Giáo án môn Tin học 11 - Bài: Bài thực hành số 1

Giáo án môn Tin học 11 - Bài: Bài thực hành số 1

I/ Mục tiêu:

 1. Về kiến thức:

 - Biết được một chương trình Pascal hoàn chỉnh.

 - Biết sử dụng một số dịch vụ chủ yếu của Pascal trong soạn thảo, lưu, dịch và thực hiện chương trình.

 2. Về kỹ năng:

 - Viết được chương trình đơn giản, lưu được chương trình trên đĩa, dịch lỗi cú pháp, thực hiện và tìm lỗi thuật toán, hiệu chỉnh.

 - Bước đầu biết phân tích và hoàn thành một chương trình đơn giản trên Pascal hoặc Free Pascal.

 3. Về tư duy và thái độ:

 - Hình thành cho học sinh bước đầu về tư duy về lập trình có cấu trúc.

 - Tự giác, tích cực và chủ động hoàn thành,

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 + Giáo viên: Phòng máy tính đã cài sẵn chương trình Turbo Pascal hoặc Free Pascal, các chương trình làm ví dụ.

 + Học sinh:

 - Sách giáo khoa, sách bài tập và bài viết sẵn ở nhà.

 - Đọc trước phần phụ lục B1 trang 122 - Môi trường Turbo Pascal.

 - Xem trước nội dung bài thực hành số 1.

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1984Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 - Bài: Bài thực hành số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên soạn: Trần Thị Vui Ngày soạn: 15/10/2009
Bài	BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
I/ Mục tiêu:
	1. Về kiến thức: 
	- Biết được một chương trình Pascal hoàn chỉnh.
	- Biết sử dụng một số dịch vụ chủ yếu của Pascal trong soạn thảo, lưu, dịch và thực hiện chương trình.
	2. Về kỹ năng:
	- Viết được chương trình đơn giản, lưu được chương trình trên đĩa, dịch lỗi cú pháp, thực hiện và tìm lỗi thuật toán, hiệu chỉnh.
	- Bước đầu biết phân tích và hoàn thành một chương trình đơn giản trên Pascal hoặc Free Pascal.
	3. Về tư duy và thái độ: 
	- Hình thành cho học sinh bước đầu về tư duy về lập trình có cấu trúc.
	- Tự giác, tích cực và chủ động hoàn thành,
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	+ Giáo viên: Phòng máy tính đã cài sẵn chương trình Turbo Pascal hoặc Free Pascal, các chương trình làm ví dụ.
	+ Học sinh: 
	- Sách giáo khoa, sách bài tập và bài viết sẵn ở nhà.
	- Đọc trước phần phụ lục B1 trang 122 - Môi trường Turbo Pascal.
	- Xem trước nội dung bài thực hành số 1.
III/ Phương pháp: Gởi mở thông qua hoạt động tư duy.
IV/ Tiến trình bài dạy:
	Hoạt động 1: Kiểm tra nội dung thực hành và khởi động máy.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
- HS để nội dung thực hành trước mặt.
- Chý ý hướng dẫn của GV để khởi động máy và chương trình Turbo Pascal hoặc Free Pascal.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị nội dung thực hành của học sinh.
- GV hướng dẫn học sinh khởi động máy, và khởi động chương trình Turbo Pascal hoặc Free Pascal.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu một chương trình Pascal hoàn chỉnh.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
- Học sinh quan sát trên bảng và độc lập gõ chương trình vào máy.
- Nhấn phím F2 và gõ PTB2.PAS
- Nhấn phím Alt+F9
- Nhấn phím Ctrl+F9
- x1 = 1.00 x2 = 2.00
- Nhấn phím Enter
- Nhấn phím Ctrl+F9
- Thông báo lỗi và cho biết vì sao: Do căn bậc hai của một số âm.
- Sửa lại: 
- Tiếp tục sửa lại:
- x1 = 2.00 x2 = 3.00
- Thông báo lỗi với lý do delta của pt là số âm.
- GV ghi chương trình Giai_PTB2 lên bảng.
- GV yêu cầu học sinh đọc và gõ chương trình Giai_PTB2 như trên bảng.
- GV yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Lưu chương trình bằng cách nhấn phím F2 với tên PTB2.PAS.
+ Dịch và sửa lỗi cú pháp với tổ hợp phím Alt+F9.
+ Thực hiện chương trình với tổ hợp phím Ctrl+F9.
+ Nhập các giá trị 1; -3; và 2. Thông báo kết quả của máy đưa ra.
+ Trở về màn hình soạn thảo bằng phím Enter.
+ Tiếp tục thực hiện chương trình
+ Nhập các giá trị 1 ; 0 ; -2. Thông báo kết quả của máy đưa ra.
HỎI: Vì sao lại có lỗi xuất hiện?
+ Sửa lại chương trình trên không dùng đến biến D và thực hiện chương trình đã sửa.
+ Sửa lại chương trình bằng cách thay đổi công thức tính của x2.
+ Thực hiện chương trình đã sửa với bộ dữ liệu 1 ; - 5 ; 6. Thông báo kết quả.
+ Thực hiện chương trình với bộ dữ liệu 1 ; 1 ; 1. Thông báo kết quả.
Chương trình giải phương trình bậc hai:
program Giai_PTB2;
uses crt;
var a, b , c, D: real;
 x1, x2: real;
begin
 clrscr;
 write(‘ a, b, c: ‘);
 readln(a, b, c);
 D:=b*b - 4a*b*c;
 x1:= (-b - sqrt(D))/(2*a);
 x2:= -b/a - x1;
 write(‘x1 = ‘, x1 : 6 : 2, ’x2: = ‘, x2 : 6 : 2);
 readln
end. 
 readln(a, b, c);
 x1:= (-b - sqrt(b*b - 4a*b*c))/(2*a);
 x2:= -b - x1;
 write(‘x1 = ‘, x1 : 6 : 2, ’x2: = ‘, x2 : 6 : 2); 
 readln(a, b, c);
 x1:= (-b - sqrt(b*b - 4a*b*c))/(2*a);
 x2:= (-b + sqrt(b*b - 4a*b*c))/(2*a);
 write(‘x1 = ‘, x1 : 6 : 2, ’x2: = ‘, x2 : 6 : 2);
 - x1 = 2.00 x2 = 3.00
	Hoạt động 3: Rèn luyện thêm về kỹ năng lập trình cho học sinh
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
- Nghe và nhận nhiệm vụ.
- Phân tích theo yêu cầu của giáo viên:
+ Dữ liệu vào ba cạnh a; ; b ; c
+ Dữ liệu ra S: 
+ p:= (a+b+c)/2
S: = sqrt(sqr(p-a)*sqr(p-b)*sqr(p-c))
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên:
+ Soạn chương trình
+ Bấm phím F2 để lưu chương trình.
+Bấm Alt+F9 để dịch lỗi cú pháp.
+ Bấm Ctrl+F9 để chạy chương trình.
+ Thông báo kết quả cho giáo viên.
- Học sinh thông báo kết quả.
- GV yêu cầu học sinh hãy viết một chương trình tính diện tích một tam giác khi biết độ dài ba cạnh của nó.
- GV định hướng để học sinh phân tich bài toán.
+ Dữ liệu vào (Input)
+Diệu liệu ra (Output)
+ Cách tính:
- GV yêu cầu học sinh soạn và chạy chương trình lên đĩa.
- GV yêu cầu học sinh nhập dữ liệu và thông báo kết quả ; 
a = 3; b = 6; c = 5
a = 2; b = 5; c = 10; 
	Hoạt động 4: Củng cố buổi thực hành và bài tập về nhà.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng
- Chú ý và ghi nhớ.
- Về nhà làm bài tập trang 35 và 36.
Gv nhắc lại các bước khi hoàn thành một chương trình
+ Phân tích bài toán để xác định dữ liệu vào/ ra.
+ Xác định thuật toán.
+ Soạn chương trình
+ Lưu chương trình
+ Biên dịch chương trình
+ Thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
- Làm bài tập trang 35 và 36.
IV. CŨNG CỐ
Nhắc HS về nhà xem lại kiến thức hôm nay
V. RÚT KINH NGHIỆM
..

Tài liệu đính kèm:

  • docb¢i tap va TH 1.doc