Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 29 đến tuần 35

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 29 đến tuần 35

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh thấy được tinh thân yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Châu Trinh tới vấn đề dân trí, khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hộ ở nước ta, Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

+Sách GK, sách GV

+Giáo án lên lớp cá nhân

C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.KIỂM TRA BÀI CŨ:

Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.

2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI:

 

doc 34 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 29 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về luân lí xã hội ở nước ta
(Trích đạo đức và luân lí đông tây)
 Phan Châu Trinh
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh thấy được tinh thân yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Châu Trinh tới vấn đề dân trí, khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hộ ở nước ta, Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết.
B. Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tiểu dẫn
@ Hs làm việc với Sgk
Phan Châu Trinh (1872-1926)
Tự là Tử Cán
Hiệu là :Tây Hồ
Biệt hiệu là: Hi Mã 
Quê: làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam)
-Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, có ra làm quan một thời gian ngắn rồi cáo về
-Ông có sang Trung Quốc, Nhật Bản để xem xét thời cuộc. Ông chủ trương bãi bỏ chế độ quân 
Chủ, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp. lợi dụng chiêu bài khai hoá thuộc địa để đấu tranh hợp pháp, không tán thành bạo động cách mạng.
-Năm 1908, phong trào chống sưu thuế nổ ra ở Trung kì, ông bị bắt đày ra Côn Đảo ba năm.
Sau đó ông sang Pháp, tranh thủ sự giúp đỡ của hội Nhân quyền Pháp, đòi chính phủ Pháp ở Đông Dương phải cải thiện bầu không khí chính trị, chống khủn bố, đàn áp, sưu thuế...Song việc không thành.
-Năm 1925, ông về Sài Gòn, chưa kịp triển khai kế hoạch mới của mình thì bị ốm nặng và mất ngày 24 /3 /1926. Đám tang ông trở thành phong trào vận động ái quốc rộng khắp trong cả nước.
Nhận xét của em về cuộc đời Phan Châu Trinh?
*Phan Châu Trinh là một trong những nhà cách mạng lớn của nước ta những năm đầu thế kỷ XX 
Nêu các sáng tác của Phan Châu Trinh?
Các sáng tác:
+ Đầu Pháp chính phủ thư (1906)
+ Giai nhân kì ngộ diễn ca (1915)
+ Tây Hồ thi tập (1904-1915)
+ Xăng-tê thi tập (1914-1915)
+Thất điều trần (1922)
+ Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)
+ Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa (1925) 
@ Hs làm việc với Sgk
 Nêu xuất xứ văn bản?
2. Văn bản
a. Xuất xứ:
Đoạn trích nằm trong phần ba bài viết “Đạo đức và luân lí Đông Tây” do tác giả diễn thuyết vào đêm 19 /11 /1925 tại nhà hội thanh niên Sài Gòn
 Nêu bố cục văn bản?
b. Bố cục:
Ba phần
Phần một: Nêu vấn đề luân lí xã hội ở Việt Nam chưa có khái niệm và luân lí quốc gia bị tiêu vong
Phần hai: Luân lí xã hội ở phương Tây (Pháp) và thực tế luân lia xã hội ở nước ta
Phần ba: Bày tỏ khát vọng mong muốn
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Quan niệm về luân lí xã hội của tác giả
@ Hs làm việc theo nhóm
Nêu quan niệm của tác giả về luân lí xã hội?
-ở phương Tây, luân lí phát triển qua ba giai đoạn
Gia đình, quốc gia, xã hội 
-Nêu rõ quá trình hình thành, phát triển.
-Bản chất của luân lí xã hội: coi trọng sự bình đẳng của con người; Quan tâm đến gia đình, quốc 
gia và cả xã hội.
Tác giả nhận định nền luân lí xã hội ở nước ta như thế nào
-Việt Nam chưa có luân lí xã hội
Thứ nhất: Luân lí gia đình và luân lí quốc gia đều đã bị tiêu vong (nguyên nhân mất nước)
Thứ hai: Luân lí xã hội như ở phương Tây, ta chưa có ý niệm gì hết.
-Dẫn chứng: 
+Hai tiếng “thiên hạ” (chỉ xã hội), “ngày nay...chỉ làm trò cười cho bậc thức giả đấy thôi. Cái chủ ý bình thiên hạ mất đi đã từ lâu rồi”
Tác giả khẳng định lập luận bằng những dẫn chứng nào 
(13 dẫn chứng)
+ Dân mình “phải ai tai nấy” “ai chết mặc ai”
+Gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi. 
+Không phát huy được tính đoàn thể, công ích
+Tri thức thì ham quyền tước, bả vinh hoa...
+Dựng lên luật pháp phá tan tành đoàn thể của quốc dân
+Vua quan không quan tâm gì tới dân
+Dân càng nô lệ càng ngu, ngôi vua càng lâu dài, quan lại càng phú quý
+Một người làm quan cả nhà có phước...
+Đua chen, chạy chọt để được làm quan...
+Xưa Nho học là cử nhân, tiến sĩ; nay Tây học là kí lục, thông ngôn.
+Bọn quan lại đúng là lũ ăn cướp có giấy phép..
+Người dân “kẻ ở vườn’ cũng chạy chọt một chức xã trưởng, cai tổng để được ngồi trên, ăn trước...
@ Hs thảo luận nhóm
ý nghĩa của những dẫn chứng đó ?
ý nghĩa:
Thứ nhất: Khẳng định nước ta ngày ấy chưa có luân lí xã hội
Thứ hai: Tạo sự thuyết phục bằng những dẫn chứng chân thực
Thứ ba: Thể hiện sự hiểu biết và thái độ tác giả
Thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào?
+ Xót xa trước thực trạng của người dân
+ Đả kích vua quan Nam triều thối nát...
+Thái độ được thể hiện bằng giọng điệu câu văn chính luận (hình ảnh, ví von, so sánh, sử dụng thành ngữ, tục ngữ, câu cảm thán)
 Sắc sảo, trong lập luận (lí trí), xót xa. lo lắng. căm giận (tình cảm) 
Tiết hai
2.Khát vọng của Phan Châu Trinh
-Tác giả nêu dẫn chứng ở phương Tây...luân lí xã hội cụ thể, để so sánh, đối chiếu và còn bộc lộ 
khát vọng: muốn đất nước mình cũng được như thế, có một nền luân lí xã hội thực sự.
Kì vọng của tác giả được dựa trên cơ sở nào?
+Dân Việt Nam phải có đoàn thể
+Có dân trí
+Hiểu luân lí xã hội
Có như vậy, nước mình mới giành tự do, độc lập 
Tác giả mong mỏi mỗi người dân như thế nào ?
Mỗi người dân:
-Có ý thức tương trợ giữa cá nhân với cá nhân
- Làm tròn ý thức công dân
-Tinh thần hợp tác
Tác giả lưu ý việc truyên bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam (chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Phan Châu Trinh là có sự phát triển cao của ý thức công dân)
Tất cả thể hiện trách nhiệm của tác giả với đất nước, thể hiện lòng yêu nước của Phan ChâuTrinh. 
Hs nhắc lại nội dung chính đã học? 
Đoạn trích thể hiện sức hấp dẫn của văn diễn thuyết ở chỗ nào?
III. Củng cố 
Sức hấp dẫn của văn diễn thuyết thể hiện trong đoạn trích:
+ Lập luận rõ ràng rành mạch
+ Lời văn giàu cảm xúc
+ Nêu cao ý thưc dân chủ, đánh đổ phong kiến
+ Kế hoạch rõ ràng
@ Hs làm việc theo nhóm
Tâm trạng của tác giả khi viết đoạn trích này?
Luyện tập
-Thương xót đồng bào mình
- Căm ghét bọn quan lại Nam triều
- Lo lắng cho đất nước, kì vọng vào tương lai
@ Hs làm việc theo nhóm
Tấm lòng của tác giả được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích này? 
Tấm lòng của tác giả:
+ Yêu con người, yêu đất nước, quan tâm tới vận mệnh của dân tộc, xót xa thương cảm với người dân và vận mệnh của đất nước
+ Căm giận bọn quan lại thối nát....
+ Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng: dân trí nước mình quá thấp kém, muốn giành độc lập phải truyền bá luân lí xã hội, gây dựng đoàn thể, xây dựng ý thức công dân.
Tính thời sự của vấn đề luân lí xã hội? 
-Xây dựng ý thức công dân
-Cảnh báo nguy cơ đạo đức xuống cấp...
- Lí thuyết và hành động cụ thể của mỗi người.
& Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau
 Đọc thêm: tiếng mẹ đẻ...
Hướng dẫn đọc thêm
Tiếng mẹ đẻ-Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
 Nguyễn An Ninh
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung, nghệ thuật của bài chính luận xuất sắc này, nắm được ý nghĩa thời sự của vấn đề lập luận.Thấy được sức thuyết phục và tấm lòng của tác giả thể hiện trong bài viết.
B. Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
Quan niệm của Phan Châu Trinh về luân lí xã hội?
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
@ Hs làm việc với Sgk
Nguyễn An Ninh (1900-1943)
Nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước nổi tiếng trước cách mạng tháng Tám 1945
Quê: xã Mĩ Hoà, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định
(nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh)
-Tốt nghiệp đại học Xooc-bon (Sorbonne) Pháp năm 1920, ông đã đi nhiều nước châu Âu tìm hiểu 
Thực tế. Năm 1922, ông trở về nước. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt tù đày vì viết baó, diễn thuyết chống đế quốc.
Năm1939, ông bị đi đày ở Côn Đảo, bị thực dân Pháp hành hạ đến kiệt sức và chết trong tù 1943.
Xuất xứ:
Bài chính luận này, được đăng trên báo “Tiếng chuông rè” tháng 12 /1925 với bút danh Nguyễn Tịnh
Bài viết là một văn bản chính luận xuất sắc
II. Hướng dẫn đọc thêm
Lí do:
+Nội dung đề cập một vấn đề về đời sống chính trị xã hội
+Sử dụng ngôn ngữ chính luận
+ Hệ thống luận điểm. luận cứ rõ ràng
+ Có đánh giá, bàn bạc, phê phán
+Thể hiện rõ thái độ lập trường của người viết.
Vấn đề chính của bài viết?
-Vai trò của tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Cách đặt vấn đề của tác giả
Phê phán để ngầm khẳng định (Phủ định để khẳng định)
Những hiện tượng tác giả đặt vấn đề phê phán
+Hiện tượng Tây hoá (học đòi)
+Dẫn chứng cụ thể: Bập bẹ năm ba tiếng Tây, nước, rượu khai vị, cóp nhặt những cái tầm thường của Tây phương.... 
Cách phê phán của tác giả?
Nhẹ nhàng, thâm thuý, sâu sắc (dùng từ ngữ, dẫn chứng chính xác...)
Tác giả đứng trên lập trường của dân tộc để phê phán (Tinh thần dân tộc, yêu nước)
Theo quan niệm của tác giả tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc, vì sao?
+Tiếng mẹ đẻ có tầm quan trọng với vận
 mệnh dân tộc (dẫn chứng: nó tự phổ biến các kiến thức khoa học của châu Âu cho người Việt)
+Lí lẽ lập luận: người Việt từ chối tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với.....tự do của mình.
+Quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng nước ngoài...
Tính khoa học trong quan niệm về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài của tác giả?
*Quan niệm đúng đắn:
- Chỉ người Việt mới hiểu ngôn ngữ Việt
- Tiếng mẹ đẻ là cơ sở để hiểu tiéng nước ngoài
- Con người cần biết nhièu thứ tiếng...
Tính chất thời sự của bài viết?
+Thời kì bài viết ra đời: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng khuyến khích tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Tây (học tiếng Pháp)
+Thời đại chúng ta: yêu cầu học ngoại ngữ...
Bài sau: Ba cống hiến....
Ăng-ghen
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh nắm được những đánh giá của ăng-ghen về những cống hiến vĩ đại của Các Mác. 
Nắm được thao tác lập luận tăng tiến mà ăng-ghen sử dụng trong bài viết.
B. Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
@ Hs làm việc với Sgk
ăng-ghen (1820-1895)
Nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới
Ông là người Đức, nhưng sống ở Anh và mất tại đó năm 1895
Năm 1844, ông gặp và kết bạn thân với Các Mác
Các Mác (1818-1883)
Nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản trên toàn thế giới.
Ông là người Đức. Do hoạt động chính trị, nên ông phải di chuyển và sống ở nhiều nước; sau đó sang ở hẳn tại Luân Đôn 
Mác qua đời ngày 14/3/1883, an táng tại nghĩa trang Hai-ghết (Luân Đôn).
Xuất xứ:
Bài phát biểu của ăng-ghen đọc trước mộ Các Mác là một bài văn nghị luận tiêu biểu và ... bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có.
-Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất”
II. Củng cố
& Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau
 Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
A. Mục tiêu bài học
Học sinh nắm vững nội dung cơ bản của chương trình ngữ văn trong sách ngữ văn 11; Biết vận dụng kiến thức vào việc làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
Biết cách làm bài trắc nghiệm, viết được một bài văn nghị luận có luận điểm, luận cứ, luận chứng chính xác, hợp lí. Đồng thời thể hiện được quan điểm của bản thân về một đề tài quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học. 
B. Phương tiện thực hiện
-Sách GK, sách GV
-Giáo án lên lớp cá nhân
C. Cách thức tiến hành
Giáo viên quán triệt chung học sinh về tinh thần làm bài kiểm tra theo tư tưởng của cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, đã triển khai trong năm học. 
D. Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
2.Giáo viên phát đề cho học sinh
3.Học sinh làm bài kiểm tra
4.Thu bài, nhận xét chung về tình hình làm bài của học sinh.
Phương án I: Kiểm tra theo đề chung của nhà trường.
Phương án II: Kiểm tra theo đề giáo viên tự ra 
(Bài soạn theo phương án 2) 
A.Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)
Câu1. Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác:
A. Lưu biệt khi xuất dương
B. Từ ấy
C. Chiều tối
D. Nhớ rừng 
Câu 2. Xác định nét riêng độc đáo của Hồ Xuân Hương trong việc vận dụng quy tắc chung về ngôn ngữ qua hai câu thơ sau:
 Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
 Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
A. Dùng những động từ diễn tả cảm giác mạnh: xiên ngang, đâm toạc, cùng biện 
 pháp đối rất chuẩn để nhấn mạnh nỗi cô đơn, cũng như sự phản kháng của 
 một con người bị đối xử bất bình đẳng trong xã hội.
B. Dùng những hình ảnh đối lập: rêu và đất, đá và mây, một bên rất yếu mềm, một 
 bên rất cứng cỏi; một bên là lẻ loi, một bên là mênh mông bát ngát để làm tăng 
 thêm nỗi buồn trong tâm trạng của mình. Một người chưa từng được hưởng 
 hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc đời.
C. Sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ và danh từ chỉ loại
 (từng đám, mấy hòn); Sắp xếp vị ngữ đứng trước chủ ngữ để nhấn mạnh các 
 hình tượng thơ.
D. Dùng những hình ảnh mà xưa nay chưa từng ai sử dụng. Chưa ai mang hình ảnh
 rêu và đá để diễn tả nó trong mối quan hệ với một sức sống mãnh liệt, ngầm 
 chứa bên trong bao nhiêu là phẫn uất, phản kháng.
Câu 3. Trong các tác phẩm dưới đây, bài thơ nào thể hiện nỗi sầu nhân thế của một linh hồn nhỏ trước vũ trụ bao la?
A. Hầu trời
B. Tràng giang
C. Nhớ đồng
D. Lưu biệt khi xuất dương 
Câu 4. Trong các bài thơ sau, có một bài thơ thất ngôn viết về buổi chiều, nhưng trong các dòng thơ không hề có chữ chiều. Đó là bài thơ nào?
A. Chiều xuân
B. Nhớ đồng
C. Lai Tân
D. Chiều tối
Câu 5. Hai câu thơ : Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
 Ai biết lòng anh có đổi thay
 (Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may)
Phảng phất tinh thần và câu chữ trong hai câu kết của bài thơ nào ?
A. Vội vàng
B. Đây thôn Vĩ Dạ
C. Tràng giang
D. Tương tư
Câu 6. Trong các từ lá sau đây, từ nào được dùng với nghĩa gốc ?
A. Lá vàng.
B. Lá cờ.
C. Lá phiếu
D. Lá gan. 
Câu 7. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, ai là người phê phán : bọn học trong nước ham quyền thế, ham bả vinh hoa...mà chẳng biết có dân ? 
A. Phan Châu Trinh
B. Phan Bội Châu
C. Nguyễn An Ninh
D. Tản Đà
Câu 8. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim
 Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu, Từ ấy) 
Khổ thơ trên thẻ hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?
A. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ
B. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên
C. Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng
D. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca
Câu 9. Ngữ cảnh là...
A. ...Bối cảnh văn hoá mà ở đó lời (câu) được tạo lập và lĩnh hội. 
B. ...văn cảnh mà ở đó một đơn vị ngôn ngữ được tạo lập và lĩnh hội.
C. ...Bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn 
 Người nghe (đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng câu nói.
D. ...Hiện thực được nói tới, tạo nên phần nghĩa sự việc của câu.
Câu 10. Giải nghĩa các từ sau: đề bạt, đề đạt, đề cử.
Câu 11. Điền từ còn thiếu vào câu sau:
 “Ngôn ngữ là............là phương tiện giao tiếp chung của cả...............còn.............là
 sản phẩm được...........tạo nên trên cơ sở các yếu tố............và tuân thủ.................”
Câu 12. Học hành là một từ ghép, khi dùng cách nói tách từ “học với chả hành” 
Người ta muốn biểu thị nghĩa:
A. Hài lòng về việc học của ai đó.
B. Không hài lòng về việc học của ai đó.
C. Lo lắng về việc học của ai đó.
D. Động viên việc học của ai đó.
Câu 13. Sau đây là một số đầu đề của các bài báo:
-Cô-ta sang Tây - Tìm hoa gặp họa
-Từ màn bạc đến két bạc - Trường tư, đầu tư từ đâu ?
-Sầu riêng với nỗi buồn chung - Mỹ mà xấu
-Bằng cấp giả, con dấu thật - Hồ than thở đang... thở than
-Kiểm mà không... sát -Phá rừng bằng...luật rừng 
Cách chơi chữ như vậy, nhằm : 
A. Đảm bảo tính thông tin-sự kiện của văn bản báo chí
B. Chứng tỏ quan điểm, lập trường của người viết
C. Tăng tính hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
D. Đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích của báo chí.
Câu 14. Chọn câu trả lời chính xác về thành phần nghĩa của câu
A. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn
B. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
C. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn
D. Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc
Câu 15. Từ gốc của cụm từ “đăm đăm chiêu chiêu” là:
A. Đăm đăm.
B. Đăm đắm
C. Đăm chiêu
D. Đằm đặm.
B. Phần tự luận (7,0 điểm) (chọn một trong hai đề)
Đề 1 
Nêu những suy nghĩ và cảm xúc riêng của anh (chị) về một bài thơ đã học
Đề 2 
Trình bày quan niệm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai 
Đáp án chấm
Phần trắc nghiệm 3,0 điểm (15 câu, mỗi câu đúng được 0,2 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
12
13
14
15
A-D-B-C
C
B
D
B
A
A
C
C
B
C
B
C
Câu 10: Giải nghĩa từ: Đề bạt (Cất nhắc lên địa vị cao hơn); Đề đạt (chuyển lên cấp trên, nói về đơn từ, ý kiến); Đề cử (Giới thiệu lên cấp trên để thu dùng, hoặc giới thiệu với quần chúng để quần chúng bầu, lựa chọn).
Câu 11: Điền các từ theo thứ tự sau: Tài sản chung, cộng đồng xã hội, lời nói cá nhân, cá nhân, ngôn ngữ chung, quy tắc chung.
Phần tự luận (7,0 điểm) 
Đề 1 
Bài viết cần đạt được các ý sau: 
+Nêu được hoàn cảnh, mục đích sáng tác bài thơ (truyện ngắn)
+Nêu được cảm xúc chủ đạo (bài thơ), chủ đề (truyện ngắn)
+Cảm nhận từng khía cạnh của bài thơ (chủ đề truyện ngắn)
+Phân tích để làm rõ cảm nhận, cảm nhận phải chân thành, không giả tạo.
Đề 2 
Bài viết cần đạt các ý sau:
+Nêu quan điểm của bản thân về việc chọn nghề?
+Giải thích sự lựa chọn của mình
+Hướng xác định của bản thân trong tương lai với nghề mình chọn
+Liên hệ thực tế: phê phán kiểu chọn nghề không đúng với khả năng thực tế của bản thân (học vấn, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình)
Biểu Điểm phần tự luận
Điểm 7: Đáp ứng những yêu cầu trên. Bài có kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, chỉ mắc vài lỗi sai sót nhỏ.
Điểm 6: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu bài gọn, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn có một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả.
Điểm 5: Diễn đạt hợp lí, nắm được những yêu cầu trên nhưng cách hiểu chưa sâu, còn mắc một số lỗi chính tả. 
Điểm 4 : Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt còn lúng túng, cách triển khai các luận điểm chưa rõ ràng, còn sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3: Chỉ nắm được một nửa các ý trên, còn yếu trong diễn đạt và lập luận.Sai nhiều lỗi chính tả
Điểm 2 > 1 : Không đạt các yêu cầu trên.
Điểm 0 : Lạc đề, để giấy trắng, hoặc viết linh tinh không phù hợp yêu cầu đề
Gv: thu bài
 4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau:
 Trả bài kiểm tra cuối năm 
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh củng cố kiến thức ngữ văn đã học trong chương trình ngữ văn 11; Bước đầu học sinh tự đánh giá được kết quả làm bài của mình, biết cách chữa lỗi, sửa những luận điểm, luận cứ chưa tốt trong bài viết của mình.
B.Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, thực hành tự sửa các lỗi trong bài viết của mình.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt 
I. Đề bài
1. Đề trắc nghiệm
Cho Hs đọc lại những câu trả lời của mình trong bài làm
+Chọn bài Hs khá đọc 
+Hs tự rút kinh nghiệm trong việc lựa chọn các phương án trả lời
+Công bố đáp án trắc nghiệm
+Cho Hs đối chiếu, so sánh với điểm của bài viết
Cho Hs đọc lại bài viết của mình, tự sửa lỗi trong bài.
2.Đề tự luận
+Chọn bài Hs khá đọc
Đáp án trắc nghiệm
 [3,0điểm (15 câu, mỗi câu đúng được 0,2 điểm)]
1
2
3
4
5
6
7
8
9
12
13
14
15
A-D-B-C
C
B
D
B
A
A
C
C
B
C
B
C
Câu 10: Giải nghĩa từ: Đề bạt (cất nhắc lên địa vị cao hơn); Đề đạt (chuyển lên cấp trên, nói về đơn từ, ý kiến); Đề cử (giới thiệu lên cấp trên để thu dùng, hoặc giới thiệu với quần chúng để quần chúng bầu, lựa chọn).
Câu 11: Điền các từ theo thứ tự sau: Tài sản chung, cộng đồng xã hội, lời nói cá nhân, cá nhân, ngôn ngữ chung, quy tắc chung.
Đáp án phần tự luận
Đề 1 
Bài viết cần đạt được các ý sau: 
+Nêu được hoàn cảnh, mục đích sáng tác bài thơ (truyện ngắn)
+Nêu được cảm xúc chủ đạo (bài thơ), chủ đề (truyện ngắn)
+Cảm nhận từng khía cạnh của bài thơ (chủ đề truyện ngắn)
+Phân tích để làm rõ cảm nhận, cảm nhận phải chân thành, không giả tạo.
Đề 2 
Bài viết cần đạt các ý sau:
+Nêu quan điểm của bản thân về việc chọn nghề?
+Giải thích sự lựa chọn của mình
+Hướng xác định của bản thân trong tương lai với nghề mình chọn
+Liên hệ thực tế: phê phán kiểu chọn nghề không đúng với khả năng thực tế của bản thân (học vấn, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình)
Biểu Điểm phần tự luận
Điểm 7: Đáp ứng những yêu cầu trên. Bài có kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, chỉ mắc vài lỗi sai sót nhỏ.
Điểm 6: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu bài gọn, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn có một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả.
Điểm 5: Diễn đạt hợp lí, nắm được những yêu cầu trên nhưng cách hiểu chưa sâu, còn mắc một số lỗi chính tả. 
Điểm 4 : Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt còn lúng túng, cách triển khai các luận điểm chưa rõ ràng, còn sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3: Chỉ nắm được một nửa các ý trên, còn yếu trong diễn đạt và lập luận.Sai nhiều lỗi chính tả
Điểm 2 > 1 : Không đạt các yêu cầu trên.
Điểm 0 : Lạc đề, để giấy trắng, hoặc viết linh tinh không phù hợp yêu cầu đề
Gv: Chốt lại các nội dung, dặn học sinh kế hoạch ôn tập trong hè 2007-2008
 &

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 11(tuan 29-tuan 35) .docin.doc