Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Văn bản

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Văn bản

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu khái quát về VB và đặc điểm của VB.

 2. Kĩ năng:

 - Biết vận dụng tri thức đã học vào đọc - hiểu VB và làm văn.

 3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng thái độ thích tìm hiểu VB.

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3806Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 09/2007
Tiết theo PPCT: 03
Ký duyệt: Đọc - hiểu:
 Văn Bản
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu khái quát về VB và đặc điểm của VB.
 2. Kĩ năng: 
 - Biết vận dụng tri thức đã học vào đọc - hiểu VB và làm văn.
 3. Thái độ:
 - Bồi dưỡng thái độ thích tìm hiểu VB.
 B. phương tiện thực hiện
 - SGK, SGV
 - Thiết kế bài học.
 - Tài liệu tham khảo.
 C. CáCH THứC TIếN HàNH
 GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
 D. tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
 Đọc một bài thơ bất kì, có người gọi đó là tác phẩm, có người lại cho là VB. Cuộc trò chuyện giữa 2 người hặc đọc một bài báo cáo trước tập thể cũng được gọi là VB: VB nói. Học sinh làm văn, bài viết được gọi là VB: VB viết. 
 Vậy VB là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Chúng ta cùng đoc - hiểu bài" Văn bản" 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Khái quát về VB
( Giảng lướt)
1. Ví dụ
( Yêu cầu HS đọc SGK)
Xác định xem các VD trên được gọi là gì?
2. Khái niệm
Thế nào là VB?
Muốn tạo ra VB, người nói và người viết phải làm gì?
Từ những hiểu biết về VB, hãy nêu tên các loại VB có trong đời sống mà em biết?
( GV có thể chia nhóm để HS thảo luận)
Nhờ đâu mà các em biết được suy nghĩ, cách ứng xử cảu những người VN sống cách chúng ta hàng nghìn, hàng trăm năm?Nhờ đâu mà chúng ta ( Người nước ngoài) biết được cuộc sống của người VN?
=> Các em cần đọc nhiều, tiếp xúc nhiều VB để tăng sự hiểu biết và làm giàu thêm vốn VH' của bản thân.
II. Đặc điểm của VB
( Cho HS đọc - hiểu phần II)
GV kể cho HS nghe" Làm theo vợ dặn" để Cm
Qua phần II, em thấy VB có đặc điẩm gì?
1. VB có tính thống nhất về đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích.
Đề tài là gì? Tại sao nói VB có tính thống nhất về đề tài, tư tưởng, tình cảm và mục đích?
2. VB có tính hoàn chỉnh về hình thức.
Đặc điểm hoàn chỉnh về hình thức được biểu hiện như thế nào?
3. Văn bản có tác giả.
III. Củng cố - dặn dò
Yêu cầu 
IV. Điều chỉnh - bổ sung
VD:
- Một câu đối
- Một bài báo
- Bài phát biểu cảm tưởng của HS nhân ngày khai trường
- Bài viết tự luận
- Bài thơ
- Thảo luận một vấn đề....
 => Đều là VB ( VB nói, Vb viết)
* Trong quá trình thực hiện giao tiếp nói cũng như viết, ta phải chuẩn bị thành lời - bài. Lời nói, bài viết ấy gọi là VB.
- VB vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp.
- VB do nhiều câu cấu tạo thành ( bài thơ - báo - đơn xin việc...) Một câu tục ngữ
- VB có độ dài ngắn khác nhau [
	 Một cuốn tiểu thuyết
* Muốn tạo ra VB, người nói, người viết cần phải xác định rõ:
- Mục đích của VB ( Nói, viết để làm gì? )
- Đối tượng tiếp nhận của VB ( Nói, viết cho ai?)
- Nội dung nói và viết ( Nói và viết về cái gì?)
- Phương pháp, thể thức nói và viết ( Nói và viết như thế nào?)
* Các loại VB:
- VB hành chính ( Điều hành): Công văn, đơn từ...
- VB trên bia đá
- Các câu đối ( Nhất tự vi sư - Bán tự vi sư ...)
- Ghi chép những lời răn dạy ( 14 điều răn dạy của Phật...)
=> Sự đa dạng của VB - Vb tồn tại và tạo lập ở khắp nơi trong đời sống. Dù độ dài, ngắn khác nhau nhưng chúng làm thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh.
- Nhờ những VB từ đời xưa để lại mà ta biết được cách ứng xử của người xưa.
 VD: 
 + Mã Viện khi được sai sang dẹp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã dựng cột đồng tại biên ải: " Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt"( Cột đồng bị phá - gẫy, thì đất Giao Chỉ bị tiêu diệt)
 Cha ông ta cũng dựng tượng không đầu ở biên ải với mấy chữ: " Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn" ( 10 người đến đất này, chỉ có một người trở lại)
 + "Bình Ngô đại cáo" thể hiện:
 Sự sôi nổi, hào hùng
 [
 Tính chất nhân nghĩa của cha ông ta...
-> Nhờ có VB in ấn lưu giữ lại chúng ta mới thấy được sự phát triển của nền VH' rực rỡ của DT ( Kể cả với người nước ngoài)
=> VB có vai trò to lớn đối với lịch sử VH' của DT ; Sự phong phú, đa dạng của một nền VH' phụ thuộc nhiều vào số lượng VB còn lưu giữ được.
(Muốn giao tiếp đạt hiệu quả, cần chú ý trả lời 4 câu hỏi: Nói viết để làm gì? - Cho ai? - Nói viết về cái gì? - Như thế nào?
-> Nói (viết) với những người khác nhau thì phải khác nhau)
- - Đề tài là sự việc, hiện tượng, con người, phong cảnh... trong cuộc sống.
 VD: Người nông dân
 Viết về con người có các đề tài [ Người trí thức
	 Anh bộ đội...
-> Các từ ngữ, câu văn, đoạn văn luôn phải bám sát đề tài để thể hiện rõ nội dung tư tưởng, tình cảm và mục đích của người thể hiện VB ( Thể hiện thái độ chủ quan của người nói - viết về đối tượng đó)
- VB nào cũng có tính mục đích, vì vậy VB nói cũng như viết phải làm cho người nghe thấu tình, đạt lí; đồng cảm chia sẻ với người nói - viết.
- Hoàn chỉnh về hình thức thường có bố cục rõ ràng 3 phần: Mở - Thân - Kết bài; hoặc theo một thể thức cấu tạo nhất định ( Báo cáo, hợp đồng, biên bản) -> Thiếu một phần nào hoặc không đúng với thể thức cấu tạo thì VB không trọn vẹn.
- VB hoàn chỉnh về hình thức là VB có các câu trong từng đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- VB hoàn chỉnh về hình thức khi các đoạn văn được nối tiếp nhau và hô ứng nhau, có phương tiện liên kết thích hợp; Ngoài ra còn phải dùng từ chính xác, sắp xếp từ ngữ có tiết tấu, nhịp điệu, âm thanh thuận tai, gợi cảm.
- Một lá đơn, một lời nói phải của một người cụ thể.
- Một bản báo cáo phải có chức danh và đơn vị.
- Một bài báo phải có tên người viết.
- Một tác phẩm Vc phải có tên tác giả cụ thể ( Nó trở nên quan trọng vì tên tác giả sẽ thể hiện các tính của nhà văn, nhà thơ đó).
- Về nhà sưu tầm một số VB hành chính: Quyết định, báo cáo, biên bản ... cho giờ học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doc6 van ban.doc