Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 1 đến tuần 14

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 1 đến tuần 14

1.Kiến thức :

- Thấy bức tranh sinh động chân thực về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

-Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

-Những nét đặc sắc của bút phát kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật4; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

2.Kĩ năng:

-Đọc hiểu thể kí(kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích tác phẩm văn học

3.Thái độ:

- Biết yêu ghét,chọn lựa cuộc sống của mình.

- Có ý thức rèn bản lĩnh, kĩ năng sống mà mình lựa chọn.

 

doc 56 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 1 đến tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Tiết 1 Ngày dạy:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng Kinh Ký Sự-LÊ HỮU TRÁC)
A/ MỤC TIÊU: Giúp HS
1.Kiến thức :
- Thấy bức tranh sinh động chân thực về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.
-Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
-Những nét đặc sắc của bút phát kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật4; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2.Kĩ năng:
-Đọc hiểu thể kí(kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tác phẩm văn học
3.Thái độ:
- Biết yêu ghét,chọn lựa cuộc sống của mình.
- Có ý thức rèn bản lĩnh, kĩ năng sống mà mình lựa chọn.
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
 1.Giáo Viên:
 1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm:
-Tổ chức HS đọc diễn cảm VB
- Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề.
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
 1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập chuẩn kiến thức, kĩ năng 11
 2.Học Sinh:
-Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.
-Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài.Nắm vững yêu cầu bài học.
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Ổn định tổ chức lớp :
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Bài mới:
Tạo tâm thế tiếp nhận: Lê Hữu Trác là một người vừa là danh y đức độ , vừa là nhà văn .Để hiểu hơn về con người LHT, chúng ta tìm hiểu đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
- TT 1:HS đọc tiểu dẫn.
GV đặt câu hỏi: Cho biết vài nét về tác giả?
+ Vì sao tác giả lấy tên là Hải Thượng Lãn Ông?
+ Nội dung chính của “ Thượng kinh kí sự”?
- HS trả lời, GV nhấn mạnh ý chính
- TT 2:Gv hướng dẫn HS đọc đoạn trích ( Hs đọc chú ý thể hiện giọng điệu khác nhau của từng nhân vật) và tóm tắt đoạn trích.
+ HS tóm tắt, Gv bổ sung và yêu cầu HS về nhà tự tóm tắt vào vở.
+ Câu hỏi: Theo em, đại ý đoạn trích là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích. 
GV định hướng và đặt câu hỏi:
Quang cảnh được tg miêu tả ntn?
+ Lê Hữu Trác đã ghi lại cảnh đẹp nơi phủ Chúa theo trình tự nào?
+ Vốn là con quan sinh trưởng nơi phồn hoa đô hội, vậy mà tại sao tác giả lại thốt lên “ Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”?
- HS trả lời và tìm dẫn chứng: “ Tôi ngẩng đầu lên liên tiếp”, “ những cái cây là lùng lạ”, “ qua dãy hành lang chưa từng thấy”, “ ở trong tối om sập thếp vàng”.
+ Phủ chúa không chỉ là nơi giàu sang mà còn được miêu tả là nơi như thế nào? ( Thâm nghiêm, canh phòng cẩn mật, chặt chẽ)? Tại sao em biết?
-HS trả lời: sinh hoạt theo những quy tắc nhất định.
Dẫn chứng: “ Vào phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ, đi đường có kẻ hét đường, kẻ hầu người hạ, đông đú, tấp nập, cách xưng hô, bẩm tấu rất kính cẩn. lễ phép, khám bệnh phải tuân theo những quy tắc nhất định.
- HS gạch dẫn chứng SGK.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về quang cảnh sống nơi phủ chúa?
+ Tác giả đã gặp những ai trong phủ chúa? Tâm điểm là nhân vật nào?
-HS kể: đầy tớ hét đường, vệ sĩ gác cửa, người có việc quan qua lại như mắc cửi, phi tần chầu chực, thầy thuốc phục dịch, xung nữ xúm xít 
-Tác gỉa miêu tả cung cách nơi phủ chúa ra sao? Thế tử Cán được miêu tả như thế nào? Em có suy nghĩ gì về nhân vật này?
- HS trả lời
- Câu hỏi: Trước cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của phủ Chúa, Lê Hữu Trác có cách nhìn ,thái độ như thế nào? 
- HS trả lời: ngạc nhiên, có chút mỉa mai và thờ ơ. Dẫn chứng: “ Bước chân đến người thường”, “ bây giờ đại gia”, “ Vì thế tử ở trong chốn .. phủ yếu đi”.
- Câu hỏi: Tâm trạng tác giả thế nào khi kê đơn thuốc dâng cho thế tử? Vì sao em biết điều đó?
HS: tâm trạng tác giả diễn biến phức tạp, xung đột, đấu tranh dữ dội. Dẫn chứng: Sợ chữa hiệu quả sẽ được tin dùng, bị công danh trói buộc, chữa bệnh cầm chừng thì trái ý đức. Cuối cùng lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng. “ Nhưng theo ý  mới nói”.
- Câu hỏi: Qua quá trình bắt mạch kê đơn chữa bệnh cho thế tử của Lê Hữu Trác, ta thấy được những phẩm chất gì của ông?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
Gv: học xong đoạn trích, em có đánh giá gì về thành công của đoạn trích về nội dung và nghệ thuật?HS: giá trị hiện thức và thái độ của tác giả.
+GV: Tích hợp:Những chi tiết miêu tả không gian phủ chúa có liên quan đến việc chẩn đoán bệnh của LHT?
+ HS: Ở trong tối om, không thấy cửa ngõ gì cả;Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi 
->Môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của Trịnh Cán.
I/ ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG.
1/. Tác giả: Hải Thượng Lãn Ông ( 1742 – 1791), vừa là danh y tài đức, vừa là nhà văn.
2/. Tác phẩm: “Thượng kinh kí sự”: 
3/ Đoạn trích: “ Vào phủ chúa Trịnh”.
 a.Đọc
b. Tóm tắt đoạn trích: HS tự tóm tắt.
* Tãm t¾t theo s¬ ®å:
 Th¸nh chØ-> Vµo cung -> NhiÒu lÇn cöa -> V­ên c©y ,hµnh lang -> HËu m· qu©n tóc trùc-> Cöa lín ,®¹i ®­êng ,quyÒn bæng ->g¸c tÝa ,phßng trµ ->HËu m· qu©n tóc trùc -> Qua mÊy lÇn tr­íng gÊm -> HËu cung ->B¾t m¹ch kª ®¬n -> VÒ n¬i trä..
II/ ĐỌC - HIỂU VB.
1/ Cảnh và người nơi phủ Chúa.
a/ Quang cảnh nơi phủ Chúa.
+ Đường vào phủ Chúa qua nhiều cửa, hành lang liên tiếp, cây cối um tùm.
+ Bên trong phủ Chúa: Những đồ đạc nhân chưa từng thấy.
+ Đến nội cung thế tử: qua nhiêu lần trướng gấm nhưng tối om.
Tráng lệ, lộng lẫy, thâm nghiêm và đầy uy quyền.
b/ Cung cách sinh hoạt và con người nơi phủ Chúa.
- Nhiều hạng người.
-Thâm nghiêm, khuôn phép, lời lẽ hết sức cung kính.
- Thế tử Trịnh Cán:
+ Xuất hiện trong khung cảnh vương giả.
+ Có uy quyền.
+ Nét trẻ thơ còn giữ lại ở một đứa trẻ.
+ Thể chất yếu đuối.
->Cảnh tráng lệ, giàu sang, đầy quyền uy nhưng thiếu khí trời tự do.
2/ Diễn biến tâm trạng của tác giả:.
+Mâu thuẫn:Hiểu căn bệnh, biết cách chữa bệnh nhưng chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng bị công danh trái buộc.Muốn chữa bệnh cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm y đức, phụ lòng cha ông.
+Bộc lộ phẩm chất con người:
- Là một thầy thuốc giỏi, kiến thức y học uyên thâm, già dặn kinh nghiệm.
- Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.(Danh y tài đức.)
- Ông coi thường danh lợi,quyền quý, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm.
3/ Nghệ thuật:
+ Quan sát tỉ mỉ, tinh tế.
+ Ghi chép trung thực, cụ thể và chi tiết.
+Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn,sinh động.
III/ TỔNG KẾT
Nghệ thuật
Nội dung
 ( Ghi nhớ SGK/ tr.9)
4. Củng cố: Hướng dẫn HS về nhà suy nghĩ trả lời một số câu hỏi:
 - Em có suy nghĩ gì về hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa?
 - Em có nhận xét gì về con người Lê Hữu Trác? Điều gì đáng học hỏi ở ông?
5.Dặn dò: Bài cũ: “ Vào phủ chúa Trịnh”.
 Bài mới: “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
 - Nêu những phương diện chung của ngôn ngữ.
 - Nêu những nét riêng trong lời nói của cá nhân.
Tiết 2 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
 Ngày dạy: 
A/ MỤC TIÊU: Giúp HS
1.Kiến thức :
 - Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
 - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.
2.Kĩ năng:
 - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung trong lời noi.
 - Phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân(tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói.
 - Biết sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội, sáng tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.
3.Thái độ: Biết giữ gìn trong sáng ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong giao tiếp.
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
 1.Giáo Viên:
 1.1.Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Tổ chức HS đọc diễn cảm VB
- Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, nêu vấn đề.
-Tổ chức HS bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động.
 1.2.Phương tiện: SGK,SGV, sách bài tập,chuẩn kiến thức, kĩ năng 11
 2.Học Sinh:
- Chủ động đọc VB, soạn bài .Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.
- Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài.Nắm vững yêu cầu bài học.
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp :
2.Kiểm tra bài cũ:
-Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa?
3.Bài mới:
Lời vào bài: Ngôn ngữ không chỉ là tài sản chung của cộng đồng mà còn là tài sản của lời nói cá nhân con người, mối quan hệ của nó như thế nào, chúng ta tìm hiểu bài học hôn nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Gv tìm hiểu, hướng dẫn HS tìm hiểu “ Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội”.
+ Vì sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội?
+ Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện qua những yếu tố nào? Gv lấy VD minh hoạ sau khi HS trả lời. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS nắm được những biểu hiện của lời nói cá nhân.
+ Theo em, thế nào là lời nói cá nhân?
+ GV nêu VD và yêu cầu HS phân tích.
1/Tại sao dù không nhìn mặt nhưng mình vẫn nhận ra ca sĩ nào đang hát?
2/ Vốn từ ngữ của mỗi cá nhân giống nhau không? Vì sao?
3/ Phân tích nghĩa từ “ Buộc” trong câu thơ “ Tôi muốn buộc gió lại,
 Cho hương đừng bay đi”.
4/ Phân tích trật tự cú pháp trong câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú,
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
HS trao đổi, thảo luận, Gv tổng kết.
+ Biểu hiện của lời nói cá nhân?
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn HS giải bài tập.
Đọc bài tập, trao đổi thảo luận và trả lời. Các tổ 1, 2 bài tập 1. Tổ 3, 4 bài tập 2.
Gv gợi ý HS về nhà làm bài tập 3/ sgk/13
I. Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội.
+ Là phương tiện để giao tiếp.
+ Ngôn ngữ có những yếu tố, quy tắc chung, thể hiện:
1/ Các yếu tố chung của ngôn ngữ.
+ Các âm và các thanh.
+ Các tiếng.
+ Các từ.
+ Các ngữ cố định ( Thành ngữ, quán ngữ).
2/ Các quy tắc, phương thức chung.
+ Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
+ Phương thức chuyển nghĩa của từ.
II/ Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân.
1/ Khái niệm:
 Lời nói cá nhân là sản phẩm vừa được tạo ra nhờ các yếu tố và quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.
2/ Biêu hiện.
+ Giọng nói cá nhân.
+ Vốn từ ngữ cá nhân.
+ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc.
+ Việc sáng tạo từ mới.
+ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc, phương thức chung.
=> Biểu hiện cụ thể nhất của lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ của nhà văn.
* LUYỆN TẬP.
1/ Bài tập 1/ tr.13
+ Thôi: (nghĩa đen)có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó.
“Thôi”(nghĩa bóng ) trong bài thơ: chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống.
 → Sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “Thôi”.
2/ Bài tập 2/ SGK/ tr.13.
Sự phối hợp của các từ ngữ trong hai câu thơ theo trật tự khác thường.
+ Danh từ trọng tâm ( rêu, đá), đảo lên trước tổ hợp định ngữ + Danh từ chỉ loại( từng đám, mấy hòn)
+ Bộ phận vị ngữ đảo lên trước chủ ngữ.
=> Tạo nên âm hưở ... u câu, kết hợp giọng cảm thương với giọng hùng tráng, căm giận, khẩn trương, phấn chấn, ngạc nhiên, sững sờ đau đớn, xót xa,tiếc nuối.
Đoạn 1: giọng trang trọng.
Đoạn 2: trầm lắng phần đầu chuyển sang hào hứng sảng khoái- nhất là khi kể chiến công- phần sau.
Đoạn 3: giọng trầm buồn, sâu lắng, xót xa, đau đớn.
Đoạn 4: thành kính, trang nghiêm.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 1 bài văn tế.
+ GV: Gọi học sinh đọc 2 câu đầu và tập diễn xuôi nội dung.
+ HS: Đọc và diễn xuôi nội dung.
+ GV: Định hướng: 
Than ôi! Khi tiếng súng giặc Pháp vang rền trên quê hương thì tấm lòng ua nhân dân sáng tỏ đến tận trời. Công lao 10 năm vỡ đất, làm ruộng dù to lớn, nhưng cũng chẳng bằng một trận đánh tây vì nghĩa lớn. Tuy thất bại nhưng danh tiếng vang dội.
+ GV: Trong phần này có những đối lập về hình thức tạo thành những đối lập về nội dung .Hãy chỉ ra và phân tích.
 + HS: Trả lời. 
 + GV: Định hướng: đối lập về bằng trắc, từ loại tạo ra ý nghĩa đối lập giữa lòng dân và súng giặc.
+ GV: Trong khung cảnh thời đại đó, người nông dân đã xác định được điều gì? Cái chết của họ có ý nghĩa như thế nào?
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 2 bài văn tế.
+ GV: Trước khi gia nhập nghĩa quân, họ có gốc gác như thế nào? Đời sống hàng ngày của họ ra sao? Từ cui cút thể hiện ý nghĩa gì? 
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Tác giả nhấn mạnh điều gì khi giới thiệu thân thế của họ?
+ HS: Phát biểu.
Tiết 23
+ GV: Hoàn cảnh lịch sử đã tạo bước ngoặt trong cuộc đời họ. Đó là khi nào? 
+ GV: Lòng căm thù giặc của họ được thể hiện ra sao? Những hình ảnh so sánh, cường điệu làm ta nhớ những câu văn của ai?
+ HS: Nhớ lại, suy ngẫm trả lời.
+ GV: Định hướng: à Gợi nhớ văn của TQT. 
+ GV: Họ nhận thức như thế nào về tổ quốc, quê hương? Nhận thức đó dẫn tới hành động gì?
+ HS: Trao đổi, trả lời
+ GV: Đất nước là một khối thống nhất cần bảo vệ Họ tự nguyện đứng lên đánh giặc.
+ GV: Họ chiến đấu trong điều kiện như thế nào? Với khí thế ra sao? Hiệu quả thế nào? 
+ GV: Nhận xét chung về hình tượng người nghĩa sĩ nông dân?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Đẹp, hùng vĩ mà bình dị
Ôm đất nước những người áo vải.
Đã đứng lên thành những anh hùng.
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 3 bài văn tế.
+ GV: Đoạn văn thể hiện tình cảm của những ai đối với người nghĩa sĩ? Thái độ và tình cảm thể hiện như thế nào? 
+ GV: Hình ảnh thiên nhiên có tác dụng gì? Tại sao nói đây là tiếng khóc có tầm vóc lớn?
+ HS: Trao đổi trả lời.
+ GV: Không chỉ khóc thương mà tác giả còn thể hiện lòng căm giận về điều gì?
+ GV: Vì sao nói đây là tiếng khóc đau thương nhưng không bi lụy?
+ HS: Trả lời.
+2 câu cuối bộc lộ cảm xúc gì?
+Tiếng khóc bi tráng xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc.Theo em, đó là những cảm xúc gì?
=> Tiếng khóc đau thương mà không bi lụy vì nó tràn đầy niềm tự hào, kính phục và ngợi ca những người đã chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc. Họ chết, nhưng tinh thần và việc làm của họ sống mãi trong lòng người.Họ lấy cái chết làm sáng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại. “thà chết vinh còn hơn sống nhục”
- Thao tác 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 4 bài văn tế.
+ GV: Tiếng khóc ở đoạn cuối hướng về những ai? Người nghĩa sĩ còn sống trong lòng người ở phương diện nào? 
+ HS: Trả lời.
+ GV: Hướng đến những người mẹ, người vợ. Danh tiếng họ sống mãi trong lòng người dân.
- Thao tác 6: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật bài văn tế.
+Những yếu tố nào làm nên sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế?
+Giọng văn tế ?
+Ngôn ngữ , hình ảnh?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
- GV: Nêu nhận xét của em về giá tị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm này.
- HS: Nhận xét theo các ý của phần Ghi nhớ.
1. Nội dung:
 Tiếng khóc bi tráng của một thời khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc; bức tượng đài bất tử về những người nghĩa sĩ nông dận Cần Giuộc đã anh dũng hi sinh vì tổ quốc.
2. Nghệ thuật:
 Thành tựu xuất sắc về xây dựng nhân vật 
( hình tượng tập thể nghĩa quân nông dân); kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp trữ tình và hiện thực; ngôn ngữ bình dị trong sáng, đậm sắc thái Nam bộ; bài văn tế hay nhất, một trong những kiệt tác của VHVN.
PHẦN MỘT : TÁC GIẢ
I. CUỘC ĐỜI
- Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định ( nay là TP HCM ), mất năm1888 tại Bến Tre.
- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát.
- Là một con người giàu niềm tin vượt qua số phận để giúp ích cho đời: bị mù nhưng ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân, làm thơ
- Năm 1859 khi Pháp chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc, rồi về Bến Tre, ông vẫn đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng các lãnh tụ nghĩa quan bàn mưu kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm thù.
² Cuộc đời Đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về:
- Nghị lực phi thường vượt lên số phận. 
- Lòng yêu nước thương dân.
- Tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
1. Những tác phẩm chính:
a. Trước khi Pháp xâm lược:
- Lục Vân Tiên
- Dương Từ - Hà Mậu
à Truyền bá đạo lí làm người.
b. Sau khi Pháp xâm lược:
Chạy giặc, Văn tế Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định, thơ điếu Phan Tòng, Ngư, Tiều y thuật vấn đáp,
à Lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối TK XIX.
2. Nội dung thơ văn:
 Viết thơ, văn với quan niệm: coi ngòi bút là vũ khí đánh giặc, chở đạo lí giúp đời.Quan niệm ấy thể hiện trong hai nội dung:
a. Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:
Thể hiện rõ trong tác phẩm Lục Vân Tiên.
- Vừa mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho vừa kết hợp với truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.
- Mẫu người lí tưởng: Nhân hậu, thuỷ chung, bộc trực, ngay thẳng, trọng nghĩa hiệp..
b. Lòng yêu nước thương dân.
- Cảm thương nỗi khổ của nhân dân, tố cáo tội ác mà thực dân Pháp đã gây cho nhân dân.
- Lên án những kẻ làm tay sai cho giặc.
- Ca ngợi những sĩ phu một lòng vì dân, vì nước mà chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
- Ngợi ca những người dân nghèo khổ đáng giặc kiên cường.
3. Nghệ thuật thơ văn.
- Văn chương trữ tình đạo đức.
- Đậm đà sắc thái Nam Bộ:
 + Ngôn ngữ: mộc mạc bình dị như lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ.
 + Nhân vật: trọng nghĩa khinh tài, nóng nảy, bộc trực nhưng đầm thắm ân tình.
 Hết tiết 21
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. Đọc-Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
 Viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, Đỗ Quang, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16 tháng 12 năm 1861.
2. Thể loại và bố cục:
a. Thể loại:
 Văn tế.Viết bằng chữ Nôm có 30 câu theo thể phú Đường luật, với câu văn biền ngẫu.
b. Bố cục:
- Lung khởi: Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định söï hy sinh bất tử của người nông dân nghĩa sĩ.
- Thích thực: Hồi tưởng cuộc đời và công đức của người chết.
- Ai vãn: Tình cảm thương xót, than tiếc người chết.
- Kết: Ca ngợi sự bất tử của người chết.
3/Chủ đề: Nói lên vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nông dân và thái độ cảm phục xót thương của tác giả đối với những con người xả thân vì nước.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc
2.Phân tích:
a. Lung khởi: Bối cảnh lịch sử và thời đại.
- Đối lập về hình thức và nội dung ở câu 1:
 + Đối bằng trắc, đối từ loại.( TTTB- BBBT; DDDĐ- DDDĐ)
 + Đối nội dung, ý nghĩa: 
súng giặc đất rền: khung cảnh bão táp, tàn bạo >< lòng dân trời tỏ: lòng mong muốn hòa bình, quyết tâm chống giặc, bảo vệ tổ quốc.
à Phác hoạ lại khung cảnh bão táp của thời đại.
- Ý nghĩa của cái chết bất tử: Công lao vỡ ruộng dù lớn nhưng không bằng một trận đánh Tây. 
à Con đường đánh giặc là hành động cao cả, đáng biểu dương.
b. Thích thực: Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ.
* Hoàn cảnh trứơc khi gia nhập nghĩa quân
: 
 + Là nông dân hiền lành, quanh năm lo làm ăn vất vả trên đồng ruộng của mình.
 + Họ chỉ quen việc ruộng đồng chứ không quen việc binh đao.. 
 Hết tiết 22
* Khi đất nước lâm nguy:
+ Thái độ đối với vua quan :Căm ghét sự hèn nhát, bác nhựoc của triều đình
+ Căm thù giặc sục sôi: (như nhà nông ghét cỏ muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ)
+ Không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm. 
+ Do vậy, họ chiến đấu một cách tự nguyện 
* Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh Tây:
( mến nghĩa nào đợi ai đòi ai bắt.)
à Đây là sự chuyển hoá phi thường.
- Điều kiện và khí thế chiến đấu: 
+ Điều kiện: thiếu thốn: 
 Ngoài cật= Một manh áo vải;
 Trong tay= Một ngọn tầm vông, một luỡi dao phay, nồi rơm con cúi
+ Khí thế: mạnh mẽ như vũ bão làm giặc kinh hoàng: đốt, đâm chém., đạp, lướt..
à Hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng: gợi ra khí thế tấn công như thác đổ.
- Hiệu quả: đốt nhà thờ, chém rớt đầu quan hai.
à Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tượng phản, giàu nhịp điệu, tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân - nghĩa sĩ: bình dị mà phi thường. 
c. Ai vãn :Bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và của nhân dân đối với người nghệ sĩ:
 - Nỗi xót thương đối với người nghĩa sĩ:
+Nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dởCâu 16.24
+ Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân câu 25
+Nỗi căm hờn những kẻ đã gây nên nghịch cảnh éo le ..câu 21
=>Nỗi đau sâu nặng, bao trùm khắp cỏ cây, sông núi,đều nhuốm màu tang tóc, bi thương.
à Do vậy , đó là tiếng khóc có tầm sử thi.
-Biểu dương công trạng của người nông dân- nghĩa sĩ, đời đời được nhân dân ngưỡng mộ, ghi công.
=>Niềm cảm phục và tự hào.
d.Kết: Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ:
- Ngợi ca tấm lòng vì dân của nghĩa sĩ theo hướng vĩnh viễn hóa: danh thơm đồn sáu tỉnh..
- Đông viên, tin tưởng, quyết tâm đánh giặc. 
-Cảm thương nhân dân đang phải khổ đau; thắp nén nhang tưởng nhớ người đã khuất lại chạnh lòng nghĩ đế nước non.
5.Nghệ thuật: 
-Cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt
-Giọng văn bi tráng, thống thiết, thay đổi theo cảm xúc: sôi nổi, hào hứng như reo vui cùng chiến thắng chuyển sang trầm lắng, thống thiết; có lúc như nức nở, xót xa, có lúc như tiếng kêu ai oán cũng có lúc trang nghiêm như một lới khấn nghuyện thiêng liêng.
-Hình ảnh sống động; ngôn ngữ giản dị , dân dã có sức biểu cảm và giá trị thẩm mỹ cao
IV. TỔNG KẾT:
Ghi nhớ (SGK)
4. CỦNG CỐ:- Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện như thế nào?
- Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những tình cảm nào?
- Vì sao tiếng khóc này không hề bi luỵ?
- Thành công về nghệ thuật của bài văn tế?
5 DẶN DÒ:- Bài cũ: học thuộc một đoạn tiêu biểu: đoạn 2. Học ghi nhớ.
- Bài mới: soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố.
- Câu hỏi: Trả lời các câu hỏi trong bài học?.
 + Đọc tiểu dẫn SGK, xác định hòan cảnh ra đời của bài văn? Những đặc điểm về thể loại, bố cục của bài văn tế? 
 + Trước khi gia nhập nghĩa quân, nghĩa sĩ có gốc gác như thế nào? Đời sống hàng ngày của họ ra sao? 
 + Khi kẻ thù xâm lược, họ nhận thức như thế nào về tổ quốc, quê hương? Nhận thức đó dẫn tới hành động gì?
 + Họ chiến đấu trong điều kiện như thế nào? Với khí thế ra sao? Hiệu quả thế nào? 
 + Vì sao nói đây là tiếng khóc đau thương nhưng không bi lụy?
 + Nhận xét về giá tị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 11tuan 14 2011.doc