – Truy cập và tìm kiếm thông tin trên internet.

 Kĩ năng:

 – Sử dụng được trình duyệt web.

 – Thực hiện được đăng kí, gửi, nhận thư điện tử.

 Thái độ:

 – Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh

 – Tổ chức hoạt động theo nhóm.

 Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

 H: Các máy tính trong internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1731Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 10 - Tiết 61, 62: Một số dịch vụ cơ bản của internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết dạy : 61 	 Chương IV: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Ngày soạn :	 Bài 22: MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET
Ngày dạy :
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Khái niệm hệ thống WWW, siêu văn bản.
	– Trang web, trình duyệt web, website
	– Trang web động, trang web tĩnh.
	– Truy cập và tìm kiếm thông tin trên internet.
	Kĩ năng:
	– Sử dụng được trình duyệt web.
	– Thực hiện được đăng kí, gửi, nhận thư điện tử.
	Thái độ: 
	– Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: 	– Giáo án, tranh ảnh
	– Tổ chức hoạt động theo nhóm.
	Học sinh: 	– Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
	H: Các máy tính trong internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?
	3. Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc tổ chức thông tin trên Internet
20
1. Tổ chức và truy cập thông tin.
a. Tổ chức thông tin:
· Các thông tin trên Internet thường được tổ chức dưới dạng siêu văn bản. 
· Siêu văn bản là văn bản tích hợp nhiều phương tiện khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,  và các liên kết tới các siêu văn bản khác.
· Siêu văn bản là văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ siêu văn bản HTML (Hypertext Markup Language). 
· Trên Internet, mỗi siêu văn bản được gán cho một địa chỉ truy cập gọi là trang web.
· Hệ thống WWW được cấu thành từ các trang web và được xây dựng trên giao thức truyền tin đặc biệt, gọi là giao thức truyền tin siêu văn bản HTTP (Hyper Text Transfer Protocol).
· Trang chủ của một website là trang web được mở ra đầu tiên khi truy cập vào website đó. Địa chỉ trang chủ là địa chỉ của website.
· Có hai loại trang web: trang web tĩnh và trang web động. Trang web tĩnh có thể xem như tài liệu siêu văn bản, còn trang web động là mỗi khi có yêu cầu từ máy người dùng, máy chủ sẽ thực hiện tìm kiếm dữ liệu và tạo trang web có nội dung theo đúng yêu cầu và gửi về máy người dùng.
Dẫn dắt vấn đề: Nhờ có dịch vụ Internet mà người dùng có thể truy cập, tìm kiếm thông tin, nghe nhạc, xem video, chơi game, trao đổi thông tin trong những ứng dụng đó phải kể đến các ứng dụng phổ biến là tổ chức và truy cập thông tin, tìm kiếm thông tin và thư điện tử.
· Cho HS thảo luận, tìm hiểu những nội dung được tìm thấy trên Internet.
· Để tìm kiếm các trang web nói riêng, các tài nguyên trên Internet nói chung và đảm bảo việc truy cập đến chúng, người sử dụng hệ thống WWW (World Wide Web )
H. Cho biết tên một số website mà em biết?
· Các nhóm thảo luận, trình bày.
– văn bản
– hình ảnh
– âm thanh
– 
Đ. 
www.edu.net.vn
www.echip.com.vn
www.laodong.com.vn
Hoạt động 2: Tìm hiểu truy cập trang web
10
b. Truy cập trang web
· Trình duyệt web là chương trình giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW: truy cập các trang web, tương tác với các máy chủ trong hệ thống WWW và các tài nguyên khác của Internet.
· Có nhiều trình duyệt web khác nhau: Internet Explorer, Netcape Navigator, FireFox,  Các trình duyệt web có khả năng tương tác với nhiều loại máy chủ.
· Để truy cập đến trang web người dùng cần phải sử dụng một chương trình đặc biệt gọi là trình duyệt web.
· Để truy cập đến trang web nào ta phải biết địa chỉ của trang web đó, gõ địa chỉ vào dòng địa chỉ ( Address), nó sẽ hiển thị nội dung trang web nếu tìm thấy.
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc tìm kiếm thông tin trên Internet
10
2. Tìm kiếm thông tin trên Internet.
 Có hai cách thường được sử dụng:
– Tìm kiếm theo danh mục địa chỉ hay liên kết được các nhà cung cấp dịch vụ đặt trên các trang web.
– Tìm kiếm nhờ các máy tìm kiếm ( Search Engine). Máy tìm kiếm cho phép tìm kiếm thông tin trên Internet theo yêu cầu của người dùng.
– Để sử dụng máy tìm kiếm, gõ địa chỉ của website tương ứng vào ô địa chỉ của trình duyệt Internet Explorer rồi nhấn Enter.
Dẫn dắt vấn đề: Một nhu cầu phổ biến là làm thế nào để truy cập được các trang web chứa nội dung liên quan đến vấn đề mà mình quan tâm.
· Một số website hỗ trợ máy tìm kiếm, trong đó có kể đến:
 + Google: www.google.com.vn
 + Yahoo: www.yahoo.com
Hoạt động 3: Củng cố
2
Nhấn mạnh các khái niệm:
– Khái niệm siêu văn bản
– Khái niệm liên kết
– Hệ thống WWW
– Khái niệm trang web, website và trang chủ.
– Máy tìm kiếm.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: 
	– Bài tập 1, 2,3,4,5 SGK
	– Chuẩn bị bài tập và thực hành 10 
	– Đọc tiếp bài: “ Một số dịch vụ cơ bản của Internet”
V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tiết dạy: 62 	 Chương IV: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Ngày soạn:	 Bài 22: MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET(tt)
Ngày soạn:
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Biết thiết lập hộp thư điện tử.
	– Biết cách bảo vệ máy tính khỏi bị nhiễm virus.
	Kĩ năng:
	– Sử dụng được trình duyệt web.
	– Thực hiện được đăng kí, gửi, nhận thư điện tử.
	Thái độ: 
	– Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh
	 – Tổ chức hoạt động theo nhóm.
	Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
	H: Em hiểu thế nào là trình duyệt web?
	3. Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu dịch vụ thư điện tử
15
3. Thư điện tử.
 · Để gửi và nhận thư điện tử, người dùng cần đăng kí hộp thư điện tử gồm: tên truy cập và mật khẩu để truy cập khi gửi /nhận thư điện tử.
· Mỗi hộp thư điện tử được gắn với một địa chỉ thư điện tử duy nhất có dạng:
@.
· Tương tự hệ thống bưu chính, để thực hiện dịch vụ thư điện tử cần có nơi trung chuyển và phân phát thư (máy chủ), hộp thư (inbox), địa chỉ (address) và nội dung thư (message). Nội dung thư sẽ được lưu trong máy chủ. Nhờ trình duyệt web hoặc chương trình chuyên dụng, người nhận có thể mở hộp thư để xem và có thể tải về máy của mình.
· Thư điện tử là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên Internet thông qua hộp thư điện tử. Sử dụng dịch vụ này ngoài nội dung thư có thể truyền kèm tệp (văn bản, âm thanh, hình ảnh, video)
· Ví dụ: Với địa chỉ
 minhanh@yahoo.com 
thì minhanh là tên truy cập còn yahoo.com là địa chỉ của máy chủ.
· Dùng thư điện tử, ta có thể gửi đồng thời cho nhiều người cùng lúc, hầu như họ đều nhận được đồng thời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề bảo mật thông tin
25
4. Vấn đề bảo mật thông tin.
a. Quyền truy cập website.
Người ta giới hạn quyền truy cập với người dùng bằng tên và mật khẩu đăng nhập.
Chỉ đúng đối tượng được phép sử dụng mới có thể vào xem được.
b. Mã hoá dữ liệu.
· Mã hoá dữ liệu được sử dụng để tăng cường tính bảo mật cho các thông điệp mà chỉ người biết giải mã mới đọc được.
· Việc mã hoá được thực hiện bằng nhiều cách, cả phần cứng lẫn phần mềm.
c. Nguy cơ nhiễm virus khi sử dụng các dịch vụ Internet.
· Để bảo vệ máy tính của mình không bị nhiễm virus, người dùng nên cài đặt một phần mềm chống virus ( BKAV, D2, Norton Antivirus, ..) và cập nhật phiên bản mới thường xuyên để ngăn ngừa virus mới.
Dẫn dắt vấn đề: Ngoài việc khai thác dịch vụ trên Internet người dùng cần phải biết bảo vệ mình trước nguy cơ trên Internet như tin tặc, virus, thư điện tử quảng cáo.
· Nếu không được cấp quyền hoặc gõ không đúng mật khẩu thì sẽ không thể truy cập được nội dung của website đó.
H. Hãy cho ví dụ về quyền truy cập?
· Trong chương I, ta đã nói đến mã hoá thông tin thành dữ liệu để đưa vào máy tính. Việc bảo mật thông tin còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác, chẳng hạn để bảo mật thông tin.
· Khi tải về từ Internet các tệp tài liệu, âm thanh hay một chương trình tiện ích  thì tệp đó có thể đã bị nhiễm virus.
· Nêu một vài phần mềm chống virus mà em biết?
Đ. Ví dụ: Xem các thông tin về tình hình học tập của học sinh.
chữ gốc
a
b
c
z
chữ mã hoá
c
d
e
b
ví dụ: từ “bac” được mã hoá thành “dce”
· Một tệp tài liệu hay 1 chương trình được tải về bị nhiễm virus vì nó đính virus đi kèm.
· BKAV, Antivirus, Kaspersky 
Hoạt động 3: Củng cố
2
Nhấn mạnh:
– Cách gửi và nhận thư điện tử
– Cách phòng chống virus khi sử dụng dịch vụ Internet.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: 
	– Bài 6, 7 SGK trang 162
	– Chuẩn bị bài tập và thực hành 11.
V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 61-62.doc