Giáo án Ngữ văn 10 - Trung tâm GDTX Lạc Thuỷ

Giáo án Ngữ văn 10 - Trung tâm GDTX Lạc Thuỷ

Tiết 1 + 2.

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 Giúp học sinh nắm được.

1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.

2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

- Các tài liệu văn học.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 262 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1584Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Trung tâm GDTX Lạc Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 + 2.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tổng quan văn học Việt nam
Mục tiêu bài học.
 Giúp học sinh nắm được.
1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.
2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
- Các tài liệu văn học.
c. Cách thức tiến hành.
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
d. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ. 
Kiểm tra vở ghi, SGK.
2. Giới thiệu bài mới.
Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam.
(Yêu cầu HS đọc từ ‘Trải qua hàng ngàn năm ề tinh thần ấy). 
? Nội dung của phần này ? Theo em đó là phần gì của bài tổng quan Văn học.
Yêu cầu HS đọc phần I SGK.
? Văn học Việt Nam bao gồm mấy bộ phận ?
HS đọc phần Văn học dân gian.
? Hãy trình bày những nét lớn của văn học dân gian.
HS đọc SGK từ văn học viết, kịch nói.
? SGK trình bày nội dung gì? Hãy trình bày khái quát về từng nội dung chữ Hán là văn tự của người Hán, chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ Quốc ngữ sử dụng chữ cái la tinh để ghi âm Tiếng Việt. Từ TK 20 trở lai đây Văn học Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ.
? Nhìn tổng quát Văn học Việt nam có mấy thời kỳ phát triển.
? Nét lớn của truyền thống thể hiện trong Văn học Việt Nam là gì?
? Từ TK 10 đến hết TK 19 nền Văn học Việt Nam có gì đáng chú ý?
? Vì sao Văn học từ TK 10 đến hết TK19 có sự ảnh hưởng của văn học Trung quốc. 
(HS đọc SGK)
? Hãy chỉ ra những tác giả và tác phẩm tiêu biểu của Văn học Trung đại.
+ Chữ nôm: 
- ức trai thi tập – Nguyễn Trãi.
- Bắc hành tạp lục – Nguyễn Du.
- Bạch Vân Quốc Ngữ Thi tập – Nguyễn Bỉnh Khiêm, HXH, Bà huyện thanh quan
- Cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của Văn học Việt Nam.
+ Nội dung SGK : Trải qua quá trình lao động, chiến đấu xây dựng bảo vệ Đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo ra những giá trị tinh thần. Văn học Việt Nam là bằng chứng cho sự sáng tạo tinh thần ấy.
I. Các bộ phận hợp thành của Văn học Việt Nam.
- Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận  lớn.
+Văn học dân gian.
+ Văn học viết.
1. Văn học dân gian.
+ Khái niệm Văn học dân gian: Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Những trí thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói , tình cảm chung của nhân dân.
+ Các thể loại của văn học dân gian.
- Truyện cổ dân gian bao gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Thơ ca dân gian bao gồm: Tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ.
+ Sân khấu dân gian bao gồm, chèo, tuồng, cải lương.
- Đặc trưng của văn học dân gian là tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết.
- Khái niệm về văn học viết: Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết là sáng tạo của cá nhân, văn học viết mang dấu ấn của tác giả.
- Hình thức văn tự của Văn học viết được ghi lại bằng 3 thứ chữ, Hán, Nôn, Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp.
II- Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
- Văn học Việt Nam có 2 thời kỳ phát triển. 
Từ TK10 đến hết TK 19 Văn học Trung đại từ đầu TK20 đến nay: Văn học hiện đại.
+ Truyền thống Văn học Việt Nam thể hiện 2 nét lớn đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
1. Thời kỳ văn học Trung đại (Từ TK 10 đến kết TK 19)
- Từ TK 10 đến hết TK 19, Văn học Việt Nam có điểm đáng chú ý là: Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Vì các triều đại phong kiến phương bắc lần lượt sang xâm lược nước ta. Đây cũng là lý do để quyết định Văn học viết bằng chữ Hán.
- Các tác phẩm: Thánh Tông Di Cảo – Lê Thánh Tông.
Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ.
Việt Điện u linh tập – Lý Tế Xương.
Thượng Kinh ký sự – Hải thượng Lãn ông.
Hoàng lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái (Tiểu thuyết chương hồi).
(Hết tiết 1)
Tiết 2: 	Tổng quan văn học việt nam 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HS đọc lần lượt SGK
? Văn học Việt Nam từ TK 20 đến nay được gọi bằng nền Văn học gì? Tại sao lại có tên gọi ấy?
? Văn học thời kỳ này được chia làm mấy giai đoạn.
Gọi HS đọc SGK.
? Nhìn một cách khái quát ta rút ra những quy luật gì về Văn học Việt Nam.
(Gọi HS đọc phần mở đầu và P1 SGK).
? Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào?
HS đọc phần 2 SGK.
? Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào.
Gọi HS đọc phần 3 SGK.
? Văn học Việt Nam đã phản ánh mối quan hệ xã hội như thế nào?
? Xu hướng chung của Văn học VIệt Nam là gì khi xây dựng mẫu người lý tưởng? 
Củng cố.
? Học xong bài này cần lưu ý điểm nào?
2.Thời kỳ Văn học hiện đại (Từ đầu TK 20 đến nay).
- Văn học từ đầu TK 20 đến nay được gọi là nền Văn học hiện đại: Sở dĩ có tên như vậy vì nó phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như những luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhân thức, cách nghĩ, cách cảm và cả cách nói của con người Việt Nam. Nó chịu ảnh hưởng của văn học Phương tây.
- Văn học thời kỳ này được chia làm 4 giai đoạn.
+ Từ đầu TK 20 đến 1930.
+ Từ 1930 đến 1945.
+ Từ 1945 đến 1975.
+ Từ 1975 đến nay.
Văn học Việt Nam đạt được giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với nhiều tác giả được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Nhiều tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Văn học Việt Nam với những khả năng và sự sáng tạo đã xây dựng được vị trí riêng trong Văn học nhân loại.
III. Một số nội dung chủ yếu của Văn học Việt Nam. 
Phản ánh quan hệ với thế giới tự nhiên.
+ Với thế giới tự nhiên.
Văn học dân gian với tư duy huyền thoại đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục của ông cha ta với thế giới tự nhiên hoang dã, xây dựng cuộc sống, tích luỹ hiểu biết phong phú về thiên nhiên.
- Trong sáng tác Văn học trung đại, hình ảnh của thiên hiên thường gắn liền với lý tưởng, đạo đức thẩm mỹ ( Hình ảnh cây Tùng, Trúc, Cúc, Mai tượng trưng cho nhân cách cao thượng của nhà nho. Các đề tài ngư tiều, canh, mục thể hiện lý tưởng thanh tao của những con người mai danh ẩn tích, lánh đục tìm trong không màng danh lợi).
2. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc.
- Con người Việt Nam sớm có ý thức xây dựng Quốc gia dân tộc của mình. Đất nước lại trải qua nhiều thử thách chống kẻ thù xâm lược. Vì vậy, một nền văn học yêu nước có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam. Đó là tình yêu quê hương xứ sở, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc.
3. Phản ánh quan hệ xã hội.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng, Văn học Việt Nam đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền, bạo ngược và thể hiện sự cảm thông chia sẻ với người bị áp bức đau khổ.
Ngày nay chủ nghĩa yêu nước, nhân đạo đang xây dựng được những mẫu người lý tưởng. Con người biết phát huy vẻ đẹp truyền thống vừa biết làm giàu cho quê hương Đất nước, cho mình.
- Dù ở giai đoạn nào, xu hướng chung của Văn học Việt nam là xây dựng một đạo lý làm người với nhân phẩm tốt đẹp như nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chính nghĩa. Đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỷ của tôn giáo, đề cao quyền sống con người cả người nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân.
IV- Củng cố.
- Các bộ phận hợp thành Văn học Việt Nam.
- Tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam.
- Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam.
 Ngày ... tháng .... năm 200...
 Duyệt của tổ chuyên môn
Tiết 3: 
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
a. Mục tiêu bài học.
Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp nâng cao kỹ năng tạo lập, phân tích lĩnh hội trong giao tiếp.
b.Phương tiện dạy học.
SGK, SGV.
Thiết kế bài học.
c. Cách thức tiến hành.
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
d. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Trong cuộc sống hàng này, con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
a. Các nhân vật giao tiếp nào tham gia hoạt động giao tiếp? 
? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào ?
b. Trong hoạt động giao tiếp các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (người nói, người nghe) như thế nào ?
c.Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? (ở đâu, vào lúc nào? Khi đó ta ở nước ta có sự kiện lịch sử gì? ).
d. Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì? Đề cập đến vấn đề gì?
e. Mục đích của giao tiếp là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không? 
a. Các nhân vật giao tiếp qua bài này?
b. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c. Nội dung giao tiếp? Về đề tài gì? bao gồm những vấn đề cơ bản nào? 
d. Mục đích của giao tiếp?
- Phương tiện giao tiếp được thể hiện như thế nào? 
(Gọi HS đọc SGK)
I – Tìm hiểu chung.
1. Gọi HS đọc và nhắc cả lớp theo dõi phần văn bản SGK.
- Vua và các bộ lão trong hội nghị là nhân vật tham gia giao tiếp.
- Vua cai quản Đất nước; các bô lão là người có tuổi đã từng giữ những trọng trách nay về nghỉ hoặc được vua mời đến tham dự hội nghị.
- Các bộ lão nghe vua Nhân Tông hỏi.
Nội dung hỏi : Liệu tính như thế nào khi quân Mông Cổ tràn đến.
- Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp. Lúc ấy vua lại là người nghe.
- Hoạt động giao tiếp diễn ra ở Điện Diên Hồng lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta.
- Hướng vào nội dung: Hoà hay đánh, đề cập vấn đề hệ trọng còn hay mất của Quốc gia dân tộc mạng sống con người.
- Mục đích của giao tiếp: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để đạt được mệnh lệnh quyết tâm giữ gìn Đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Cuộc giao tiếp đó đã đạt được mục đích.
2.Qua bài “Tổng quan về văn học Việt Nam” hãy cho biết:
- Người viết SGK và giáo viên, học sinh toàn quốc đều tham gia giao tiếp.
- Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, chương trình quy định chung hệ thống trường phổ thông: Nội dung: Văn học Việt Nam.
- Người soạn sách muốn cung cấp tri thức cần thiết cho người học. Người học nhờ văn bản giao tiếp đó hiểu được kiến thức cơ bản của nền Văn học Việt Nam.
- Sử dụng nghĩa của văn bản khoa học. Văn bản có bố cục rõ ràng, có hệ thống, có lý lẽ và dẫn chứng tiêu biểu.
3. Ghi nhớ.
III- Củng cố.
1.Hoạt động giao tiếp phải có nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và phương tiện giao tiếp.
2. Giao tiếp phải thực hiện mục đích nhất định.
3. Mỗi hoạt động giao tiếp gồm 2 quá trình: Một là tạo lập văn bản, hai là thực hiện lĩnh hội văn bản.
 Ngày ... tháng .... năm 200...
Duyệt của tổ chuyên môn.
Tiết 4: 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Khái quát văn học dân gian việt nam
A. Mục tiêu bài học.
Giúp HS.
1. Hiể ... ệm.
Phân tích được diễn biến tâm trạng của Kiều trong đoạn trích Trao Duyên.
III- Nội dung cụ thể.
1. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
6
C
2
A
7
B
3
B
8
B
4
C
9
D
5
A
2. Phần tự luận (7 điểm)
- Phân tích được diễn biến tâm trạng của Kiều khi Trao duyên.
+ Kiều coi Vân là ân nhân nên đã lạy, thưa với em.
+ Kiều nói về cảnh ngộ của mình và cả việc nàng chọn chữ hiếu.
+ Yêu cầu chính thức của Kiều đối với Vân bởi 2 lý do: Tình chị em và Thúy Vân vẫn còn trẻ.
+ Trao kỷ vật của tình yêu - Kiều rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn.
+ Từ nói với em - nói với chính mình - nói với chàng im: Kiều tự nhận mình là người phụ tình, phụ bạc, phụ người yêu. Qua đó ta hiểu thêm về đức tính tốt đẹp của Kiều, luôn nghĩ về người khác hơn là nghĩ về mình.
IV- Đáp án.
1. Trắc nghiệm (3 điểm)
3 câu 1 điểm.
2. Phần tự luận.
- Điểm 7: Nội dung đầy đủ, văn viết lưu loát giàu hình ảnh, khong quá 5 lỗi chính tả.
 - điểm 6: Nội dung đầy đủ, văn viết lưu loát, mắc không quá 8 lỗi, câu văn, chính tả, dùng từ.
- Điểm 4 - 5: Nội dung có thể thiếu một vài ý nhỏ, văn viết thư được lưu loát mắc quá 10 lỗi câu văn, dùng từ, chính tả.
- Điểm 2 -3: Nội dung sơ sài, văn viết lủng củng.
- Điểm 1 - 1: Không đạt được yêu cầu của điểm 2 - 3.
Dặn dò: 
- Đọc những bài tham khảo để phát để phát hiện những ưu nhược điểm bài viết của mình.
- Soạn tiết: 93 - Viết quảng cáo.
Tiết 93
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Viết quảng cáo
A. Kết quả cần đạt.	
- Nắm được mục đích của Quảng cáo là thông tin, thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham tích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
- Biết cách viết và trình bày quảng cáo ngắn gọn hấp dẫn.
- Thấy được tính hai mặt của quảng cáo: Một mặt nó tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn sản phẩm có chất lượng cao (nếu quảng cáo trung thực) mặt khác nó dễ gây nhiễu loạn thị trường khiến cho khách hàng hoang mang (nếu quảng cáo thiếu trung thực hoặc thậm trí là lừa đảo). Vì vậy người viết quảng cáo và người thực hiện quảng cáo phải có lương tâm và trách nhiệm đối với khách hàng.
B. Phương tiện thực hiện.
SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
C. Cách thức tiến hành.
Gv tổ chức giờ dạy học trên cơ sở kết hợp giữa trao đổi thảo luận, vấn đáp.
D. Tiến trình thực hiện.
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
Em đã nghĩ nhiều thông tin quảng cáo, nhưng em ấn tượng nhất là thông tin nào? vì sao?
3. Bài mới.
Cho Hs đọc SGK và trả lời câu hỏi.
Các văn bản trên quảng cáo điều gì?
Chúng ta thường gặp các văn bản đó ở đâu?
Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại.
Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào?
Nhận xét mặt chưa đạt của những văn bản trong SGK.
Nội dung của văn bản quảng cáo?
Các hình thức quảng cáo?
Cho Hs đọc chậm, rõ ràng ghi nhớ.
Chia nhóm cho Hs làm bài, thảo luận, trình bày Gv tổng hợp ý kiến.
I- Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
1. Văn bản quảng cáo trong đời sống.
- Các văn bản quảng cáo về sản phẩm máy vi tính và dịch vụ khám bệnh.
- Ta thường gặp các văn bản đó trên ti vi, bác chí, tờ rơi, pa nô, áp pích.
- Cho Hs kể tên một số văn bản cùng loại.
2. Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo.
- Muốn việc quảng cáo có hiệu quả, văn bản quảng cáo cần đảm bảo tính trung thực và phải diễn đạt ngắn gọn, rõ ý.
+ Văn bản quảng cáo nước giải khát, dài dòng nhưng lại không làm nổi bật tính ưu việt của nó.
+ Văn bản quảng cáo kem. Quá cường điệu khiến khách hàng có thể nghi ngờ hiệu quả đích thực của sản phẩm.
II- Cách viết văn bản quảng cáo.
Ví dụ: Viết văn bản quảng cáo sản phẩm sau sạch.
1. Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo.
Bước 1: Giải thích thế nào là rau sạch.
Bước 2: Kể cả các phẩm chất của rau sạch.
Bước 3: Thông báo các chủng loại và giá cả.
2. Chọn hình thức quảng cáo.
Chọn phương pháp trình bày.
+ Dùng cách quy nạp.
+ Dùng cách so sánh.
- Chọn từ ngữ khẳng định tuyệt đối và các kiểu câu để khẳng định tính ưu việt của rau sạch.
- Kết hợp tranh, ảnh, hình thức trình bày.
3. Ghi nhớ.
III- Luyện tập.
Bài tập 1, 2/145.
Dặn dò: 
- Nắm chắc nội dung của bài.
- Soạn: Ôn tập phần làm văn.
Tiết 94: 
Ngày goạn:
Ngày giảng:
ôn tập phần làm văn.
A. Kết quả cần đạt.
- ôn tập kiến thức và kỹ năng viết các kiểu văn bản đã học ở THCS và nâng cao ở lớp 10 và ôn tập các kiểu văn bản mới đã học ở lớp 10.
- Tích hợp với các bài văn, tiếng việt đã học và với vốn sống thực tế,
- Chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho bài kiểm tra đầu năm lớp 11.
B. Phương tiện thực hiện.
SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
C. Cách thức tiến hành.
Gv tổ chức giờ dạy học trên cơ sở kết hợp giữa trao đổi, thảo luận vấn đáp.
D. Tiến trình dạy học.
1. ổn định
2. Bài mới.
a. Đặc điểm riêng
1. Đặc điểm của các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế viết văn, cho biết vì sao cần phải kết hợp các kiểu văn bản đó với nhau.
2. Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? vận dụng vào bài viết như thế nào?
3. Trình bày cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Tự sự
- Trình bày các sự viết (sự kiện) có quan hệ nhân quả đến kết cục biểu lộ ý nghĩa.
- Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ tình cảm.
Thuyết minh
- Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.
- Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng.
Nghị luận
- Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
- Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
b. Mối quan hệ.
- Tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, ngoài ra tự tự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và đọc thoại nội tâm.
- Thuyết minh: Có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự.
- Nghị luận: Có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
- Sự việc: Là cái sảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái sảy ra khác.
- Sự việc tiêu biểu: Là những sự việc quan trọng góp phần làm nên cốt truyện.
- Chi tiết TB: Là tiểu triết của TP mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.
- Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò dẫn dắt câu chuyên, tô đậm đặc điểm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, nhấn mạnh ý nghĩa của văn bản. Vì vậy lựa chọn được sự việc và chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.
a. Cách lập dàn ý.
- Xác định đề tài: Kể việc gì, chuyện gì?
- Dự kiến cốt truyện.
- Dàn ý. (MB - TB, KL)
b. Trong thực tế không thể chỉ ra các yếu tố riêng biệt tỏng một văn bản mà nó đan xen vào nhau, hỗ trợ nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản. Tuy nhiên khi tìm hiểu văn bản tự sự thì chúng ta phải tập trung vào các yếu tố tự sự và lướt qua các yếu tố miêu tả, biểu cảm, còn khi tìm hiểu văn bản miêu tả hoặc biểu cảm thì ngược lại. Đây là mối quan hệ biện chứung mang nguyên lý của sự sáng tạo, nếu xa nó sẽ rơi vào cực đoan, phiến diện.
- Các phương pháp thuyết minh phổ biến nhất, định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại liệt kê, giảng giải nguyên nhân, kết quả, nêu ví dụ, so sánh dùng số liệu.
a. Yêu cầu về tính chuẩn xác.
- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo.
- Chú ý đến thời didểm xuất bản của các văn bản để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có.
b. Yêu cầu về tính hấp dẫn.
- Đưa ra chi tiết cụ thể, sinh động, con số chính xác.
- So sánh làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc.
- Kết hợp sử dụng các kiểu câu khác nhau.
- Phối h ợp nhiều loại kiến thức, đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.
a. Yêu cầu viết một đoạn văn thuyết minh.
- Xác định chủ đề của đoạn.
- Sử dụng hợp lý các phương pháp TM.
- Các câu trong đoạn phải đảm bảo tính liên kết.
- Dùng từ ngữ đặt câu trong sáng, đúng PC.
b.Yêu cầu lập dàn ý.
Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
Thân bài: Cung cấp các đặc điểm, tính chất, số liệu.
Kết bài: Vai trò ý nghĩa của đối tượng đối với đời sống con người.
a. Cấu tạo của lập luận.
Luận điểm
Các luận cứ
Các phương pháp lập luận.
b. Các phương pháp lập luận.
- Phương pháp quy nạp.
- Phương pháp diễn dịch.
- Phương pháp phản đề.
- Phương pháp loại suy.
- Phương pháp ngụy biện.
8. Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
tóm tắt văn bản tự sự
Tóm tắt văn bản thuyết minh
- VBTM thường được tóm tắt theo 2 cách theo cốt truyện hoặc nhân vật. Tuy nhiên dù theo cách nào cũng phải tôn trọng nội dung cơ bản của TP, thỏa mãn yêu cầu cơ bản của một văn bản và đáp ứng được mục đích tóm tắt.
- Tóm tắt VBTS theo nhân vật chính giúp ta nắm vữung tính cách, số phận của nhân vật góp phần tìm hiểu và đánh giá tác phẩm. Để tóm tắt được cần.
+ Xác định mục đích TT.
+ Đọc VB xác định nhân vật chính, đặt NV trong mối quan hệ với nhân vật khác và diễn biến các sự việc trong cốt truyện.
+ Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
+ Kiểm tra và sửa chữa văn bản TT.
- Tóm tắt VBTM nhằm hiểu và nắm được những nội dung chính của văn bản đó. Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nội dung của văn bản gốc.
- Muốn tóm tắt phải rõ ràn, chính xác so với nội dung của văn bản gốc.
- Muốn tóm tắt VBTM cần:
+ Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt.
+ đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.
+ Tìm bố cục của văn bản.
+ Văn bản tóm tắt thành lời văn của mình.
Củng cố dặn dò.
- Làm tiếp câu 9, câu 10 trong SGK.
- Nắm chắc ND đã ôn tập.
- Tiết sau trả bài số 8.
Tiết 95
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Trả bài số 8
A. Mục tiêu cần đạt.
- Thông qua tiết trả bài giúp Hs thấy được ưu, nhược điểm bài viết của mình, của bạn, biết cách chữa lỗi, khắc phục những nhược điểm ở bài viết sau:
B. Phương tiện thực hiện.
- Bài chấm của Hs, thiết kế bài dạy.
C. Cách thức tiến hành: 
- Gv chép đề và yêu cầu của đề lên bảng để Hs tự xác định mức độ nội dung của bài viết.
- Cùng Hs chữa lỗi để các em phát hiện lỗi, cách chữa lỗi.
D. Tiến trình thực hiện.
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
Nhắc lại đề và nêu cách giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của em.
3. Bài mới.
Gv chữa một số lỗi cơ bản theo cách chép lên bảng cho Hs chữa và nhận xét, Gv tổng hợp ý kiến.
I- Đề bài.
a. Phần trắc nghiệm.
b. Đề tự luận.
Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều khi trao duyên.
II- nhận xét bài làm.
1. Phần trắc nghiệm: Nhìn chung đạt yêu cầu. Tuy nhiên còn một số chưa tốt.
2. Phần tự nhiên.
- Về cơ bản đã phân tích được diễn biến tâm trạng của nhân vật, văn viết lưu loát, nhưng còn một số trường hợp diễn đạt chưa thoát ý, còn lủng củng do dùng từ chưa chính xác.
- Lỗi chính tả, lỗi câu, từ còn nhiều.
III- Chữa lỗi.
1. Lỗi chính tả.
- Nhầm phụ âm đầu.
- Ghép âm.
2. Lỗi dùng từ.
- Từ không hợp phong cách.
- Từ không đúng nghĩa.
3. Lỗi viết câu.
IV- Trả bài.
- Cho Hs trao đổi bài và tự chữa lỗi cho nhau.
Củng cố dặn dò: 
Chữa tiếp những lỗi, chưa chữa được trên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI CHU NGUOI TU TU.doc