Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Chuyên đề Văn học trung đại

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Chuyên đề Văn học trung đại

A. MỤC TIÊU:

 I. Kiến thức: Giúp học sinh

Củng cố và đi sâu vào tìm hiểu, nắm bắt được những đặc điểm cơ bản về nội dung, thi pháp và thành tựu của văn học trung đại

II. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự học, khái quát, tổng hợp.

III. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh thái độ yêu thích văn học, có ý thức đọc hiểu các thể loại VH một cách có khoa học

B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi mở, tái hiện, trao đổi- thảo luận; minh hoạ, đi sâu vào một số tác phẩm cụ thể đã học để làm rõ vấn đề.

C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:

 1. Chuẩn bị của GV: Thiết kế bài dạy, SGK, SGV, tài liệu tham khảo

 2. Chuẩn bị của HS: Phần kiến thức đã học, SGK, vở ghi.

 

doc 12 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 8498Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Chuyên đề Văn học trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
( 2 tiết)
A. MỤC TIÊU:
	I. Kiến thức: Giúp học sinh 
Củng cố và đi sâu vào tìm hiểu, nắm bắt được những đặc điểm cơ bản về nội dung, thi pháp và thành tựu của văn học trung đại
II. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự học, khái quát, tổng hợp.
III. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh thái độ yêu thích văn học, có ý thức đọc hiểu các thể loại VH một cách có khoa học
B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi mở, tái hiện, trao đổi- thảo luận; minh hoạ, đi sâu vào một số tác phẩm cụ thể đã học để làm rõ vấn đề.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
	1. Chuẩn bị của GV: Thiết kế bài dạy, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
	2. Chuẩn bị của HS: Phần kiến thức đã học, SGK, vở ghi.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
	a. Đặt vấn đề: (GV giới thiệu vào bài)
	b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
PV: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu ngắn gọn những nội dung cơ bản của cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại?
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận theo phân công: nhóm 1,2- cảm hứng yêu nước; nhóm 3,4- cảm hứng nhân đạo.
- HS thảo luận nhóm- đại diện trình bày- HS nhóm khác bổ sung- GV định hướng cho HS liên hệ, minh hoạ ngắn gọn qua các tác phẩm đã học
- GV chốt lại các ý chính.
PV: Bằng kiến thức đã học em hãy nêu nhận xét của mình về hình thức của VHTĐ?
- HS tiếp tục thảo luận nhóm- đại diện trình bày- HS khác bổ sung, minh hoạ
- GV định hướng, gợi nhắc, bổ sung, giảng sâu một số vấn đề, chốt lại các ý chính.
PV: Qua đó, em hãy khái quát những thành tựu cơ bản của VHTĐ?
- HS trình bày ý kiến cá nhân- HS khác nhận xét, trao đổi, bổ sung
- GV định hướng, giảng, chốt lại các ý chính.
Hết tiết 1- tiết 2
PV: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nhắc lại đặc điểm cơ bản của thi pháp VHTĐ qua các yếu tố: tư duy nghệ thuật; quan niệm thẩm mĩ; bút pháp; thể loại?
- HS trình bày- GV định hướng qua bảng phụ sau
Đặc điểm thi pháp
Nội dung biểu hiện
-Tư duy nghệ thuật
-Q/niệm thẩm mĩ
- Bút pháp
- Thể loại
-Theo kiểu mẫu, công thức (tùng, cúc, trúc, mai, ngư tiều, canh, mục...) hình ảnh ước lệ, tượng trưng (thu thuỷ, thu thiên, thu hoa, thu diệp...)
-Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu Hán học
- ước lệ, tượng trưng, gợi nhiều hơn tả
- Kí sự, thơ Đường, hát nói- ca trù, văn tế, chiếu
- Sau khi HS trình bày - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận về các đặc điểm của thi pháp VHTĐ, tập trung vào lí giải nguyên nhân tạo nên những đặc điểm thi pháp đó. HS thảo luận- đại diện nhóm trình bày- HS nhóm khác bổ sung
- GV gợi mở, định hướng, giảng bổ sung và chốt lại các ý chính.
+ Thời trung đại người ta quan niệm văn theo nghĩa rất rộng, bao gồm hầu như mọi văn bản ngôn từ ( văn học thuật: triết học, sử học, đạo đức học, chính trị học...; văn hành chính: chiếu, biểu, hịch, cáo, bia... văn nghệ thuật: thơ, phú, truyện, kí...) trong đó người ta coi trọng văn học thuật. Thơ văn nói chí, tải đạo lí được coi trọng hơn thơ văn thể hiện những tình cảm quan hệ đời tư, đời thường.
+ Giữa các thể văn chưa có sự phân biệt rạch ròi, cho nên hịch, cáo, văn triết học, sử học cũng xen nhiều yếu tố tự sự, trữ tình, cũng đầy hình tượng sinh động.
+ Thời ấy người viết văn và người đọc văn cũng đều là những trí thức Hán học. Văn chương của họ rất uyên bác, dùng nhiều điển tích, điển cố, thi liệu, văn liệu rút từ sử sách, văn chương thơ phú của người xưa (vì thế gọi là văn chương bác học để phân biệt với thứ văn chương nôm na, mộc mạc của người bình dân)
+Phản ánh xã hội đẳng cấp, coi trọng phép tắc, lễ nghi, đặc biệt trong giới quí tộc, VHTĐ thường diễn tả thế giới và tâm tình con người qua những thể văn có tính qui phạm chặt chẽ và qua một hệ thống ước lệ (là giao ước giữa người viết văn và người đọc văn về ý nghĩa của một hình ảnh nào đấy, ví dụ: Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô ( Truyện Kiều) là một hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu đã tới) hết sức dày đặc và nghiêm ngặt, tạo nên một thế giới nghệ thuật đầy tính cách điệu. VHTĐ không coi trọng bút pháp tả thực, thường có khuynh hướng mô phỏng cổ nhân, coi tư tưởng cũng như nghệ thuật của người xưa là chuẩn mực của chân lí và cái đẹp
+ XHPK không xây dựng trên cơ sở cá nhân mà trên nền tảng của gia đình, dòng họ, cộng đồng, đẳng cấp, vì thế ý thức cá nhân con người không có điều kiện thức tỉnh sâu sắc. Do vậy cá tính nhà văn chưa có điều kiện thể hiện đậm nét như VHHĐ sau này. Văn học trung đại mang tính “ phi ngã”.
+ Đến thế kỷ XVIII;XIX thi pháp VHTĐ có sự biến động lớn với sự xuất hiện một loạt cá tính mạnh mẽ độc đáo, thậm chí táo tợn như với thơ Hồ Xuân Hương các nhân vật lí tưởng lại trở thành các nhân vật hài hước, vẻ trang nghiêm đạo mạo, uyên bác và sang trọng của văn chương chính thống hầu như bị xoá sạch, mỗi câu chữ đều in đậm cá tính ngang tàng của HXH...Truyện Kiều của Nguyễn Du với những đoạn độc thoại nội tâm của Thuý Kiều bước đầu thể hiện sự thức tỉnh cá nhân...
I. Đặc điểm cơ bản về nội dung- hình thức của văn học trung đại:
1. Nội dung:
a. Cảm hứng yêu nước:
- Yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc.
- Yêu đồng bào, nhân dân.
- Lòng căm thù giặc sâu sắc
- Ý chí và hành động bảo vệ đất nước đến cùng...
- Ý thức về vai trò của hiền tài đối với đất nước
- Tư tưởng canh tân đất nước
- Âm hưởng bi tráng trong thơ văn
b. Cảm hứng nhân đạo:
- Lòng yêu thương, đồng cảm đối với con người đặc biết là những con người bị vùi dập, bất hạnh... Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người
- Tôn trọng những khát vọng hạnh phúc của con người; nêu cao quyền sống của con người
- Ca ngợi đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của con người
2. Hình thức:
a. Yếu tố Hán và yêu cầu dân tộc hoá hình thức văn học
- Do mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, văn học viết chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố Hán từ chữ viết, các thể tài sáng tác đến đề tài, thi liệu.
- Dần dần trên con đường phát triển của VH, yếu tố Hán bị phá vỡ dần để tạo ra những hình thức mang tính dân tộc về nhiều phương diện: Chữ viết ( từ chữ Hán sáng chế chữ Nôm); thể tài dân tộc xuát hiện ( thơ lục bát; song thất lục bát...) ; thi liệu ( phá bỏ điển tích, đưa hình ảnh, địa danh đất nước vào trong thơ)
b. Tính qui phạm và việc phá vỡ tính qui phạm:
- Tính qui phạm là một đặc điểm khá cơ bản của VH trung đại. Thể hiện ở quan niệm “ văn dĩ tải đạo”, coi trọng mục đích giáo huấn; thể hiện qua tính ước lệ trong việc sử dụng thi liệu, ngôn từ; hình tượng nghệ thuật theo các mẫu có sẵn..
- Trong quá trình vận động và phát triển VH đã từng bước phá vỡ tính qui phạm đó.
c. Phạm vi và qui mô kết tinh của văn học:
- Những tác phẩm có giá trị tập trung ở văn vần. Trong phạm vi văn vần, những giá trị nổi bật lại thuộc về các thể loại dân tộc.
- Qui mô kết tinh của VH trung đại là qui mô nhỏ, chiều kích và dung lượng không đồ sộ. Bút pháp thiên về gợi hơn tả
II. Những thành tựu cơ bản của VHTĐ:
1. VHTĐ đã đạt được những thành tựu cơ bản mà rõ nét nhất chính là đã góp phần tạo cơ sỏ vững chắc cho bề dày của toàn bộ tiến trình VHVN ở cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Bước đầu đã có sự đột phá khi biểu hiện những tư tưởng mới trong 2 nguồn cảm hứng trên kể từ thế kỷ XVIII; XIX.
2. Khắc hoạ được bộ mặt XHVN từ thế kỷ X- XIX.
3. Tồn tại song song 2 mảng VH: chữ Hán và chữ Nôm tạo nên sự phong phú trong VH. Có nhiều thể loại thơ ca. Thể hiện được tiếng nói, bản sắc dân tộc.
4. Một đội ngũ sáng tác phong phú, có nhiều phong cách lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương...Nhiều tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong nền VHDT.
III. Đặc điểm cơ bản về thi pháp văn học trung đại: VH Trung đại nổi bật với những đặc trưng cơ bản về thi pháp sau:
1. Hệ thống ước lệ nghiêm nghiêm ngặt và phức tạp có 3 tính chất: Tính uyên bác và cách điệu hoá cao độ; Tính sùng cổ; Tính phi ngã.
2. Thiên nhiên được cảm thụ như 1 chủ thể, người ta gán cho thiên nhiên những phẩm chất của mình, chưa được khám phá với đúng giá trị của bản thân nó nên chưa thực sự là đối tượng hiện thực của văn học.
3. Thế giới nghệ thuật phi thời gian: Người ta cảm nhận thời gian bằng sự quan sát trưqcj cảm sự vận động của thiên nhiên và sự sống của con người-> quan niệm :Thời gian tuyến tính, thời gian chu kì
4. Con người trong văn học trung đại: con người vũ trụ; con người đạo đức; con người phi cá nhân
5. “ Văn, sử , triết bất phân”
4. Củng cố: GV chốt lại một số ý cơ bản để củng cố theo từng tiết học
	5. Dặn dò : Xem lại các tác phẩm VHVN từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám/1945 đã học và những kiến thức có liên quan để chuẩn bị cho chuyên đề II: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, tập trung vào những vấn đề: Đặc điểm cơ bản, thành tựu về thể loại; cách đọc hiểu VHHĐ qua một số t/p thuộc xu hướng VHLM, hiện thực trong chương trình.
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 
( TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945)
( 6 tiết)
A. MỤC TIÊU:
	I. Kiến thức: Giúp học sinh 
1.Củng cố và đi sâu vào tìm hiểu, nắm bắt được những đặc điểm cơ bản , thành tựu về thể loại của văn học hiện đại từ đầu thế kỉ xx đến CM-8/1945.
2. Cách đọc hiểu VHHĐ qua một số tác phẩm thuộc xu hướng VH lãng mạn và hiện thực đã học trong chương trình.
II. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự học, khái quát, tổng hợp.
III. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh thái độ yêu thích văn học, có ý thức đọc hiểu các thể loại VH một cách có khoa học
B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi mở, tái hiện, trao đổi- thảo luận; minh hoạ, đi sâu vào một số tác phẩm cụ thể đã học để làm rõ vấn đề.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
	1. Chuẩn bị của GV: Thiết kế bài dạy, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
	2. Chuẩn bị của HS: Phần kiến thức đã học, SGK, vở ghi.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
	a. Đặt vấn đề: (GV giới thiệu vào bài)
	b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV dẫn dắt- giới thiệu khái quát
- GV chia lớp thành 6 nhóm- phân công: nhóm 1,2 thảo luận về đặc điểm 1; nhóm 3,4- đặc điểm 2; nhóm 5,6- đặc điểm 3
- HS thảo luận theo nhóm- cử đại diện trình bày ( GV yêu cầu HS minh hoạ tác giả- tác phẩm tiêu biểu trong từng giai đoạn hiện đại hoá ở đặc điểm 1)
- HS nhóm khác bổ sung- GV định hướng, chốt lại và giảng sâu ở một số ý chính.
PV: Nội dung hiện đại hoá được thể hiện ntn?
- HS tham gia trao đổi- thảo luận
- GV định hướng, bổ sung
- GV gợi mở, định hướng cho HS tham gia trao đổi sâu hơn để tìm ra nguyên nhân chính tạo nên sự phát triển nhanh mạnh của VH thời kì này
- GV giảng, mở rộng, minh hoạ về một số cuộc đấu tranh, bút chiến giữa các quan niệm thẩm mĩ trong thời kì này
- GV định hướng cho HS đi vào khái quát
Hết tiết 1-Tiết 2
PV: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu ngắn gọn những thành tựu cơ bản của VH thời kì này?Theo em thành tựu nổi bật đó là gì?
- HS trình bày cá nhân- GV định hướng, bổ sung
- GV chia lớp thành 3 nhóm- thảo luận về thành tựu ở thể loại : Tiểu thuyết ( nhóm 1); truyện ngắn( nhóm 2); Thơ ( nhóm 3)
- HS thảo luận nhóm- đại diện trình bày
- HS khác bổ sung
 ... hệ thuật là không gian nội tâm, “ phong cảnh nội tâm”-> một đặc điểm của thiên nhiên trong VHLM
- Ngôn ngữ: câu văn ngắn gọn, ngôn ngữ gợi cảm, văn phong giàu chất thơ, đối thoại sinh động, giọng điệu nhẹ nhàng.
b. Thơ Mới:
- Sự tự ý thức về cá nhân được biểu hiện như một cá thể riêng biệt độc đáo
- Cái tôi trữ tình cá nhân đã được xưng danh và biểu hiện một cách trực tiếp, đầy tự tin qua đại từ “ tôi” và tự ý thức mình dưới hình thức cởi mở những cảm giác trẻ trung, thành thực, tươi mới mang tính chất tự thú, tự ngắm và tự nghiệm.
- Đề cao trạng thái và địa vị cái tôi cá nhân
- Tôn trọng cá tính riêng biệt độc đáo trong việc xác định tư thế trăm hình nghìn vẻ của mình trong thế giới
- Cảm giác, trí tưởng tượng, sức diễn đạt và cảm nhận được giải phóng mạnh mẽ biểu hiện một thế giới tâm hồn như một đối tượng phức tạp, đầy bí ẩn. Giọng điệu đích thực của tâm hồn được bộc lộ với nhiều cung bậc và sắc thái: não nùng, thiết tha, say đắm, mộng mơ, điên dại, réo rắt, cay đắng, xót xa, tuyệt vọng, mơ hồ, thoang thoảng, bàng bạc, triền miên...
- Lúc mới xuất hiện, cái tôi cá nhân say sưa với cái mới lạ nên dõng dạc, hùng tráng, tươi tắn, trong sáng, say mê, nó mở lòng ra đón nhận mọi hương sắc cuộc đời-> cảm nhận ánh sáng, màu sắc, âm thanh, hương vị, trạng thái, cảm xúc nhiều khi chính xác và tinh tế đến mức hoàn mĩ.
- Do quá sùng bái thế giới riêng tư của mình, cõi vô thức, huyền bí ( chủ yếu các đề tài: Thiên nhiên; tình yêu lứa đôi; tôn giáo) dễ dẫn đến sự bế tắc như một kiểu tự ngắm mình của Nacxit chỉ dẫn đến héo mòn và huỷ diệt-> cái tôi lãng mạn mang một cảm quan xã hội chung: nỗi đau, lênh đênh, vô định, lụi tàn trong hiện tại. Vũ trụ trở nên là riêng của mình và lạnh lẽo đơn côi- vô nghĩa
2. Cách đọc hiểu một số tác phẩm cụ thể đã học về VHLM:
a. Văn xuôi:
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
b. Thơ:
- Vội vàng ( Xuân Diệu)
- Tràng giang (Huy Cận)
- Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử)
- Tương tư ( Nguyễn Bính)
- Chiều xuân ( Anh Thơ)
IV. Cách đọc hiểu VHHĐ qua một số tác phẩm thuộc xu hướng văn học hiện thực phê phán trong chương trình
1. Một số vấn đề chung: 
- Thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc, tập trung phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, phản ánh tình cảnh và cuộc sống khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức,bóc lột với sự cảm thông sâu nặng.
- Đấu tranh chống áp bức bóc lột, phẩn ánh mâu thuẫn giàu nghèo, mâu thuẫn xã hội, phê phán thế sự trên tinh thần nhân đạo và dân chủ.
- Phản ánh hiện thực một cách khách quan, cụ thể và tỉ mỉ, đồng thời xây dựng những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình.
* Hạn chế: chưa thấy được tiền đồ của nhân dân và tương lai dân tộc.
2. Cách đọc hiểu một số tác phẩm cụ thể đã học về VHHT:
- Hạnh phúc một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
- Chí Phèo (Nam Cao)
- Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)
- Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
4. Củng cố: GV chốt lại một số ý cơ bản để củng cố theo từng tiết học
	5. Dặn dò : Xem lại các tác phẩm VH nước ngoài đã học và những kiến thức có liên quan để chuẩn bị cho chuyên đề III: Cách đọc hiểu các tác phẩm, đoạn trích đã học.
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 
( 2 tiết)
A. MỤC TIÊU:
	I. Kiến thức: Giúp học sinh 
1.Củng cố và đi sâu vào tìm hiểu, nắm bắt được những nội dung cơ bản của các tác phẩm, đoạn trích đã học của VHNN
2. Cách đọc hiểu VHNN qua một số tác phẩm, đoạn trích đã học trong chương trình.
II. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự học, khái quát, tổng hợp.
III. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh thái độ yêu thích văn học, có ý thức đọc hiểu các thể loại VH một cách có khoa học
B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi mở, tái hiện, trao đổi- thảo luận; minh hoạ, đi sâu vào một số tác phẩm cụ thể đã học để làm rõ vấn đề.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
	1. Chuẩn bị của GV: Thiết kế bài dạy, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
	2. Chuẩn bị của HS: Phần kiến thức đã học, SGK, vở ghi.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
	a. Đặt vấn đề: (GV giới thiệu vào bài)
	b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV diễn giảng một số vấn đề chung trên cơ sở gợi mở, định hướng, dẫn dắt và minh hoạ ngắn gọn sau đó quy nạp một số ý chính.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu xác định các đặc điểm cơ bản của bài học, hướng tiếp cận- đọc hiểu văn bản, đề xuất những vấn đề vướng mắc khi đọc hiểu t/p- cách giải quyết (nếu có). Phân công: N1,2- t/p Tôi yêu em; N3,4-t/p Người trong bao; N5,6-t/p Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- HS hoạt động nhóm ( 10’)
- Đại diện nhóm 1,2 trình bày kết quả thảo luận của nhóm- lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- GV định hướng, bổ sung, chốt ý chính
Bản dịch sát nghĩa của bài Tôi yêu em
Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi
Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì.
Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng
Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông;
Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó,
Cầu trời cho em được người khác yêu thương cũng như thế.
- Phân biệt với trữ tình “ điệu ngâm”
- GV bổ sung: Khi chia tay trong tình yêu, Puskin luôn có những xúc cảm rất cao thượng, đẹp, ví dụ bài thơ Không đề ( SGV tr80); Một chút tên tôi đối với nàng (SGV tr 81)
Hết tiết 1- tiết 2( tiếp theo)
- GV gọi HS nhóm 3,4 lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm- HS theo dõi, nhận xét, bổ sung
- GV gợi mở, định hướng, bổ sung, chốt các ý chính
- GV gọi HS nhóm 5,6 lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm- HS theo dõi, nhận xét, bổ sung
- GV gợi mở, định hướng, bổ sung, chốt các ý chính
I. Một số vấn đề chung cần lưu ý khi đọc hiểu các tác phẩm VHNN:
1. Đọc kĩ văn bản, nắm được những nội dung cơ bản trong Tiểu dẫn để có cơ sở hỗ trợ hiểu sâu hơn tác phẩm, đoạn trích.
2. So sánh đối chiếu bản dịch với bản dịch sát nghĩa để thấy được phần nào cái hay của nguyên tác ( nhất là thơ).
3. Tìm đọc đầy đủ tác phẩm (nếu có điều kiện) hoặc nắm được tóm tắt tác phẩm đầy đủ để thấy được vị trí đoạn trích, từ đó phần nào nắm được tiến trình, diễn biến sự việc, sự kiện, nhân vật... trong đoạn trích
4. Tìm đọc các tài liệu tham khảo liên quan để có thể hiểu sơ bộ về bản sắc văn hoá, quan niệm... của đất nước nơi tác phẩm sinh ra, nắm được hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm...
5. Trong quá trình đọc hiểu cần có sự so sánh, đối chiếu với VHVN cùng thời để có cơ sở hiểu sâu hơn tác phẩm, đoạn trích VHNN.
II. Các tác phẩm cụ thể trong chương trình:
1. Bài thơ Tôi yêu em ( Puskin)
a. Đặc điểm và nội dung trọng tâm:
- Bản dịch thơ chưa sát với nguyên tác
- Sự đồng nhất giữa nhà thơ và nhân vật trữ tình ( ngôi thứ nhất), tính chân thực, độ cao trào kịhc tính của những cảm xúc trữ tình.
- Puskin tìm kiếm sức mạnh cơ bản nghệ thuật, trước hết ở chiều sâu của tư duy và cường độ của cảm xúc, ông quan tâm đến thủ pháp cấu trúc quan hệ hơn thủ pháp trau chuốt các yếu tố.
- Bài thơ mang phong cách thơ trữ tình” điệu nói”
b. Hướng tiếp cận văn bản:
* Cách đọc: thể hiện được sự cảm- hiểu bước đầu đối với “ điệu nói”, lời từ giã- giãi bày, bộc bạch, những phức cảm, xu hướng vươn tới cái cao cả trong bài thơ
- 2 câu đầu: chậm, ngập ngừng, thú nhận lại như tự nhủ
- câu 3-4: mạnh mẽ, dứt khoát, như thề hứa
- câu 5-6: day dứt, u buồn, hồi nhớ và kiểm nghiệm
- câu 7-8: mong ước, tha thiết mà điềm tĩnh
* Tìm hiểu khái quát bài thơ (đối chiếu với nguyên bản hoặc bản dịch nghĩa để hiểu bài thơ)
* Cách đọc hiểu: Có thể chia làm 2 phần 
- 4 câu thơ đầu: tiếng nói thứ nhất ( câu 1,2):Phân vân, bối rối. Tiếng nói thứ 2 ( câu3,4)Mạnh mẽ dứt khoát, một sự dằn lòng, chế ngự, vượt lên. Tâm hồn vươn về tình yêu trong nghĩa đích thực, xem yêu như hành vi trao tặng làm cho đối tượng tình yêu của mình hạnh phúc quan trọng hơn là được yêu với nghĩa đón nhận, sở hữu về mình, cho sự hưởng thụ của mình-> Nên không muốn em bận lòng thêm nữa.
- 4 câu thơ cuối:
+ Câu 5,6: Lí trí kìm nén, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn cứ trào dâng, tha thiết. Nhân vật trữ tình hồi nhớ, kiểm nghiệm lại tình yêu của mình.
+ Câu 7,8: Sự tiếp nối liên tục từ thời quá khứ đến tương lai. Câu 7 đã khái quát được tấm tình được thể hiện trong 6 câu trước đó. Câu 8 đã thể hiện sự hi sinh cao thượng trong tình yêu, vượt lên sự vị kỉ đã có ( câu 6).
=> Bài thơ thấm đượm một nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha dẫu mối tình vô vọng. Sự hấp dẫn và thuyết phục của bài thơ chính ở tấm lòng chân thành của nhà thơ.
2. Về đoạn trích Người trong bao( A. Sê-khôp)
a. Tìm hiểu bố cục: Có thể chia bố cục theo các cách sau:
- Bê-li-côp khi còn sống
- Bê-li-côp khi đã qua đời
hoặc: ( như cách chia trong bài đọc hiểu đã học)
b. Hướng khai thác:
- Chân dung Bê-li-côp-> hèn hát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, cảm thấy yên tâm, sung sướng, mãn nguyện trong đó.Bê-li-côp là con đẻ, hệ quả của chế độ PK chuyên chế đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hoá ở nước Nga cuối thế kỉ XIX.
- Sự ảnh hưởng của Bê-li-côp đối với mọi người: nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai của thành phố, không thoát ra được. Chỉ có thể chấm dứt hoặc thay đổi tận gốc khi thay đổi xã hội.
- Hình tượng cái bao-> chủ đề tư tưởng của truyện
- Nghệ thuật : chọn ngôi kể; cấu trúc; giọng kể; nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình; thủ pháp đối lập nhân vật; nghệ thuật xây dựng biểu tượng; cách kết thúc truyện.
- Ý nghĩa thời sự của truyện.
3. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Trích Những người khốn khổ- V.Huy-gô)
* Một số vấn đề cần lưu ý khi đọc hiểu đoạn trích: 
a. Nắm được ví trí và tính chất của đoạn trích: 
+T/p được chia làm 5 phần trong đó 3 nhân vật trong đoạn trích được đặt tên cho 3 phần ( P.tin - phần 1(vì nhà văn muốn coi nàng như là hình ảnh tiêu biểu có ý nghĩa đặt vấn đề cho cuốn tiểu thuyết này); Cô-det- phần 2; Giăng-Van-Giăng là nhân vật trung tâm nhưng lại đặt ở phần 5- như một tổng kết về giải pháp xã hội của toàn thiên truyện này. Bạo lực chỉ xảy ra ở phần 4.
+ Lần đầu tiên ông Ma-đơ - len buộc phải xuất đầu lộ diện, mở đầu cho cuộc đấu vĩ đại giữa Thiện-Ác
+ Đoạn trích thể hiện rõ bút pháp lãng mạn của V.Huy-gô: Phóng đại, so sánh, ẩn dụ, tương phản; đối lập thực tế với thế giới lí tưởng và hướng về khuynh hướng khẳng định thế giới lí tưởng.
b. Tác dụng giáo dục của đoạn trích: Gợi mở những tình cảm đẹp đẽ, những hành vi dũng cảm và cao thượng nhất là ngay cả trong cuộc sống hiện nay.
c. Tập trung phân tích:
- Hình tượng người anh hùng lãng mạn đối lập với cường quyền.
- Thủ pháp nghệ thuật, cách kết cấu sự phát triển tình tiết trong khi kể chuyện đều hướng tới tô đậm, ca ngợi người anh hùng lí tưởng với trái tim tràn ngập tình thương.
4. Củng cố: GV chốt lại một số ý cơ bản để củng cố theo từng tiết học
	5. Dặn dò : Xem lại các tác phẩm VH nước ngoài đã học và những kiến thức có liên quan.Chuẩn bị cho chuyên đề IV: Tiếng Việt Ôn các phong cách ngôn ngữ đã học, thực hành một số kiểu câu trong văn bản. Xem lại các kiến thức đã học có liên quan.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon 11 co ban.doc