Giáo án môn Tin học 11 - Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản soạn thảo dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

Giáo án môn Tin học 11 - Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản soạn thảo dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

I. Mục tiêu

1.Kiến thức

 - Biết được ý nghĩa của các thủ tục và/ra chuẩn đối với lập trình.

 - Biết được cấu trúc chung của thủ tục vào/ra trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

 - Biết được cỏc bước để hoàn thành một chương trình.

 - Giới thiệu ban đầu về các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

- Làm quen với một số dịch vụ chính của TP

- Biết cách lập trình một số bài toán đơn giản, biết các file chương trình cơ bản của Turbo Pascal 7.0

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 - Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản soạn thảo dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
..../...../ 2010
11B1
...../.....,
..../...../ 2010
11B2
...../.....,
..../...../ 2010
11B3
...../.....,
..../...../ 2010
11B4
...../.....,
..../...../ 2010
11B5
...../.....,
..../...../ 2010
11B6
...../.....,
..../...../ 2010
11B7
...../.....,
Theo PPCT: 7
Bài 7, 8: 
CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN
SOẠN THẢO DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU
CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
 - Biết được ý nghĩa của các thủ tục và/ra chuẩn đối với lập trình.
 	 - Biết được cấu trúc chung của thủ tục vào/ra trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
 	 - Biết được cỏc bước để hoàn thành một chương trình.
 - Giới thiệu ban đầu về các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
- Làm quen với một số dịch vụ chính của TP 
- Biết cách lập trình một số bài toán đơn giản, biết các file chương trình cơ bản của Turbo Pascal 7.0
2. Kĩ năng.
 	- Viết đỳng lệnh vào/ra dữ liệu.
 	- Biết nhập đúng dữ liệu khi thực hiện chương trình.
- Biết khởi động và thoát hệ soạn thảo Turbo Pascal.
 	- Soạn được một chương trình vào máy.
 	- Dịch được chương trình để phát hiện lỗi cú pháp.
- Thực hiện được chương trình để nhập dữ liệu và thu kết quả, tìm lỗi thuật toán và sửa lỗi.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- SGK , phấn bảng, bảng phụ hoặc máy chiếu Projector, máy vi tính, một số chương trình viết sẵn.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Sách giáo khoa, vở ghi, đọc trước bài 7, 8
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Trong ngôn ngữ lập trình sử dụng những phép toán nào?
Câu 2: Hãy chuyển các biểu thức sau sang biểu thức của Turbo Pascal.
a. X3 + 5X2 – 8 	b. 
2. Bài mới.
Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy và trò
Bài 5: Tổ chức vào/ra đơn giản
1. Nhập thông tin vào từ bàn phím
- Thực hiện bằng thủ tục chuẩn: Read, Readln
- dạng: Read/readln (,,);
- Khi thực hiện trên mang hình xuất hiện con trỏ, gõ giá trị một biến, sau đó gõ phím cách, gõ giá trị tiếp theo, cuối cùng gõ phóm Enter. Các giá trị ứng với biến nào thì gõ giá trị biến đó.
VD: SGK ( 27, 28)
GV: Nêu thủ tục nhập thông tin vào từ bàn phím, dạng viết
GV: Các em xem ví dụ trong SGK trang 27, 28.
2. Đưa thông tin ra màn hình
- Thực hiện bằng thủ tục chuẩn: Write và Writeln
- dạng: 
Write/ Writeln ();
Danh sách kết quả ra có thể là tên biến, biểu thức, hàm hoặc hằng
VD: SGK trang 29, 30
Dẫn dắt:
Trả lời:
- Cần phải dịch chương trình đó sang ngôn ngữ máy.
Để soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình viết trên ngôn ngữ Pascal ta dùng phần mềm TURBO PASCAL 7.0.
Bắt đầu làm việc với TP:
Nhấn đúp chuột vào biểu tượng của TP. Xuất hiện màn hình soạn thảo chương trình của TP Như trong hình 1 sách giáo khoa trang 31.
- 2 dòng trên và dưới gọi là menu. Mỗi mục trong menu là một loại việc ta có thể lựa chọn.
- 2 số ở dòng cuối màn hình soạn thảo đó là ví trị của con trỏ đang soạn thảo ở dòng nào, cột nào trên màn hình.
cách soạn thảo:
- gõ các lệnh của chương trình. Các thao tác soan thảo giống như trong Word.
cách ghi file chương trình vào đĩa:
- gõ phím F2, gõ tên File rồi gõ phím enter, TP tự động gán phần mở rộng của File là Pas.
Biên dịch chương trình:
- Giữ phím Alt và gõ F9. Nếu chương trình có lỗi, sẽ có mọt thông báo trên nền màu đỏ, sau đó gõ phím enter hoặc Esc, vệt đỏ biến mất và vị trí con trỏ nằm sát ngay chỗ sai đầu tiên của chương trình. Sau khi sủa sai ( nếu có) phải ghi lại rồi biên dịch lại chương trình cho tới khi chương trình không có lỗi.
Chạy chương trình: giữ Ctrl và gõ F9
Đóng cửa sổ chương trình: Alt + F3
Thoát khỏi TP: Alt + X
Chữa bài tập:
Bài tập 10: (sách giáo khoa trang 34, 35)
Kết quả: ý D đúng
Bài tập 11:
Kết quả:
nếu cạnh a chỉ nhận giá trị nguyên thì khai báo B, C, D là đúng.
Khai báo C là tốt nhất vì tiết kiệm được bộ nhớ cần lưu trữ.
Nếu cạnh a có thể nhận giá trị thực thì chỉ có khai báo B là đúng.
GV: Các em đã được học các loại ngôn ngữ lập trình vậy em nào có thể nhắc lại cho cả lớp cùng nghe, muốn máy tính hiểu và thực hiện chương trình ta cần phải làm thế nào?
HS: trả lời
GV: đưa ra một số những công việc cần thiết khi lập trình trên môi trường TP.
HS: Nghe giảng, ghi chép
(nếu có máy tính và máy chiếu trên lớp, giáo viên gọi 2à 3 học sinh lên làm mẫu trước lớp)
GV: Gọi một học sinh đọc yêu cầu bài tập số 10.
HS: làm bài trong 3 phút
GV: Gọi 1 học sinh trả lời
HS: làm bài tập 11 trong 3 phút
GV: gọi 1 học sinh trả lời, một học sinh khác nhận xét.
GV: Kết luận.
3. Củng cố:
- Giáo viên nhắc lại những vấn đề cơ bản đã được học: 
+Thủ tục nhập thông tin từ bàn phím
	+ Thủ tục đưa thông tin ra màn hình.
+ cách soạn thảo, cách ghi File chương trình vào đĩa, cách biên dịch, chạy, đóng cửa sổ chương trình và cách thoát khỏi chương trình.
4. Bài tập về nhà:
- Học bài cũ làm các bài tập trong sách giáo khoa trang 35, 36.
- Đọc trước bài tập và thực hành 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_11_bai_7.doc