Giáo án môn Tin học 11 - Ôn tập học kỳ I

Giáo án môn Tin học 11 - Ôn tập học kỳ I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học trong chương I, II, III.

2. Kỹ năng:

3. Thái độ:

II. CHUẨN BỊ:

1. Tài liệu, bài tập: SGK, SGV.

2. Dụng cụ, thiết bị:

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổ định, tổ chức lớp: CBL báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 5454Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 - Ôn tập học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/12/2007	
Bài: 	ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học trong chương I, II, III.	
2. Kỹ năng:
3. Thái độ: 
II. CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu, bài tập: SGK, SGV.
2. Dụng cụ, thiết bị: 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổ định, tổ chức lớp: CBL báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:	 Không.
3. Bài giảng:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
-Nội dungHĐ: Chương I.
-Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã học trong chương I.
-Các bước tiến hành:
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về lập trình, ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch; Các thành phần của NNLT.
HS: Trả lời.
Hoạt động 2:
-Nội dungHĐ: Chương II.
-Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã học trong chương II.
-Các bước tiến hành:
GV: Yêu câu HS nhắc lại cấu trúc chung của chương trình và các thành phần của chương trình.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV Ghi tóm tắt nội dung trả lời của HS và bổ sung (nếu có):
(*Phần khai báo*)
Program ;
Uses ;
Const = ;
Var : ;
(*Phần thân chương trình*)
Begin
 []
End.
GV: Một số kiểu dữ liệu chuẩn, yêu cầu HS nhắc lại: Gồm những kiểu dữ liệu nào? Phạm vị biểu diễn giá trị và dung lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các phép toán, các loại biểu thức và câu lệnh gán.
HS: Nhắc lại kiến thức đã học.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các thủ tục chuẩn dùng để đưa dữ liệu vào và ra.
HS: Nhắc lại các thủ tục chuẩn dùng để đưa dữ liệu vào và ra.
GV nhắc lại phần chú chú ý: 
 -Các thủ tục Readln và Writeln có thể không có tham số;
 -Trong thủ tục write hoặc writeln, sau mỗi kết quả ra (biến, hằng, biểu thức) có thể có quy cách ra. 
HS: Lắng nghe.
GV: Để sử dụng được Turbo Pascal, trên máy phải có các file nào? 
HS: Turbo.exe, Turbo.tpl, Graph.tpu, egavga.bgi
GV: Cho HS nhắc lại một số thao tác: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
Hoạt động 3:
-Nội dungHĐ: Chương III.
-Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã học trong chương III.
-Các bước tiến hành:
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về câu trúc rẽ nhánh và lặp.
HS: Nhắc lại kiến thức đã học.
GV: Tóm tắt ghi lên bảng.
1/ Chương I:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LT VÀ NNLT
§1. Khái Niệm Về LT Và NNLT:
1/ Khái niệm lập trình: (SGK)
2/ Ngôn ngữ lập trình:
 -KN (SGK)
 -NNLT có có 3 loại: NN máy; Hợp ngữ; NN bậc cao.
3/ Chương trình dịch:
 -Chức năng của chương trình dịch;
 -Thông dịch;
 -Biên dịch.
§2. Các Thành Phần Của NNLT:
-Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa;
-Một số khái niệm:
+Tên: Tên dành riêng; Tên chuẩn; Tên do người lập trình đặt.
+Hằng; Biến.
2/ Chương II:
CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
§3. Cấu Trúc Chương Trình:
1/ Cấu trúc chung:
 []
2/ Các thành phần của chương trình:
a/ Phần khai báo:
-Khai báo tên chương trình;
-Khai báo thư viện;
-Khai báo hằng;
-Khai báo biến; (Bài 5)
b/ Phần thân chương trình:
 Begin
 []
 End.
§4. Một Số Kiểu Dữ Liệu Chuẩn:
-Kiểu nguyên: Byte,Integer,Word, Longint
-Kiểu số thực: Real, Extended
-Kiểu kí tự: Char
-Kiểu logic: boolean
§6. Phép Toán, Biểu Thức, Câu Lệnh Gán:
1/ Phép toán:
-Các phép toán số học với số nguyên: 
+, -, *, div, mod
-Các phép toán số học với số thực: +, -, *, /
-Các phép toán quan hệ: , >=, =, 
-Các phép toán logic: not, or, and
2/ Biểu thức số học:
-Quy tắc viết biếu thức:
-Các phép toán được thực hiện theo thứ tự:
3/ Hàm số học chuẩn:
4/ Biểu thức quan hệ:
5/ Biểu thức logic:
Ví dụ: trong toán học: 5 ≤ x ≤ 11
Trong Pascal: (5 <= x) and (x <= 11)
6/ Câu lệnh gán:
§7. Các Thủ Tục Chuẩn Vào/Ra Đơn Giản:
-Nhập dữ liệu vào từ bàn phím:
 Read (); 
hoặc Readln ();
-Đưa dữ liệu ra màn hình:
 write ();
hoặc writeln ();
-Để nhập giá trị từ bàn phím cho biến, người ta thường dùng cập thủ tục:
 Write();
 Readln();
§8. Soạn Thảo, Dịch, Thực Hiện
Và Hiệu Chỉnh Chương Trình:
-Làm quen với Turbo Pascal 7.0:
-Soạn thảo: Lưu CT: F2, nhập tên tệp, Enter .
-Biên dịch chương trình: Alt + F9.
-Chạy chương trình: Ctrl + F9.
-Hiệu chỉnh chương trình: Dùng các bộ dữ liệu đặc biệt để kiểm tra (gọi là các bộ test).
-Đóng cửa sổ chương trình: Alt + F3 
-Thoát khỏi chương trình: Alt + X
3/ Chương III:
CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
§9. Cấu Trúc Rẽ Nhánh
-Rẽ nhánh
-Câu lệnh if-then: Dạng thiếu, dạng đủ
-Câu lệnh ghép
§10. Cấu Trúc Lặp
-Lặp với số lần biết trước và câu lệnh For- do.
-Lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh While-do.
4.Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: 
	Nhắc lại các kiến thức trong chương: Một số khái niệm về LT và NNLT; Chương trình đơn giản; Cấu trúc rẽ nhánh và lặp
5.Dặn dò, kế hoạch học tập tiết sau: 
	Về nhà học bài, xem lại các ví dụ và bài tập đã giải trên lớp.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docOnTapHKI_T17.doc