A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng, giúp HS:
Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Qua đó có những kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và sử dụng hai phép tu từ nói trên
B. Phương tiện thực hiện
-Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo khác
Tiết 45. Tiếng việt THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp giảng: 10 B1 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ giảng, giúp HS: Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Qua đó có những kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và sử dụng hai phép tu từ nói trên B. Phương tiện thực hiện -Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Các tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ giảng theo phương pháp: trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi D. Tiến trình giờ giảng 1. ổn định 2. KTBC 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: nội dung ý nghĩa của từ thuyền, bến, cây đa, con đò? HS: mang nội dung ý nghĩa khác GV: thuyết trình Thuyền chỉ người con trai trong xa hội cũ, có quyền năm thê bảy thiếp như thuyền đi hết bến này bến khác. Bến chỉ người con gái, cố định cũng như tấm lòng thuỷ chung son sắt. Sự khác nhau giữa thuyền và bến ở câu 1 và 2? GV chia nhóm cho HS làm (5 - 7 phút) sau đó lấy kết quả GV yêu cầu HS đưa ra một vài ví dụ GV: cụm từ "đầu xanh", "má hồng" Nguyễn Du chỉ ai? HS: Thuý Kiều GV: áo nâu, áo xanh chỉ ai? GV: yêu cầu HS viết (10 phút) lấy kết quả, yêu cầu HS chỉ ra và phân tích được I. ẩn dụ 1. Đọc những câu ca dao: SGK a. Thuyền và Bến - Thuyền: chỉ người con trai - Bến: chỉ người con gái b. Bến cũ - con đò: chỉ mối quan hệ gắn bó nhưng phải xa nhau c. Sự khác nhau Thuyền và bến ở câu 1 là chỉ 2 đối tượng, chàng trai và cô gái; còn ở câu 2 lại là mối quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện nào đó phải xa nhau. 2. Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong những đoạn trích sau: a. Thạch lựu: chỉ hhoa lựu đỏ chói như lửa b. Làm thành người: con người mới sống trong độc lập tự do, biết làm chủ tự nhiên và xã hội, cuộc đời mình c. Hót: ca ngợi mùa xuân đất nước, ca ngợi cuộc đời mới với sức sống đang trỗi dậy. d. Thác: những gian khổ của cuộc đời Thuyền: cuộc đời của con người vượt qua những gian khổ khó khăn e. Phù du: chỉ kiếp sống trôi nổi, phù phhiếm, sớm nở tối tàn Phù sa: chỉ cuộc sống mới, cuộc sống màu mỡ đầy triển vọng tốt đẹp của con người. 3. Tìm thêm ẩn dụ trong ca dao... II. Hoán dụ 1. Đọc và trả lời câu hỏi - Cụm từ "đầu xanh", "má hồng" Nguyễn Du chỉ Thuý Kiều: người con gái trẻ tuổi, số phận đau khổ - áo nâu: người nông dân - áo xanh: công nhân -> dựa vào sự tiếp cận, những lớp người này thường mặc những mầu áo đặc trưng của giai cấp mình 2. Phân biệt 2 phép tu từ trong câu thơ của Nguyễn Du - Thôn Đoài, thôn Đông: hoán dụ -> chỉ 2 người trong cuộc tình - "Cau thôn Đoài" và "trầu không thôn nào": ẩn dụ-> trong cách nói lấp lửng của tình yêu đôi lứa (em nhớ ai?) 3. Viết đoạn văn có biện pháp ẩn dụ và hoán dụ III. Tiêu chí phân biệt ẩn dụ và hoán dụ ẩn dụ Hoán dụ - Dựa trên sự liên tưởng giống nhau (tương đồng) của 2 đối tượng bằng so sánh ngầm. - Thường có sự chuyển trường nghĩa - Dựa trên sự liên tưởng gần gũi (kế cận) của 2 đối tượng mà không so sánh - Không chuyển trường nghĩa mà cùng trường nghĩa. 5. Củng cố và dặn dò Trả bài viất số 3
Tài liệu đính kèm: