Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 93: Chiều tối - Đoàn Thu Hà

Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 93: Chiều tối - Đoàn Thu Hà

1. Về kiến thức

- Cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong bài thơ

- Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghịêt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai.

- Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.

2. Về kỹ năng

- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ trữ tình.

3. Về thái độ:

- Củng cố thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động của con người.

- Bồi đắp thêm tinh thần lạc quan, yêu đời.

 

doc 12 trang Người đăng Thùy-Nguyễn Ngày đăng 29/05/2024 Lượt xem 184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 93: Chiều tối - Đoàn Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA SƯ PHẠM
===***===
	GIÁO ÁN: CHIỀU TỐI – HỒ CHÍ MINH
	( 1 tiết)
Giáo viên hướng dẫn: 	cô Đoàn Thu Hà	
Giáo sinh thực tập: 	Nguyễn Thị Thương
Lớp thực tập: 	11D1
Ngày dạy: 	27/02/2012
Hà nội, 2012
Tiết 93: Chiều tối
	(Mộ)
	- Hồ Chí Minh -
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này giúp HS nắm được:
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong bài thơ
- Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghịêt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai.
- Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.
2. Về kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ trữ tình.
3. Về thái độ: 
- Củng cố thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động của con người.
- Bồi đắp thêm tinh thần lạc quan, yêu đời.
II. Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp
Phương pháp đọc - hiểu
 Phương pháp đàm thoại
 Phương pháp giảng bình
Phương pháp làm việc nhóm
2. Phương tiện
SGK Ngữ văn 11 nâng cao - tập 2, sách giáo viên, giáo án, bảng viết.
III. Yêu cầu học sinh chuẩn bị
- HS đọc trước bài ở nhà (đọc kỹ 3 phần: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ), trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
- Chuẩn bị tìm hiểu trước:
	+ Tác gia Hồ Chí Minh (xem lại các bài thơ của Bác đã được học ở THCS, bài Phong cách Hồ Chí Minh đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 1)
	+ Tập thơ Nhật kí trong tù.
IV. Dạy bài mới
Ổn định lớp: 30s
Giới thiệu bài mới: 30s
Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu về tập thơ Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau phân tích một tác phẩm cụ thể của Người đó là bài thơ Chiều Tối. Đây là một trong số những bài thơ đặc sắc nhất trong tập thơ Nhật ký trong tù, đồng thời cũng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Bác.
3. Tiến trình dạy học (38’)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
● HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác phẩm
- GV: nhắc lại đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh: 
+ Hồ Chí Minh (1890- 1969), quê: Nam Đàn, Nghệ An. Người không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
+ Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Một số tác phẩm đã được học ở THCS: Tức cảnh Pác Pó, Ngắm trăng, Đi đường
? GV: Dựa và phần chuẩn bị bài ở nhà và phần Tiểu dẫn trong SGK, em nào cho cô biết, hoàn cảnh ra đời của bài thơ Chiều tối và vị trí của nó trong toàn bộ tập thơ Nhật ký trong tù?
- HS dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần Tiểu dẫn (SGK) và trả lời.
- GV nhật xét, chốt ý.
- HS chú ý lắng nghe và ghi chép ý chính.
- GV: Định hướng HS cách đọc bài. Mời 1 – 2 HS trong lớp đọc bài thơ 
- HS đọc bài theo định hướng của GV
? GV: Từ văn bản vừa đọc, em hãy cho cô biết thể thơ và cách phân chia bố cục của bài thơ này?
- HS quan sát văn bản và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và cho ghi ý chính.
- HS ghi bài.
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài thơ được sáng tác vào khoảng 4 tháng đầu Bác bị cầm tù – đây là quãng thời gian vô cùng cực khổ của Người.
+ Bài thơ Chiều tối được khỏi hứng ở cuối chằng đường chuyển lao của Bác từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào lúc chiều tối.
2. Vị trí của bài thơ: 
Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập Nhật ký trong tù, sau bài thơ Đi đường (Tẩu lộ).
3. Xác định thể thơ và phân chia bố cục văn bản:
- Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Bố cục: Với thể thơ tứ tuyệt, bài thơ có thể tiếp cận theo 2 hướng
+ Theo kết cấu: đề - thực – luận – kết
+ Theo bố cục 2 phần: hai câu đầu (bức tranh thiên nhiên); hai câu cuối (bức tranh sinh hoạt của con người).
=> Từ đặc điểm nghệ thuật chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo hướng thứ hai.
● HĐ 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết
1. Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên
? GV: Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên chiều tối được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? 
- HS tìm hiểu văn bản, trả lời
- GV nhận xét
? GV: Em hãy đối chiếu phần nguyên tác và phần dịch thơ. Từ đó, hãy chỉ ra sự khác biệt giữa chúng?
- HS: Đọc lại hai câu thơ, tìm chi tiết và trả lời
- GV: Nhận xét, chốt ý, bình thêm: Nếu như câu thơ ở nguyên tác dựng lại cả quá trình vận động của “chòm mây”, “cánh chim” thì ở bản dịch thơ chỉ thông báo cho người đọc về sự vật đó.
- HS: Chú ý ghi chép
? GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” được tác giả sử dụng ở hai câu thơ trên? 
- HS: Tìm hiểu, đưa ra nhận xét, cảm nhận của bản thân.
- GV: chốt ý cho HS
- HS lắng nghe, ghi ý chính
? GV: Trong 2 câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
? GV: Qua hai câu thơ đầu giúp em cảm nhận được gì về tâm trạng cũng như vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
- HS: Tìm hiểu, trả lời
- GV giảng bình, liên hệ kiến thức và chốt ý cho HS: Hai câu thơ đầu của Bác gợi nhớ tới câu thơ trong bài Độc tọa Kính Đình sơn của Lý Bạch
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”
 Nếu “cánh chim” của Lý Bạch mất hút vào cõi vô tận thì “cánh chim” trong thơ Bác là cánh chim của hiện thực, vận động theo quy luật bình ổn của cuộc sống. Nếu “mây” trong thơ của Lý Bạch là chòm mây thơ thẩn, gợi cảm giác thoát tục, thì trong thơ của Bác, nó lại gợi lên vẻ yên ả của cuộc sống đời thường. 
- HS lắng nghe, ghi chép bài
- GV chốt lại ý của hai câu thơ đầu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ ý chính.
b. Hai câu cuối: Bức tranh sinh hoạt của con người
? GV: mời 1 HS đọc hai câu cuối. Kết hợp với yêu cầu HS đối chiểu bản nguyên tác và bản dịch thơ, em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa chúng?
- 1 HS đọc, phát hiện và trả lời.
- GV chuyển dẫn: từ bức tranh thiên nhiên, tác giả đã di chuyển điểm nhìn đến gần hơn, đó là bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người. 
? GV: Theo em, bức tranh ấy được tác giả miêu tả qua từ ngữ, hình ảnh nào?
- HS theo dõi văn bản trong SGK và trả lời
- GV nhận xét, kết hợp với chốt ý.
- GV bình giảng, mở rộng: Câu thơ thứ ba này đã diễn tả một cách chân thực, giản dị hình ảnh người phụ nữ nghèo Trung Hoa đang xay ngô – một công việc mệt nhọc trong buổi chiều nơi núi rừng heo hút. Sự xuất hiện của con người trong bài thơ làm chúng ta liên tưởng tới hai câu thơ trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
 Mặc dù, cùng nói về sự xuất hiện của con người, nhưng nếu như ở thơ của Bà Huyện Thanh Quan, con người vô cùng nhỏ bé, mờ nhòa trước sự bao la, vô tận của thiên nhiên, vũ trụ thì trong thơ của Bác, con người trơ thành hình ảnh trung tâm. Hình ảnh cô gái xay ngô làm toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn đầy sức sống.
- HS chú ý ghi chép
- GV dẫn dắt: Trong mạch thơ có sự vận động thể hiện sự chảy trôi của thời gian. 
? GV: Diễn tả sự vận động của hình tượng thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
- HS : phát hiện và trả lời
- GV bổ sung ý kiến và chốt lại vấn đề : 
+ Trong phần nguyên tác, dù nhà thơ không nói tới một chữ “tối” nào nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự thay đổi của thời gian từ chiều đến tối.
+ Chữ “ma bao túc” ở cuối câu ba được điệp vòng ở đầu câu bốn - “bao túc ma hoàn” đã tạo nên một sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như vừa diễn tả vòng quay của động tác xay ngô vừa diễn tả vòng lưu chuyển của thời gian từ chiều đến tối. 
+ Hoàng Trung Thông từng nhận xét rằng: “chữ hồng đã gánh được 27 chữ còn lại, xua tan đi bòng đêm, sự lạnh lẽo, tỏa hơi ấm, niềm vui, ánh sáng cho cả bài thơ”.
- HS chú ý lắng nghe, ghi bài.
? GV : Qua sự vận động của hình tượng thơ, em cảm nhận được điều gì về tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn trong thơ Bác ?
- HS : nêu cảm nhận của mình.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS lắng nghe và ghi chép bài.
- GV : Chốt lại ý chính 
- HS chú ý lắng nghe
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên
- Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước trong buổi chiều tà với hai nét vẽ chính là: “cánh chim” và “chòm mây”
- Sự khác biệt giữa bản dịch thơ với phần nguyên tác:
+ Bản dịch thơ đã bỏ mất đi chữ “cô”: cô đơn, lẻ loi
+ Bản dịch, dịch chữ “mạn mạn” (lững lờ) thành “trôi nhẹ” 
=> Bản dịch chưa thật chính xác. 
- Hai hình ảnh “cánh chim” và “chòm mây” vừa là ảnh thực đồng thời cũng là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca xưa.
- Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, bút pháp chấm phá.
Tính cổ điển
- Nhân hóa, ẩn dụ : cánh chim mỏi mệt; chòm mây cô đơn, lững lờ trôi.
- Tương phản: tìm về (của cánh chim ) >< tầng không (không có đích, gợi sự vô định, không biết đi đâu về đâu).
- Tâm trạng của Bác: buồn, cô đơn trong cảnh chiều hôm.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Bác: 
+ Lòng yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên. 
+ Từ cái nhìn trìu mến với thiên nhiên, cho ta thấy khát vọng tự do và ước mong sum họp của Bác.
+ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại thưởng ngoạn cảnh chiều của Bác.
=> Tiểu kết: Bằng bút pháp chấm phá, nhà thơ đã ghi lại linh hồn của tạo vật và mở ra một không gian tâm trạng. Qua đó, chúng ta cũng thấy được phần nào vẻ đẹp tâm hồn của Người.
b. Hai câu cuối: Bức tranh sinh hoạt của con người.
- Qua đối chiếu cho thấy sự khác biệt:
+ “Thiếu nữ” dịch là “cô em”. 
+ Phần dịch thơ có thêm chữ “tối”
=> Sự khác biệt đó phần nào làm giảm đi ý nghĩa của nguyên tác.
- Trung tâm của bức tranh chiều tối là hình ảnh cô gái đang xay ngô. 
- Nghệ thuật: 
+ Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối
+ Điệp từ: “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn”
+ Đặc biệt là nghệt thuật sử dụng từ ngữ rất đắt của tác giả: chữ “hồng” được xem là nhãn tự của cả bài thơ. 
- Tâm trạng: Hình tượng thơ có sự vận động từ tối đến sáng, từ buồn đến vui. Qua đó thể hiện tâm trạng vui vẻ của Bác trước cuộc sống lao động thường nhật của con người.
- Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Người tù đã vượt lên trên hoàn cảnh của mình để chia sẻ niềm vui lao động với cô gái vùng sơn cước, cảm thông trước sự vất vả của người lao động. 
+ Thể hiện niềm lạc quan, yêu đời của một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. Đó cũng chính là tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.
=> Tiểu kết: Bằng nghệ thuật điểm nhãn, lấy ánh sáng tả bóng tối, Hồ Chí Minh đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống sinh hoạt của con người. Qua đó, người đọc cũng cảm nhận được tấm lòng nhân đọa bao la của Bác “nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu).
- HĐ 4: Tổng kết
? GV: Qua bài thơ, giúp em hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh?
- HS: trả lời
- GV chốt ý
- HS ghi nhớ
- GV: Giúp HS tổng kết lại những mặt chính về nghệ thuật.
- HS chú ý theo dõi.
IV. Tổng kết
1. Nội dung
- Chiều tối là bài thơ hay trong tập Nhật ký trong tù. Bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tấm lòng nhân đạo bao cũng như tâm hồn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác. Cả bài thơ đã làm ngời sáng vẻ đẹp con người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời.
2. Nghệ thuật
- Bài thơ có vẻ đẹp giản dị mà tài hoa. Ngôn ngữ hàm súc, hình tượng thơ luôn vận động, bút pháp gợi tả vừa chân thực, vừa cổ điển, vừa hiện đại.
=> Chiều tối là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Bác.

V. Củng cố, luyện tập (5’)
1. ( Bài trên lớp) Phát phiếu hỏi nhanh cho 4 tổ, làm việc trong 3 phút với nội dung:
Hoàn thành bảng dưới đây để thấy được sự vận động của hình tượng thơ trong bài thơ Chiều tối- Hồ Chí Minh
Hai câu thơ đầu
Hai câu thơ cuối
Khung cảnh thiên nhiên

Cảnh vật: cánh chim, chòm mây

Không gian: núi rừng hoang vu

Thời gian: chiều tà

2. ( Bài về nhà) Phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại được nhà thơ thể hiện qua bài thơ Chiều tối
VI. Kiểm tra, đánh giá
- Lồng các câu hỏi kiểm tra trong quá trình tìm hiểu bài (kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà, phần kiến thức vừa tiếp thu), đặc biệt qua phần luyện tập.
VII. Nhắc nhở (1’)
- Soạn bài Lai Tân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_11_tiet_93_chieu_toi_doan_thu_ha.doc