I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và ph.pháp nghiên cứu riêng.
– Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.
– Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội .
– Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.
– Biết được một số ứng dụng của tin học và MTĐT trong các hoạt động của đời sống.
Kĩ năng:
–
Thái độ:
– Tạo tiền đề cho học sinh ham thích học môn Tin học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
– Giáo án, tranh ảnh
– Tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh:
– Sách giáo khoa, vở ghi.
– Đọc bài trước.
III Phương Pháp dạy học
Tiết dạy: 01 Chương I Ngày soạn: 07/2009 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Ngày soạn: 07/2009 Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và ph.pháp nghiên cứu riêng. – Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ. – Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội . – Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính. – Biết được một số ứng dụng của tin học và MTĐT trong các hoạt động của đời sống. Kĩ năng: Thái độ: – Tạo tiền đề cho học sinh ham thích học môn Tin học. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh – Tổ chức hoạt động theo nhóm. Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi. – Đọc bài trước. III Phương Pháp dạy học Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu sự hình thành và phát triển của Tin học 15 I. Sự hình thành và phát triển của Tin học: · Tin học là một ngành khoa học mới hình thành nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ và động lực cho sự phát triển đó là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người. · Tin học dần hình thành và phát triển trở thành một ngành khoa học độc lập, với nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu mang đặc thù riêng. Một trong những đặc thù đó là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời với việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử. Đặt vấn đề: Các em nghe rất nhiều về Tin học nhưng nó thực chất là gì thì ta chưa được biết hoặc những hiểu biết về nó là rất ít. Vậy Tin học có từ bao giờ, thuộc ngành nào? · Cho các nhóm nêu các phát minh tiêu biểu của nhân loại qua các giai đoạn phát triển xã hội loài người. – GV giới thiệu tranh ảnh lịch sử phát triển xã hội loài người. · Cho các nhóm thảo luận tìm hiểu cách lưu trữ và xử lí thông tin từ trước khi có MTĐT. Từ đó dẫn dắt HS biết được do đâu mà ngành Tin học hình thành và phát triển? · Cho HS thảo luận, tìm hiểu: Học tin học là học những vấn đề gì? và có gì khác biệt so với học những môn học khác? · Các nhóm thảo luận và phát biểu: – lửa –> văn minh NN – máy hơi nước –> văn minh CN – MTĐT –> văn minh T.Tin · Các nhóm thảo luận và phát biểu: – khắc trên đá, viết trên giấy, Do nhu cầu khai thác thông tin. · HS đưa ra ý kiến: – học sử dụng MTĐT – học lập trình, – .. Hoạt động 2: Các đặc tính và vai trò của máy tính điện tử 20 II. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử: · Một số đặc tính giúp máy tính trở thành công cụ hiện đại và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta: – MT có thể làm việc 24 giờ/ngày mà không mệt mỏi. – Tốc độ xử lý thông tin nhanh, chính xác. – MT có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn trong một không gian hạn chế. – Các máy tính cá nhân có thể liên kết với nhau thành một mạng và có thể chia sẻ dữ liệu giữa các máy với nhau. – Máy tính ngày càng gọn nhẹ, tiện dụng và phổ biến. · Vai trò: Ban đầu MT ra đời với mục đích cho tính toán đơn thuần, dần dần nó không ngừng được cải tiến và hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặt vấn đề: Trước sự bùng nổ thông tin hiện nay máy tính được coi như là một công cụ không thể thiếu của con người. Như vậy MTĐT có những tính năng ưu việt như thế nào? · Cho các nhóm thảo luận tìm hiểu những đặc tính của MTĐT mà các em đã biết. GV bổ sung. GV minh hoạ các đặc tính. · Cho HS nêu các ứng dụng của MTĐT vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. GV minh hoa, bổ sung thêm. · Từng nhóm trình bày ý kiến. · HS thảo luận, đưa ra ý kiến: – y tế, giáo dục, giao thông, Hoạt động 3: Giới thiệu thuật ngữ Tin học 5 III. Thuật ngữ Tin học: · Một số thuật ngữ Tin học được sử dụng là: – Informatique – Informatics – Computer Science · Khái niệm về tin học: Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất chủa thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. GV gới thiệu một số thuật ngữ tin học của một số nước. HS đọc SGK Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học 3 · GV nhấn mạnh thêm khái niệm tin học theo các khía cạnh: + Việc nghiên cứu công nghệ chế tạo, hoàn thiện máy tính cũng thuộc lĩnh vực tin học. + Cần hiểu tin học theo nghĩa vừa sử dụng máy tính, vừa phát triển máy tính chứ không đơn thuần xem máy tính chỉ là công cụ. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài 1,2,3,5 SGK , Đọc trước bài "Thông tin và dữ liệu". V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: 07/2009 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 02 Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Tuần: 01 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết khái niệm thông tin, lượng TT, các dạng TT, mã hoá TT cho máy tính. – Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. – Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các bội của bit Kĩ năng: – Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit. – Học sinh hình dung rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính. Thái độ: – Kích thích sự tìm tòi học hỏi tin học nhiều hơn. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, các tranh ảnh. – Tổ chức hoạt đông nhóm. Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước. III Phương Pháp dạy học Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Mục tiêu của ngành khoa học tin học là gì? Đáp: Phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu, xử lí thông tin. 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm thông tin và dữ liệu 10 I. Khái niệm thông tin và dữ liệu: · Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó. Ví dụ: – Bạn Hoa 16 tuổi, nặng 50Kg, học giỏi, chăm ngoan, đó là thông tin về Hoa. · Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính. Đặt vấn đề: Đối tượng nghiên cứu của Tin học là thông tin và MTĐT. Vậy thông tin là gì? nó được đưa vào trong máy tính như thế nào? · Tổ chức các nhóm nêu một số ví dụ về thông tin. · Muốn đưa thông tin vào trong máy tính, con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lí được. · Các nhóm thảo luận và phát biểu: – Nhiệt độ em bé 400C cho ta biết em bé đang bị sốt. – Những đám mây đen trên bầu trời báo hiệu một cơn mưa sắp đến. Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo thông tin 20 II. Đơn vị đo thông tin: · Đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin là bit (viết tắt của Binary Digital). Đó là lượng TT vừa đủ để xác định chắc chắn một sự kiện có hai trạng thái và khả năng xuất hiện của 2 trạng thái đó là như nhau. Trong tin học, thuật ngữ bit thường dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu là 0 và 1. Đặt vấn đề: Muốn MT nhận biết được một sự vật nào đó ta cần cung cấp cho nó đầy đủ TT về đối tượng nầy. Có những TT luôn ở một trong 2 trạng thái. Do vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị bit để biểu diễn TT trong MT. · Cho HS nêu 1 số VD về các thông tin chỉ xuất hiện với 1 trong 2 trạng thái. · Hướng dẫn HS biểu diễn trạng thái dãy 8 bóng đèn bằng dãy bit, với qui ước: S=1, T=0. · HS thảo luận, đưa ra kết quả: – công tắc bóng đèn – giới tính con người · Các nhóm tự đưa ra trạng thái dãy bóng đèn và dãy bit tương ứng. · Ngoài ra, người ta còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin: – 1B (Byte) = 8 bit – 1KB (kilo byte) = 1024 B – 1MB = 1024 KB – 1GB = 1024 MB – 1TB = 1024 GB – 1PB = 1024 TB Hoạt động 3: Giới thiệu các dạng thông tin 8 III. Các dạng thông tin: · Có thể phân loại TT thành loại số (số nguyên, số thực, ) và phi số (văn bản, hình ảnh, ). · Một số dạng TT phi số: – Dạng văn bản: báo chí, sách, vở – Dạng hình ảnh: bức tranh vẽ, ảnh chụp, băng hình, – Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng chim hót, · Cho các nhóm nêu VD về các dạng thông tin. Mỗi nhóm tìm 1 dạng. GV minh hoạ thêm 1 số tranh ảnh. · Các nhóm dựa vào SGK và tự tìm thêm những VD khác. Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học 5 – Trong tương lai, máy tính có khả năng xử lí các dạng thông tin mới khác. – Tuy TT có nhiều dạng khác nhau, nhưng đều được lưu trữ và xử lí trong máy tính chỉ ở một dạng chung – mã nhị phân. · GV hướng dẫn HS thấy được hướng phát triển của tin học. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài 1, 2 SGK – Cho một vài ví dụ về thông tin. Cho biết dạng của thông tin đó?, đọc tiếp bài "Thông tin và dữ liệu" V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: