I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS : khái niệm lập luận, cách xác định luận điểm, tìm luận cứ và các phương pháp lập luận
- Xây dựng được hệ thống lập luận của mình trong bài văn nghị luận.
GV hướng dẫn : cô Nguyễn Thị Châm Người soạn : Nguyễn Thị Ngân Ngày soạn : 14/03/2011 Ngày dạy : 25/03/2011 Tiết dạy theo PPCT: 86 Lớp dạy : 10 N GIÁO ÁN: LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS : khái niệm lập luận, cách xác định luận điểm, tìm luận cứ và các phương pháp lập luận Xây dựng được hệ thống lập luận của mình trong bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: -Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng xác định các luận điểm, luận cứ và xây dựng hệ thống lập luận trong bài văn nghị luận. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: -Sách giáo khoa, sách giáo viên. -Giáo án. - Sưu tầm một số văn bản mẫu mực về lập luận (của Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Đặng Thai Mai). III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Mục I, mục II: sử dụng phương pháp hỏi đáp - giải thích. Mục IV: Luyện tập thảo luận nhóm. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu mới: Hoạt động của GV và HS Tiến trình bài học I. Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận: 1. Ví dụ: (HS đọc SGK trang 109). 2. Nhận xét ví dụ: GV: em có nhận xét gì về cách sử dụng các dẫn chứng đó? GV: từ việc tìm hiểu ví dụ trên, em hãy nêu khái niệm lập luận trong văn nghị luận? II. Cách xây dựng lập luận. GV: .Em hãy cho biết muốn xây dựng lập luận cần tiến hành như thế nào? 1. Xác định luận điểm. GV: em hãy cho biết thế nào là luận điểm? GV: em hãy đọc ví dụ “ chữ ta” (SGK trang 110) và trả lời các câu hỏi . 2. Tìm luận cứ. GV: em hãy đọc lại đoạn văn lập luận ở mục I và văn bản “chữ ta” và trả lời câu hỏi sau: -Tìm luận cứ cho mỗi luận điểm? -Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đau là luận cứ thực tế? 3. Tìm phương pháp lập luận. GV: em hãy đọc lại các ngữ liệu trên và xác định phương pháp lập luận được vận dụng? GV: em hãy nêu 1 số phương pháp khác mà em biết? III. Tổng kết. GV: em hãy đọc nội dung phần ghi nhớ SGK (trang 111) và cho biết: -Lập luận là gì?dùng để làm gì?có các phương pháp lập luận nào?vận dụng các phương pháp lập luận như thế nào? IV. Luyện tập GV: em hãy đọc các bài tập trong SGK (trang 111) và trả lời các câu hỏi đó? GV: các em hãy chia nhóm và tìm các luận cứ để làm sảng tỏ luận điểm sau: - Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích. -Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. - Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (bài tập về nhà). a) Nhận xét ví dụ SGK: + Kết luận (mục đích của lập luận) là: các ông là kẻ thất phu hèn kém. + Để dẫn tới kết luận trên tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng: . Chân lí tổng quát: “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi”. . Hai hệ quả: 1 là “ được thời có thế thì biến mất làm còn, hoá nhỏ thành lớn” 2 là “mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy”. . Hai dẫn chứng: “các ông (chỉ bọn Vương Thông) không rõ thời thế” và “ lại trang sức bằng những lời dối trá”. =>tác giả đã sử dụng lí lẽ xuất phát từ chân lí khách quan, những dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục “có sức mạnh hơn mười vạn quân” . b) Củng cố khái niệm lập luận trong văn bản nghị luận: Lập luận trong văn bản nghị luận là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng dẫn dắt tới kết luận một cách thuyết phục. Nói cách khác đó là cách luận chứng để làm sáng tỏ luận điểm trong bài văn nghị luận. Văn nghị luận là nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Chính vì thế, người viết phải biết trình bày ý kiến của mình và đưa ra lí lẽ dẫn chứng thuyết phục, nghĩa là phải biết lập luận. Muốn xây dựng lập luận cần tiến hành theo các bước sau: -Xác định luận điểm. -Tìm luận cứ. -Lựa chọn phương pháp lập luận. - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. -Ví dụ: . Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề sử dụng chữ Tiếng Việt và thái độ sử dụng chữ Tiếng Việt .Quan điểm của tác giả thể hiện thái độ không đồng tình với cách sử dụng Tiếng Việt hiện nay. . Bài văn có 2 luận điểm: +Tiếng nước ngoài (cụ thể là tiếng Anh) đang lấn lướt Tiếng Việt. +Trên báo chí Việt Nam lạm dụng tiếng nước ngoài không cần thiết. =>Để xác lập cho người đọc, người nghe quan điểm, tư tưởng, tác giả đã sử dụng các luận điểm có sức thuyết phục. =>Quy trình chung: từ luận đề (đề bài, chủ đề) =>tìm hệ thống luận điểm=>sắp xếp luận điểm -Ví dụ: . Văn bản “Thư gửi Vương Thông”: luận cứ là những lí lẽ của Nguyễn Trãi với quan hệ nhân quả: “được thời có thếmất thời không thế” .Văn bản “chữ ta”: luận cứ là những bằng chứng thực tế, mắt thấy tai nghe của một người Việt vừa từ Xơ-un(Hàn Quốc) về nước. Đó là các biển quảng cáo, trên báo chí =>Luận cứ là những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục người đọc, người nghe hiểu và tin vào tính đúng đắn của nó. a. Xét ví dụ: . Văn bản “Thư gửi Vương Thông”: dùng phương pháp diễn dịch, quan hệ nhân quả. .Văn bản “chữ ta”: dùng phương pháp quy nạp và so sánh đối chiếu. b. Các phương pháp lập luận khác: - Tổng phân hợp. - Phản đề. - Giả thiết. - Đòn bẩy. - Câu hỏi. -Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận nào đó mà người nói, người viết muốn đạt tới. -Để xây dựng lập luận trong văn bản nghị luận, cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí. Bài tập 1: Trong đoạn trích ở bài “ Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (ngữ văn 10 tập 1 trang 109), ta thấy: Luận đề: chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX . Luận điểm: biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam rất phong phú đa dạng. Luận cứ: + Lí lẽ: lòng thương người; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp con người; khẳng định, đề cao con người + Dẫn chứng: liệt kê các tác phẩm trung đại Việt Nam tiêu biểu sáng ngời tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Phương pháp lập luận: diễn dịch. Bài tập 2: (chia nhóm) Xác định luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm: Lợi ích của việc đọc sách: -Lí lẽ: . Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người, phản ánh các thành tựu của nhân loại. .Sách đem lại cho con người những hiểu biết về xã hội, tự nhiên. . Sách có tác dụng trong cuộc sống của mỗi cá nhân và quá trình hoàn thiện nhân cách của mỗi người. -Dẫn chứng ( câu nói của M.Gorki, những tấm gương đọc sách như Hồ Chí Minh). b) Môi trường đang bị ô nhiễm: - Lí lẽ : môi trường đang bị ô nhiễm ở trên khắp thế giới cũng như ở Việt Nam. - Dẫn chứng: đưa ra các số liệu về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và thế giới. c) Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (bài tập về nhà). Bài tập 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà.
Tài liệu đính kèm: