Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hai đứa trẻ (tiết 1)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hai đứa trẻ (tiết 1)

HS đọc tiểu dẫn SGK

? Em cho biết một vài nét chính về cuộc đời tác giả Thạch Lam?

HS trả lời, GV khái quát lại

- TLam có bút danh khác là Việt Sinh.

- Phố huyện Cẩm Giàng dã tạo không gian nghệ thuật và trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của TLam.

GV. TL là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo. Tuy là thành viên của nhóm tự lực văn đoàn nhưng ông lại có tư tưởng thẳm mĩ riêng

+ đề tài: - Cuộc sống cơ cực, bế tắc của người nông dân, TTS, thị dân nghèo ( Đói, Nhà mẹ Lê )

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6885Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hai đứa trẻ (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết37 - Đọc văn	Hai đứa trẻ ( Tiết 1)
Thạch Lam.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS đọc tiểu dẫn SGK 
? Em cho biết một vài nét chính về cuộc đời tác giả Thạch Lam?
HS trả lời, GV khái quát lại
- TLam có bút danh khác là Việt Sinh.
- Phố huyện Cẩm Giàng dã tạo không gian nghệ thuật và trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của TLam.
GV. TL là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo. Tuy là thành viên của nhóm tự lực văn đoàn nhưng ông lại có tư tưởng thẳm mĩ riêng
+ đề tài: - Cuộc sống cơ cực, bế tắc của người nông dân, TTS, thị dân nghèo ( Đói, Nhà mẹ Lê)
 - Khía cạnh bình thường của cuộc sống. (Gió lạnh đầu mùa, đứa con đầu lòng,.)
+ Thế giới nhân vật là những lớp người nghèo khổ, có cuộc sống cơ cực, bế tắc. không gian lựa chọn thường là nơi phố huyện nghèo, tiêu điều xơ xác hoặc của những xóm nghèo ngoại ô HN
=> Tạo nên giá trị hiện thực của văn chương TL.
- TL viết với tấm lòng thương cảm sâu sắc cả một tâm hồn đôn hậu, nhạy cảm tinh tế với những biến thái tâm trạng con người đau khổ => giá trị nhân đạo của tác phẩm.
? Em hãy kể tên một số tác phẩm chính mà em biết?
Bố cục: 2p – P1: Cảnh chiều tàn và tâm trạng của Liên. ( từ đầu cho chúng.
 - P2: Cảnh đêm tối và tâm trạng của chị em Liên ( chủ yếu của Liên).
3p: P1- ( từ đầu. Dần về phía lang)- Tâm trạng của L trước cảnh chiều tàn.
 P2: ( mơ hồ không hiểu)- Tâm trạcg của L khi đêm xuống.
 P3: tâm trạng của L trước cảnh đoàn tàu đi qua phố huyện.
HS đã chuẩn bị ở nhà, do thời lượng tiết dạy nên HS chỉ đọc 1 số đoạn.
VD: Đ1- từ đầu đến  của ngày tàn.
 Đ2: Chợ họp giữa phố vãn từ lâu có ăn thua gì.)
 Đ3; Đêm tối đối với L quen lắm chưa có khách nghe.
GV tóm tắt khái quát.
Khái quát chủ đề truỵên ngắn.
Qua việc miêu tả tẩm trạng của hai đứa trẻ ( chủ yếu của Liên) trước bức tranh đời sống phố huyện nghèo từ lúc chiều muộn đến đêm khuya, tác giả đã làm rõ cuộc sống nghèo khổ, mòn mỏi, bế tắc, chìm khuất, tăm tối cùng những ước mơ nhỏ nhoi của những con người nơi phố huyện nghèo -> tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
HS hoạt động nhóm. Chia 4 nhóm.
- Nhóm 1: tìm những chi tiết miêu tả cảnh chiều tàn? cảnh đó gợi lên điều gì?
- Nhóm 2: tìm các chi tiết miêu tả cảnh chợ tàn? cảnh đó gợi lên đièu gì?
- Nhóm 3; Tìm các chi tiết miêu tả về con người nơi phố huyện lúc chiều tàn? Những cuộc đời đó gợi lên điều gì?
- Nhóm 4: Tìm các chi tiết miêu tả tâm trạng của Liên trước cảnh chiều tàn?
( Có thể trình bày bằng bảng phụ hoặc cử đại diện trình bày trước lớp).
GV giảng: * Một ngày sắp tàn, mọi thứ đều trở nên lặng lẽ, khẽ khàng trong yên ả. Đó à khung cảnh của không gian, thời gian báo hiệu một ngày sắp hết. Còn cuộc sống của con người trong bức tranh phố huyện lức chiều tàn lại được miêu tả bằng cảnh chợ tàn.
GV liên hệ: trong văn chương cũng gặp nhiều cảnh chợ tàn: “ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” – Huy Cận; “ Lá đa rụng tơi bời bên quán chợ” - Đoàn Văn Cừ.
Chi tiết:
- Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen lòng buồn man mác.
- thương những đứa trẻ nhà nghèo không có tiền cho chúng, cảm nhận được cái “mùi riêng của quê hương”
=> Liên là cô bé nhạy cảm, nhân hậu.
* Cảnh chiều hồm đã khép lại, một ngày đã tàn nhường chỗ cho một thế giới khác, thế giới của đêm tối nơi phố huyện nghèo.
A. Tiểu dẫn
1. Tác giả
- Thạch Lam ( 1910-1942)
- Tên khai sinh: Ngưyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
- Sinh và mất tại Hà Nội, nhưng thửa nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng- Hải Dương.
- Sau khi đỗ tú tài PI, ông ra làm báo, viết văn
- Là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế.
2. Sự nghiệp sáng tác.
- Là cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, nhưng tư tưởng thẩm mĩ của ông lại theo một hướng riêng. ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ.
- Là cây bút viết truyện ngắn tài hoa, xuất sắc. (Đặc điểm truyện ngắn TL : là loại truyện không có cốt truyện hoặc có cốt truyện đơn giản. yếu tố hiện thực và trữ tình đan xen.)
- các sáng tác chính: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Tuỳ bút HN 36 phố phường.
- Truyện ngắn Hai đứa trẻ.
+ Xuất xứ: Rút từ tập Nắng trong vườn – 1938.
+ Bố cục: có nhiều cách chia: 2phần
 3 phần.
B. Đọc – hiểu tác phẩm
I. Đọc và tóm tắt truyện ngắn
- Đọc .
- Tóm tắt: Tác phẩm khó tóm tắt vì đây là loại truyện không có cốt truyện, chỉ có tâm trạng của nhân vật.
II.Tìm hiểu truyện ngắn.
1. Bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo lúc chiều tàn và tâm trạng của Liên.
a. Cảnh chiều tàn.
- Âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu, tiếng muỗi vo ve,( âm thanh điểm nhịp đi của thời gian buồn bã, tẻ nhạt của những phút cuối trong ngày, quạnh hiu, xa vắng đến nao lòng).
- Hình ảnh: phương tây đỏ rực như lửa chát, dãy tre làng đen lại, phiên chợ tàn,..
- Màu sắc: đỏ rực, đen lại, bóng tối,
=> Cảnh vật, không gian êm đềm của chốn quê, vừa nên thơ, vừa buồn man mác.
b. Cảnh chợ tàn.
- Chợ đã vãn từ lâu, không một tiếng ồn ào, ngưòi cũng về hết,
- Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị,
- Mấy đứa trẻ nhặt nhạnh những thứ còn xót lại trên đất.
- Mùi ẩm mốc bốc lên -. Mùi riêng của đất.
=> Cảnh chợ tàn gợi lên một phố huyện nghèo nàn, xơ xác với cuộc sống của những con người nghèo khổ, tẻ nhạt, đơn điệu và tù túng.
c. Hình ảnh con người nơi phố huyện lúc chiều tàn.
- Mấy đứa trẻ nhà nghèo đang nhặt nhạnh sau phiên chợ.
- Mẹ con chị Tý với gánh hàng lèo tèo, ế ẩm.
- Chị em Liên với của hàng nhỏ xíu cũng chẳng bán được là bao.
- bà cụ Thi điên nghiện rượu.
=> đó là những cảnh đời méo mó, tàn tạ, cảnh sống tiêu điều, xơ xác, tàn lụi.
d. Tâm trạng của Liên trước cảnh chiều tàn.
- Liên có tâm trạng buồn man mác, dịu nhẹ và có sự gắn bó với quê hương.
- Liên cảm nhận được mùi vị quen thuộc của quê hương.
- Thương những đứa trẻ nhà nghèo,
=> Qua tâm trạng của Liên, ta thấy đó cũng chính là sự gắn bó, yêu thương của tác giả đối với con người, với quê hương.
Củng cố: - Những nét cơ bản về Thạch Lam
Cảnh chiều tàn nơi phố huyện tiêu điều, xơ xác, tù túng và những con người nghèo khổ, quẩn quanh. đặc biệt là ttam trạng của nhân vật Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiêù tàn.
Dặn dò: - Học bài và soạn tiết 2 bài Hai đứa trẻ.
Tiết38 - Đọc văn	Hai đứa trẻ ( Tiết 2)
Thạch Lam.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS hoạt động nhóm: chia 2 nhóm.
- nhóm 1: Tìm các chi tiết đặc tả bóng tối?
- Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả ánh sáng?
học sinh có thể trả lời bằng bảng phụ hoặc thảo luận và cử đại diện trình bày trước lớp.
GV giảng: Bóng tối như cái nền không gian nghệ thuật của tác phẩm, không gian xã hội của con người. Cuộc sống sinh hoạt của con người lúc này thu hẹp vào những ngọn đèn tù mù, leo lét của chóng hàng chị Tý, của Gánh phở bác Siêu, của cửa hàng chị em Liên.
Chi tiết: 
- ánh mặt trời như hòn than sắp tàn
- ánh sáng của sao, của đom đóm, của hòn đá, hạt cát,..
- ánh sáng của ngọn đèn con.
- ánh sáng của đoàn tàu.
=> trên cái nền của bóng tối vây bủa, ánh sáng xuất hiện, nhưng đó là thứ ánh sáng leo lét, yếu ớt. ánh sáng không soi tỏ được gương mặt người. Nó càng làm cho không gian thêm tối sẫm, mênh mông hơn. Thứ ánh sáng đơn độc, lay lắt tựa như những kiếp người đang thoi thóp.
? Trong đêm tối, con người xuất hiện như thế nào?
Nhịp sống của người dân phố huyện lúc này ntn?
? Hàng nước chị Tý có dặc điểm gì? Nó gợi lên điều gì?
?) Cảnh đợi tàu được miêu tả ntn?
(?) Vì sao họ cố thức để đợi chuyến tàu đi qua? Hình ảnh đoàn tàu được miêu tả ntn?
T.Lam nhìn thấy ở những con người nơi phố huyện lấp lánh ước mơ, khát vọng. Họ mơ ước về một cuộc sống tươi sáng hơn. Và hình ảnh đoàn tàu đêm đêm từ HN mang đến cho cả phố huyện cái thế giới tươi sáng hơn.
II. Tìm hiểu truyện ngắn.
2. Cảnh đêm tối và tâm trạng đợi tàu của chị em Liên.
a. Tương quan giữa ánh sáng và bóng tối.
* Bóng tối.
- Trời nhà nhem tối -> Trời bắt đầu đêm, một đêm như nhung -> đường phố và các ngõ con tràn ngập bóng tối, tối hế cả con đường thăm thẳm ra sông sẫm đen hơn.
=> Bóng tối như một sinh vật đang hoạt động, thâm nhập, luồn lách, bám sát vào cảnh vật, bao trùm, vây phủ lên tất cả phố huyện. Cả phố huyện chìm vào màn đêm tịch mịch.
* ánh sáng: 
- Chỉ là những hột sáng, chấm sáng, khe sáng, đốm sáng, ánh sáng yếu ớt, lụi tàn khong đủ sức đẩy lùi bóng tối mà càng làm cho bóng tối dày đặc thêm.
b. Nhịp sống của người dân phố huyện lúc đêm tối.
* Hình ảnh con người
- Gánh phở bác Siêu- một thứ quà xa xỉ với người dân phố huyện.
- Gia đình bác xẩm ế khách với cái thau trắng chỏng chơ và thằng bé bò lê ra đất
- Chị Tý ngán ngẩm chờ mãi được vài ba khách mua hàng.
- chị em Liên buồn ngủ rũ cả mắt
=> Con người thoáng hiện ra, đơn điệu, nghèo khổ, lặng lẽ rồi chì khuất vào bóng tối.
* Nhịp sống nơi phố huyện nghèo lúc đêm tối.
- Nhịp sống của người dân phố huyện chìm vào trong đêm tối.
- Tất cả phố xá giờ thu hẹp nơi hàng nước chị Tý.
- Xuất hiện ánh sáng của ngọn đèn leo lét.
Nó gợi lên kiếp sống tàn tạ, leo lét, tù túng trong đêm tối mênh mông của đời người – một kiếp sống nghèo nàn không lối thoát.
Tác giả thể hiện sự thông cảm, lắng nghe tất cả những khát vọng của họ và xót xa cho những cuộc đời bé nhỏ.
c. Tâm trạng đợi tàu của chị em Liên.
- Đêm nào cũng vậy, chị em Liên và những người dân phố huyện cũng cố thức để đợi chuyến tàu đi qua.
- “Đoàn tàu từ Hà Nội “ với những toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng, lố nhố người, đồng và kền lấp lánh”. Nó hoàn toàn đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tăm tối và quẩn quanh của ngườ dân phố huyện.
* Với người dân phố huyện;+ Họ háo hức chờ tàu với nỗi chờ đợi thường trực – nỗi chờ đợi vật chất.
 + Họ khát khao mong mỏi có một chút ánh sáng của thế giới khác mang lại làm sáng lên cuộc sống vốn tăm tối hàng ngày.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 11(3).doc