Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Điện Biên năm học 2010 – 2011 môn thi: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Điện Biên năm học 2010 – 2011 môn thi: Ngữ Văn

ĐỀ BÀI

A. Phần bắt buộc

Câu 1 (2.0 điểm)

 Phân tích giá trị của phép điệp từ trong đoạn thơ sau:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

Câu 2. (3.0 điểm)

 Cảm nhận của em về bốn câu thơ sau:

 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

 Sóng đã cài then đêm sập cửa

 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

 Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

 (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Điện Biên năm học 2010 – 2011 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi có 01 trang
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2010 – 2011
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ BÀI
A. Phần bắt buộc
Câu 1 (2.0 điểm)
	Phân tích giá trị của phép điệp từ trong đoạn thơ sau:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Câu 2. (3.0 điểm)
	Cảm nhận của em về bốn câu thơ sau:
	“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	Sóng đã cài then đêm sập cửa
	Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
	(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
B. Phần tự chọn
Thí sinh chọn một trong hai câu: 3a hoặc 3b.
Câu 3a. (5.0 điểm)
	Phong trào “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương” do ngành Giáo dục và Đào tạo phát động đã có tác dụng tích cực trong việc giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
	Hãy trình bày suy nghĩ của em về phong trào trên.
Câu 3b. (5.0 điểm)
	Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
..HẾT..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐIỆN BIÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2010 – 2011
Môn thi: Ngữ văn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu
Nội dung
Điểm
1
Phân tích giá trị của phép điệp từ trong đoạn thơ sau:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
2.0
- Điệp từ trong đoạn thơ trên là từ Vì.
0.5
- Tác dụng nhằm nhấn mạnh, làm rõ mục đích chiến đấu của cháu – người chiến sĩ trong bài thơ.
1.0
- Những lí do người cháu đưa ra rất giản dị: vì tiếng gà, vì bà, vì lòng yêu Tổ quốc. Mỗi từ vì nhằm nhấn mạnh một mục đích, thể hiện tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc bắt nguồn từ tình cảm chân thực giản dị: tình gia đình với những kỷ niệm mộc mạc đáng yêu đã hun đúc và là động lực giúp người chiến sĩ thêm sức mạnh vượt qua gian khó, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
0.5
2
Cảm nhận của em về bốn câu thơ sau:
	“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	Sóng đã cài then đêm sập cửa
	Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
	(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
3.0
a. Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày thành văn bản ngắn.
- Câu văn mạch lạc,có cảm xúc.
- Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thường.
b. Yêu cầu về nội dung:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:
- Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa đẹp vừa hùng vĩ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
0.25
+ Hình ảnh mặt trời và biển là hai hình tượng biểu trưng cho sự to lớn, vĩ đại của thiên nhiên vũ trụ.
0.25
+ Hai câu thơ đầu mở ra hình ảnh liên tưởng: vũ trụ như một căn nhà khổng lồ, màn đêm là cánh cửa, sóng là then cửa. Vũ trụ đang bước vào trạng thái nghỉ ngơi.
0.5
- Khí thế của những con người ra khơi đánh cá mạnh mẽ tươi vui, lạc quan, yêu lao động:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
0.25
+ Hình ảnh đoàn thuyền thể hiện sự đông đúc, mạnh mẽ.
025
+ Từ “lại” khẳng định việc ra khơi là công việc quen thuộc.
0.25
+ Câu hát biểu tượng cho niềm vui.
0.25
- Nghệ thuật:
+ Biện pháp tu từ so sánh (như) có tác dụng gợi ấn tượng cụ thể, rõ nét hình ảnh mặt trởi xuống biển. Biện pháp nhân hóa (sóng cài then, câu hát căng buồm) làm tăng thêm tính biểu cảm cho câu thơ; 
0.5
+ Nhịp thơ nhanh, khỏe, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, từ ngữ chọn lọc tinh tế.
0.25
+ Cảm xúc thơ chân thật.
0.25
3a
Phong trào “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương” do ngành Giáo dục và Đào tạo phát động đã có tác dụng tích cực trong việc giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
	Hãy trình bày suy nghĩ của em về phong trào trên.
5.0
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục; nêu bật được các ý sau:
- “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương” do ngành Giáo dục và Đào tạo phát động là một phong trào có ý nghĩa, đậm tính thời sự, bởi những tác dụng tích cực trong việc hình thành nhân cách, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
0.5
- Biểu hiện của phong trào:
+ Sưu tầm những tư liệu liên quan đến di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
0.25
+ Tham gia quét dọn, vệ sinh, giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
0.5
+ Đóng góp kinh phí tu bổ di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
0.5
+ Có ý thức tuyên truyền quảng bá di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
0.25
- Cơ sở của phong trào: Đạo lý uống nước nhớ nguồn.
1.0
- Đề ra những giải pháp khắc phục những tồn tại và phát huy những thành công đạt được:
+ Tuyên truyền giáo dục học sinh ý thức bảo vệ giữ gìn di tích lịch sử văn hóa cách mạng ở địa phương.
0.5
+ Có những hình thức xử lý thích đáng những đối tượng có hành vi xâm hại đến di tíc lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
0.5
+ Tuyên dương, khen thưởng những tấm gương tiêu biểu trong việc giữ gìn di tíc lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
0.5
- Khẳng định tác dụng của phong trào trong việc giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn”cho học sinh.
0.5
3b
Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
5.0
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết vận dụng khả năng đọc – hiểu để làm bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm văn xuôi; kết cấu của bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Làng của Kim Lân, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu về truyện ngắn Làng , tác phẩm viết về người nông dân với những trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ về tình cảm yêu làng, yêu nước trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
0.5
- Bối cảnh của tác phẩm: cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở thể cầm cự, ông Hai và dân làng Chợ Dầu theo lệnh kháng chiến đi tản cư.
0.5
- Các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai:
+ Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư: buồn bực trong lòng, nghe ngóng tin tức về làng, hay khoe về cái làng Chợ Dầu với nỗi nhớ và niềm tự hào mãnh liệt (dẫn chứng).
0.5
+ Đau khổ dằn vặt khi nghe tin làng mình làm Việt gian: tủi nhục, đau đớn, xấu hổ không dám nhìn ai, lo sợ bị người ta bài trừ, không chứa; ruột gan cứ rối bời, không khí gia đình cứ nặng nề, u ám, (dẫn chứng).
0.5
+ Niềm sung sướng, cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng được cải chính: ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường (dẫn chứng).
0.5
- Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến: trong thâm tâm ông luôn tự hào về ngôi làng giàu truyền thống, văn hóa, trù phú và tự hào về sự thủy chung với cáh mạng, với Bác Hồ của quê hương mình. Sự thay đổi nhận thức để nhận ra kẻ thù là bọn đế quốc phong kiến theo một quá trình tâm lý hết sức tự nhiên khiến ta thêm trân trọng yêu mến người nông dân này vì tình cảm gắn bó với quê hương xóm làng và cách mạng.
0.5
- Thành công trong nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả tâm lí tinh tế, nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo.
0.75
- Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy, tình cảm ấy được thử thách càng tô đẹp thêm phẩm chất của con người Việt Nam.
0.5
* Lưu ý:
+ Không đòi hỏi quá cao với mức điểm giỏi; chú ý khuyến khích những bài làm có sự cảm thụ và diễn đạt tinh tế, có sự sáng tạo khi hành văn.
+ Khi có sự cân nhắc chênh lệch trong phạm vi 0.25 điểm thì ưu tiên cho những bài làm đạt yêu cầu chữ viết, trình bày sạch – đẹp.
----------Hết---------

Tài liệu đính kèm:

  • docĐÊ & ĐAP AN THI TUYEN SINH 10 NĂM 2010.doc