A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Hiểu được đối tượng, ý nghĩa của những bài CD trong bài học.( Tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội và tâm hồn lạc quan yêu đời , triết lí nhân sinh của người dân xưa )
- Thấy được thủ pháp gây cười của những bài CD hài hước, châm biếm.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi
tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
Ngày soạn: 04/11/2006 Tiết theo PPCT: 34 Ký duyệt: Đọc - văn: Ca dao hài hước - châm biếm A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được đối tượng, ý nghĩa của những bài CD trong bài học.( Tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội và tâm hồn lạc quan yêu đời , triết lí nhân sinh của người dân xưa ) - Thấy được thủ pháp gây cười của những bài CD hài hước, châm biếm. B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: CD là nơi ND gửi gắm tâm sự. Đó là niềm vui, nỗi buồn, là tự hào, là cay dắng của những kiếp người. CD còn là nơi kết tụ tinh hoa, trí tuệ của nhân dân. Khi thì chế giễu kẻ lười biếng, lhi thì chê cười những kẻ khoác lác. Có khi thì chế giễu một cách hài hước thói mê tín dị đoan qua hình ảnh của những ông thầy cúng, thầy địa lí. Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, những bài CD hài hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc sắc của NT trào lộng dân gian VN Để thấy được vẻ đẹp trong những câu CD ấy , chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tiểu dẫn: ( HS đọc SGK ) Phần tiểu dẫn đã thể hiện nội dung gì ? II. Đọc - hiểu : 1. Bài CD số 1 ( HS đọc SGK ) Hình ảnh chú Cuội được giới thiệu như thế nào ? Yếu tố hài hước, gây cười ở đây là gì? 2. Bài CD 2,3,4 ( HS đọc SGK ) Trong quan niệm của ND, nam nhi và người anh hùng phải là người như thế nào ? Cho ví dụ Ba bài CD này có đúng với nghĩa đó không?Tiếng cười ở đây được tạo ra bởi ấn tượng gì? 3. Bài CD số 5: ( HS đọc SGK ) Phân tích cách nói về những hiện tượng trong bài CD. Nêu tác dụng và ý nghĩa của cách nói này ? III. Củng cố : IV. Bài tập nâng cao: Sưu tầm một số bài CD phê phán tệ nạn tảo hôn, phê phán thầy bói, thầy cúng, thầy phù thuỷ trong xã hội. V. Dặn dò: - Nắm được nội dung bài học - Sưu tầm các bài CD có nội dung châm biếm, hài hước - Tự đọc bài đọc thêm - Chuẩn bị bài: Tục ngữ về đạo đức, lối sống. - CD rất phong phú về nội dung : + Yêu thương tình nghĩa + Than thân + Hài hước, châm biếm - CD hài hước châm biếm tập trung trí tuệ, NT trào lộng dân gian như tạo ra mâu thuẫn, cách nói phóng đại, chơi chữ để bật lên tiếng cười mang nhiều sắc thái khác nhau. - Hình ảnh chú Cuội trong bài CD được giải thích khá bất ngờ , vì : + Đây không phải là chú Cuội trong truyện " Chú Cuội ngồi gốc cây đa" quen thuộc ->Xúc động, đáng thương + ở đây : Cuội "phải ấp cây cả đời" -> Gợi sự hài hước . + Truyện Dgian kể về sự tích chú Cuội ngồi gốc cây đa hoàn toàn khác truyện kể về tài nói dối của Cuội. Trong truyện sau, không có chi tiết Cuội bay lên cung trăng ngồi dưới gốc cây đa -> Song ở bài CD này, hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa đã được lồng ghép với hình ảnh chú Cuội hay nói dối. - Cuội biết mình bị phạt vì tội hay nói dối và dường như không hề thấy buồn bực, ân hận gì nhiều lắm về điều này : Bởi hay nói dối .. phải ngồi gốc cây => Cái cười và lời đáp của Cuội nói về tính cách hài hước, láu lỉnh vốn là bản chất nhân vật này: Cuội ý thức rõ tật hay nói dối của mình và chuyện "bị phạt " về tật ấy. => Ta bật cười cho sự láu lỉnh, đáng yêu của chú cuội qua lời đáp ấy ( Nói dối như Cuội từ lâu đã thành thành ngữ quen thuộc của ND mỗi khi nói về những người hay nói dối, nói dối một cách láu lỉnh, nói một đằng làm một nẻo ) - ND ta quan niệm về trang nam nhi và người anh hùng theo lí tưởng: + Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng + Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên. + Làm trai quyết chí tang bồng, Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam + Nguyễn Công Trứ lại quan niệm: " Làm trai sống ở trên trời đất, Phải có danh gì với núi sông " => Đó là quan niệm "làm trai ", " sức trai "không tách rời với sự khẳng định, tin tưởng vào bản lĩnh, ý chí xông pha. - Ba bài CD hài hước trên, dân gian đã nói ngược với quan niệm tích cực thông thường để tạo ra tiếng cười châm biếm : Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào Làm trai [ Khom lưng chống gối gánh 2 hạt vừng Anh hùng Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng -> Tạo ra sự mâu thuẫn để bật lên tiếng cười bằng những biện pháp NT đặc sắc - ý nghĩa tiếng cười thật phong phú: Làm trai chỉ"giỏi giang"trong chuyện" ăn cỗ"; + [ "Khom lưng, chống gối "cố gắng hết sức mới mang nổi 2 hạt vừng -> Biện pháp ngoa dụ, cường điệu qúa mức bình thường những hiện tượng châm biếm tạo ra chân dung hài hước, tô đậm ý nghĩa tương phản, đối lập. + Bài 4 sử dụng thành ngữ " anh hùng rơm" lết hợp với từ ngữ " lửa", " hết cơn anh hùng" -> Tạo ra tiếng cười châm biếm, phủ nhận thói anh hùng giả tạo huênh hoang -> Biện pháp chơi chữ ( Người ta thường nói " cơn co giật', " cơn điên"; ở đây " cơn anh hùng " - thì thật nực cười ) {=> Các biện pháp NT trên được tác giả dân gian sử dụng kết hợp với nhau tạo nên sắc thái mỉa mai, chế giễu nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà lại chứa đựng ý nghĩa phê phán sâu sắc đối với thói ham ăn, hoặc giả tạo, huênh hoang của những kẻ luôn tỏ ra " nam nhi đại trượng phu "không phải không phổ biến trong xã hội - Toàn bộ bài CD là cách nói ngược lại : + ếch cắn cổ rắn + Lợn liếm lông hùm + Chục qủa hồng nuốt lão 80 + Nắm xôi nuốt trẻ lên 10 + Con gà, be rượu nuốt người lao đao + Chúm bò vào lươn + Cào cào bắt cá rô + Lúa mạ ăn bò + Cỏ lăn cỏ lác bắt trâu + Gà con bắt diều hâu + Chim ri đuổi đánh bồ nông -> Hàng loạt các hiện tượng phi lí, ngược đời, không thể có và không thể xảy ra trong thực tế. - Rất nhiều hiện tượng trong bài CD không gắn với tháng 3: Tháng 3 thì chưa có hồng, chưa có cào cào... Các hiện tượng " nắm xôi nuốt trẻ lên 10 - con gà, be rượu nuốt người lao đao"thì chẳng cứ tháng 3 mới có . => Cách nói trong bài CD là nói ngược. Những hiện tượng trong bài CD, nếu nói... xuôi thì ... chẳng có gì để nói - Cách nói ngược này rất phổ biến trong vè và CD ( "Lên núi đặt lờ, xuống sông bổ củi"; Bao giờ trach đẻ ngọn đa - Sáo đẻ dưới nước ...") - ý nghĩa của những câu CD này là: + Tạo nên tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui. Tiếng cười như thế rất cần trong cuộc sống . + Chế giễu hiện tượng phi lí, ngược đời. - CD hài hước, châm biếm chiếm một lượng lớn. Nó thể hiện tinh thần lạc quan, khoẻ khoắn của người LĐ - Có nhiều cách tạo ra tiếng cười châm biếm, có thể nêu mâu thuẫn, nói ngược . Trách nhiệm của chúng ta là phải bảo toàn, phát huy nó. - Những bài CD hài hước, châm biếm thêm một lần chứng tỏ về sự thông minh, tinh thần đấu tranh và tinh thần lạc quan của con người VN trong cuộc sống . - Những bài CD phê phán tệ tảo hôn: + Quả câu nho nhỏ ... Đến năm 18 em đà 5 con + Bồng bồng cõng chồng đi chơi Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng ... + Gái tơ lấy phải chồng già Ra đường người hỏi rằng cha hay chồng - Những bài ca phê phán thầy bói, thầy cúng, thầy phù thuỷ trong xã hội: + Tử vi xem bói cho người Số thầy thì để cho ruồi nó bâu Số cô không giàu thì nghèo ........... Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai. + Chập chập rồi lại cheng cheng Con gà sống thiến để riêng cho thầy Đơm xôi thì đơm cho đầy Đơm không đầy đĩa thánh thầy mất thiêng + Hòn đất mà biết nói năng Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn
Tài liệu đính kèm: