Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tuần 33, 34

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tuần 33, 34

 I/ Mục tiêu bài dạy: Giúp HS:

- Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ thể kỉ XX đến CM tháng tám 1945.

- Nhận thức được sự khác nhau giữa 2 bộ phận văn học hợp pháp và bất hợp pháp, về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính chất, vị trí và những đóng góp đối với lịch sử văn học dân tộc về tư tưởng và nghệ thuật.

- Hiểu được trên nét lớn thành tựu văn học thời kì này.

 II/ Phương tiện dạy học: Sách GK, Sách GV, thiết kề dạy học, tài liệu tham khảo.

 III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng, hoạt động nhóm, cáo nhân.

 IV/ Tiến trình bài dạy:

 

doc 44 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tuần 33, 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:33-34, Bài học: 
 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
 TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐÊN 1945.
 I/ Mục tiêu bài dạy: Giúp HS:
Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ thể kỉ XX đến CM tháng tám 1945.
Nhận thức được sự khác nhau giữa 2 bộ phận văn học hợp pháp và bất hợp pháp, về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính chất, vị trí và những đóng góp đối với lịch sử văn học dân tộc về tư tưởng và nghệ thuật.
Hiểu được trên nét lớn thành tựu văn học thời kì này.
 II/ Phương tiện dạy học: Sách GK, Sách GV, thiết kề dạy học, tài liệu tham khảo...
 III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng, hoạt động nhóm, cáo nhân.
 IV/ Tiến trình bài dạy: 
Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Qua những tác giả, tác phẩm đã được tìm hiểu về Văn hoc trung đại trong chương trình lớp 11, em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất ? Hãy trình bày về điều đó? ( HS có thể chọn một vấn đề về nội dung hoặc nghệ thuật)
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:Hương dẫn HS tìm hiểu bối cảnh lịch sử - cơ sở hình thành và phát triển của thời kì văn học.
GV nêu câu hỏi: Theo em những điều kiện kinh tế chính trị xã hội nào đã tác động trực tiếp đến văn học thời kì này?
HS tham gia phát biểu dựa trên bài soạn và SGK.
Tai sao sự kiện Đảng cộng sản ra đời và “Đề cương văn hoá” của Đảng đã tác động tích cực đến nền văn học? ( Gợi ý: Quan niệm về vai trò vị trí của VH trong sự nghiệp CM của Đảng)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của văn học 
GV yêu cầu học sinh nêu và phân tích những đặc điểm cơ bản dựa vào SGK và bài soạn ở nhà
- Văn học thời kì này có những đặc điểm nào?
- Em hiểu thế nào là hiện đại hoá nền văn học? Quá trình HĐH diễn ra như thế nào? Thành tựu nổi bật?
( Văn học Trung đại: Quan niệm Văn dĩ tải đạo, tính quy phạm chặt chẽ,hệ thống ước lệ tượng trưng,tính chất sùng cổ, phi ngã, người sáng tác là những nho sĩ tài hoa,mục đích tiêu khiển, giáo huấn...)
Quá trình hiện đại hoá đã diễn ra qua những chặng nào? Diện mạo của mỗi chặng như thế nào ? 
 HS làm việc cá nhân và trình bày.lớp trao đổi, GV nhận xét củng cố khắc sâu kiến thức
D/C : Thầy Lazaroo phiền ( Nguyễn Trọng Quản) Hoàng Tố Tâm hàm oan ( Trần Thiện Trung)
D/C : Văn xuôi : Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách. Truyện ngắn Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Ái Quốc.
Thơ ca : Tản Đà, Trần Tuấn Khải
Kịch:Nam Xương Vũ Đình Long
D/C : Văn xuôi : Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng,Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan...Truyên ngắn: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân... Thơ ca : Thơ mới, Thơ Cách mạng. Kịch nói: Vi Huyền Đắc, Đòan Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng). Nghiên cứu phê bình của Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai..
D/C một số thành tựu Thơ mới, Văn xuôi Tự lực văn đoàn....
D/C : Một số tác phẩm như : Chí Phèo, Lão Hạc, Số đỏ, Tắt đèn...
GV nêu và phân tích một số D/C minh hoạ ( Thơ văn Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...)
Theo em nguyên nhân nào khiến VH thời kì này có một nhịp độ phát triển nhanh như vậy?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu thành tựu của văn học từ đầu thế kỉ XX- 1945
GV hỏi : Em hãy cho biết tính chất kế thừa và nét mới trong nội dung tư tưởng của các tác phẩm thời kì này là gì ?
HS dựa vào SGK trình bày:
 Lưu ý : Nhắc lại các yếu tố mang tính truyền thống và nhấn mạnh nét mới: ( Quan niệm của PBC “ Dân là dân nước, nước là nước của dân”, Các nhà văn vô sản thì gắn CNYN với lí tương XHCN...; Chủ nghĩa nhân đạo cũng có những nét mới: Thể hiện sự thức tỉnh của ý thức cá nhân người cầm bút...)
Gv yêu cầu HS nêu thành tựu, dùng phương pháp so sánh để chỉ ra nét riêng độc đáo của từng cây bút tiêu biểu
I/ Một số nét về bối cảnh lịch sử nước ta từ đầu thế kỉ XX- 1945:
Bước vào những năm đầu thế kỉ XX, Pháp đã cơ bản bình điịnh xongVN và chính thức đặt ách đô hộ thực dân lên toàn bộ đất nước ta, đồng thời tiến hành khai thác thuộc địa trên quy mô lớn ==>Tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong xã hội VN.
- Xã hội VN biến đổi theo hướng hiện đại: ( Cơ cấu kinh tế vùng miền, cơ cấu giai cấp, ý thức hệ, thị hiếu thẩm mĩ, công chúng...)
- Văn hoá: Thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa phong kiến, tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá phương tây ( Pháp) phát triển theo hướng hiện đại hoá ( chống lai lễ giáo phong kiến, đòi quyền sống quyền hạnh phúc cá nhân)
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản VN ( 1930) và sau khi có “Đề cương văn hoá” (1943), nền văn học đã phát triển một cách tích cực tiến bộ.và cách mạng,
- Báo chí , xuất bản, dịch thuật, phê bình văn học, chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán...cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn học. Đăc biệt lớp trí thức Tây học- nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá- chính là chiếc cầu nối để văn học tiến nhanh trên con đường hiện đại hoá.
==>Đó chính là những điều kiên chín muồi làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của văn học thời kì này.
II/ Những đặc điểm cơ bản của văn học từ đầu thế kỉ XX-1945:
 1. Văn học đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá :
+ Khái niệm hiện đại hoá: Là quá trình làm cho nền văn học có tính chất hiện đại, có thể hội nhập và nhịp bướccùng nền văn học thế giới. Văn học hiện đại thoát khỏi hệ thống thi pháp của nền văn học Trung đại và tạo ra những đặc điểm tính chất của một nền văn học mới:
+ Nội dung hiện đại hoá: Thể hiện ở nhiều phương diện:
 - Quan niệm về văn học: Coi văn chương như một hoạt động nghệ thuật đi tìm cái đẹp và sáng tạo cái đẹp để nhận thức và khám phá cái đẹp.
 - Văn học tách ra khỏi các hoạt động trước tác khác, không còn tính chất “văn sử bất phân”, thoát khỏi những quan niệm thẩm mĩ và hệ thống thi pháp Trung đại.
 - Thay đổi kiểu nhà văn ( chủ thể sáng tạo) xuất hiện tầng lớp văn nghệ sĩ chuyên nghiệp, trí thức Tây học.
 -Thay đổi công chúng (đối tương thưởng thức Vh) chủ yếu là tầng lớp thị dân.
+ Quá trình hiện đai hoá : Diễn ra qua 3 bước
 - Bước 1: Hai mươi năm đầu thế kỉ XX ( 1900- 1920)
. Mở đầu thời kì hiện đai hoá nền văn học: Tính chất hiện đại đã có nhưng những yếu tố cũ vẫn còn rất lớn.
. Thành tựu tiêu biểu:Văn học yêu nước và cách mạng vừa có sự tiếp nối và phát triển dòng văn học yêu nước chống Pháp nửa đầu thế kỉ XIX vừa có nhiều đổi mới về nội dung tư tưởng ( Thơ văn Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, NguyễnThượng Hiền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng).
. Thể loại, thi pháp, ngôn ngữ vẫn thuộc phạm trù văn học Trung đại.
. Tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ đã bắt đầu xuất hiện ở Nam bộ nhưng hầu hết đều còn vụng về, non nớt.
 - Bước2: Những năm 20 của thế kỉ XX (1920-1930)
. Quá trình hiện đại hoá đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Nhiều tác phẩmcó giá trị xuất hiện.Một số cây bút đã thể hện được sức sáng tạo dồi dào và đã tự khẳng định tài năng của mình.
. Thành tựu: Văn xuôi, kịch, thơ ca ( SGK )
 - Bước 3: ( 1930- 1935)
. Văn học phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đặc sắc ở nhiều thể loại, xuất hiện nhiều tài năng, nhiều tác phẩm kiệt xuất.
. Thành tựu:
 + Văn xuôi phát triển chưa từng có.
 + Thơ ca phát triển mạnh mẽ.
 + Kịch nói tiếp tục phát triển.
 + Nghiên cứu, lí luận phê bình phát triển với nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.
==>Văn học giai đoạn này thực sự có một diện mạo mới mẻ , đa dạng phong phú và rất hiện đại.
 2. Văn học hình thành nhiều bộ phận và phân chia thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
 a. Bộ phận văn học công khai hợp pháp:
 - Dòng văn học lãng mạn:
 .Nội dung: Là tiéng nói cá nhân giàu cảm xúc và tưởng tượng. Luôn khẳng định cái tôi cá nhân, thể hiện sư bất hoà bất lực trước thực tại và tìm cách thoát khỏi thế giưói thực tại bằng cách đi sâu vào thế giới nội tâm, thế giới của những mộng ước cảm xúc mạnh mẽ, những tương phản gay gắt, những biến thái đầy bí ẩn của tâm hồn người
 . Đề tài: Viết về thiên nhiên , quá khứ, tình yêu.
Tuy còn những hạn chế nhất định nhưng VHLM vẫn nằm trong văn mach dân tộc, đậm đà chất Vn và có nhiều yếu tố tích cực
 - Dòng văn học hiện thực:
 . Nội dung: 
-Phơi bày hiên thực xã hội bất công thối nát, phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với thái độ cảm thông sâu sắc và phê phán xã hội trên tinh thần nhân đạo và dân chủ.
-Chú trọng miêu tả phân tích lí giải chân thực chính xác quá trình khách quan của hiện thực XH thông qua những hình tượng điển hình.
- Tính chân thực và tinh thần nhân đạo là đặc điểm nổi bật của văn học hiện thực.
- Thành tựu: Ở nhiều thể loại, nhất là truyện ngắn.
- Hạn chế : Cái nhìn bế tắc 
 b. Bộ phận văn học bất hợp pháp và nửa hợp pháp:
- Nội dung chủ yếu: Truyền bá tư tưởng yêu nước, cách mạng, đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc, nhân dân. Hình tượng người chiến sĩ- nhân vật tiêu biểu của thời đại được khắc hoạ đậm nét.
- Nhà văn đồng thời là chiến sĩ cách mạng, điều kiên sáng tác khó khăn thiếu thốn.
- Thành tựu: Sáng tác của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...
Ở bộ phân này quá trình hiện đại hoá gắn với quá trình cách mạng hoá nền văn học. 
 3. Văn học phát triển với một nhịp độ nhanh và đạt được những thành tựu to lớn
- Thể loại: Phát triển nhanh phong phú
- Nhiều nhà văn khẳng định phong cách độc đáo của mình.
- Nguyên nhân : Do sức sống mạnh mẽ mãnh liệtcủa dân tộc được tiếp sức bởi phong trào đấu tranh CM suốt nửa thế kỉ.
 Do sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái “ Tôi” cá nhân sau một thời gian dài bị kìm hãm.
 Do kế thừa và phát huy truyền thống văn học dân tộc.
III/ Thành tựu văn học từ đầu thế kỉ XX- 1945:
 1. Về nội dung tư tưởng: Văn hoc thời kì này vẫn tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của VH dân tộc, đồng thời mang đến cho những truyền thống ấy một đóng góp mới của thời đại: Tinh thần dân chủ
- Về lòng yêu nước
- Về chủ nghĩa nhân đạo
- Về chủ nghĩa anh hùng...
 2 Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học:
- Văn xuôi: Phát triển mạnh nhất là tiểu thuyết và truyên ngắn
 .Tiểu thuyết: Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Tiểu thyết trào phúng Vũ Trọng Phụng..
 .Truyện ngắn: Pham Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Lối truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Truyên không có cốt truyện đậm chất tơ của Thạch Lam Thanh Tịnh, Hồ Zếnh. Truyện ngắn của Nguyễn Tuân, Nam Cao, Kim Lân, Bùi Hiển...
 . Thể loại phóng sự, tuỳ bút, bút kí , kịch nói cũng có bước phát triển dồi dào phong phú
- Thơ ca: Đạt được những thành tựu rực rỡ nhất của VH từ đầu thế kỉ XX- 1945.
 . Thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
 . Thơ Mới: Xuân Diệu, Huy Cân, Chế Lan Viên, Thế Lữ, Nguyễn Bính...
 . Thơ ca cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...
IV/ Kết luận: SGK
* Củng cố : Chú ý 
- Những đặc điểm cỏ bản, thành tựu rực rỡ và vị trí đặc biệt của thời kì văn học này trong tiến trình lịch sử vh dân tộc
* Dăn dò : HS chuẩn bị làm bài viết số 3 ( Nghị luận văn học- 2 tiết )
 -------------------------------------
Tiết 35-36, Làm văn:
 BÀI VIẾT SỐ 3 ( Nghị luận văn học)
 I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 -Biết viết bài văn nghị luận văn học phân tích một vấn đề về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học Tr ... iện trong nhà Lãng Vân những người đến dự bữa cỗ . Từ “mấy ông cụ già khăn áo tề chỉnh” đến “già có, trẻ có, đứng bóng có”, cả mấy “ông tí nhau”...=> Cảnh tượng vừa như trang nghiêm vừa láo nháo, xô bồ.
 . Chi tiết khôi hài: Mâm đồ làm cỗ có gà, có xôi, có rượu ước chừng “ một người ăn cố mới hết”>< Sẽ được theo lệnh đem ra làm cỗ cho cả xóm hưởng!
- Lời văn phóng sự của tác giả mang đậm tính chất tự sự và miêu tả => Cảnh được phác hoạ một cách sống động gợi liên tưởng đến một nếp sinh hoạt ăn uống cộng đồng đông đủ tấp nập nhưng có vẻ xô bồ dung tục.
 2. Cảnh tượng làm cỗ chứa:
- Cảnh được tái hiện chủ yếu qua việc “băm thịt gà” của “thằng Mới”: Chi tiết cụ thể sống động, khôi hài: ( “ Cái mình con gà hắn đã băm được 92 miếng” “Trông những miếng thịt gà....Nếu để trước môi mà thổi, có thể bay xa được mười thước”, đến nỗi có người đem cái “chức nghệ sĩ” gắn cho “ông Mới”!
 => Toàn bộ cảnh tượng được tác giả phác hoạ gợi khung cảnh một làng quê nghèo, tăm tối với nếp sinh hoạt cổ hủ, lạc hậu đến mức khôi hài buồn cười.
 3. Ý nghĩa đoạn trích:
- Những ghi chép của tác giả trong đoạn trích cho thấy bức tranh về nạn “xôi thịt” ở nông thôn ngày trước, Qua đó nhà văn phản ánh thực trạng nông thôn với những hủ tục phong kiến còn ăn sâu trong sinh hoạt, lối sống cộng đồng rất đáng cười và đáng buồn cần được thay đổi.
- Qua đoạn trích tác giả NTT đã thể hiện một nghệ thuật viết đặc sắc với lối ghi chép từ ngôi thư nhất, theo cách kể ,miêu tả của một tác phẩm văn chương thực sự : Chi tiết tiêu biểu, lời văn sinh động, từ ngữ gợi tả ấn tượng, hài hước, châm biếm. 
*Củng cố: Em hiểu như thế nào về tiêu đề đoạn trích “ Nghệ thuật băm thịt gà” sau khi được tìm hiểu văn bản?
* Dặn dò
: - Chuẩn bị bài học Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ báo chí.Mỗi HS cần chuẩn bị một số tờ báo mang theo để phục vụ tiết học.
.......................................................................................................................................
Tiết 49, Tiếng Việt: 
 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ.
 I/ Mục tiêu bài dạy: Giúp HS
 - Có được những hiểu biết về đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí.
 - Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn.
 II/ Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế dạy học và một vài tờ báo địa phương, trung ương...
 III/ Phương pháp: Thực hành, luyện tập
 VI/ Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về phong cách ngôn ngữ báo chí
GV yêu cầu HS kể các phương tiện truyền thông đại chúng có ở nước ta hiện nay ? GV đọc một số tiêu đề ở các mục,bài viết trên một tờ báo đã chuẩn bị, yêu cầu HS nhận xét về các loại văn bản được dùng, từ đó xác định loại văn bản thuộc PCNNBC
HS làm việc cá nhân , phát biểu hình thành khái niệm về PCNNBC
GV chọn đọc 3 văn bản tiêu biểu : 1 mẫu quảng cáo, một tin ngắn, một phóng sự và yêu cầu HS nhận xét đặc điểm chung của những văn bản này?
-Gv hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu về cách thức sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản thuộc PCNNBC.
-GV yêu cầu HS theo dõi SGK đối chiếu các văn bản trên các tờ báo đã chuẩn bị nêu nhận xét về cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ về : ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp, các biện pháp tu từ...( Lưu ý nhận xét thông qua các ngữ liệu cụ thể: về kiểu chữ, cỡ chữ, câu văn, các biện pháp tu từ...)
- HS chuẩn bị 1-2 phút và trả lời theo yêu cầu ( cá nhân, từ 2-3HS) lớp trao đổi, rút ra đặc điểm chính.
GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập khắc sâu kiến thức theo các bài tập của SGK
*Bài tập 1: GV yêu cầu HS đọc kĩ bài tâp trong SGK, quan sát trang nhất của tờ báo mà mỗi em đã chuẩn bị, dựa theo kiến thức đã tìm hiểu ở tiết 1 thực hiện yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm và trả lời
*Bài tập 3 (SGK) HS trao đổi nhóm ghi tất cả những tiêu đề có thể đặt của nhóm mình .
-Gv chọn 2 nhóm đại diện đọc kết quả, lớp nhận xét, sau đó lựa chọn những tiêu đề phù hợp nhất.
*Bài tập 2 (SGK) Nếu còn thời gian có thể yêu cầu HS thực hiện trên lớp hoặc về nhà làm
I/ Khái quát về phong cách ngôn ngữ báo chí.
 1. Khái niệm:
- Báo chí: ( Từ chỉ chung báo và tạp chí) thường sử dụng văn bản thuộc nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau.
- Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diẽn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng ( báo viết, báo nói, báo hình). Phong cách NNBCđược dùng trong các loại văn bản có tính thông tấn, có nội dung thông tin- sự kiện như: tin tức, phóng sự, quảng cáo..
 2. Đặc điểm chung:
 a. Tính thông tin sự kiện:
- Thông tin cập nhật, cụ thể, chính xác, đầy đủ.
- Thông tin bảo đảm tính khách quan, hướng dẫn dư luận.
- Ngôn ngữ của sự kiện, phản ánh vấn đề thời sự của xã hội.
 b. Tính ngắn gọn: Do giới hạn khuôn khổ, thời gian, thời lượng, dung lượng
 c. Tính hấp dẫn:
 - Từ hình thức trình bày: kiểu chữ, cỡ chữ...
 - Tin tức sự kiện có mối liên quan với vận mệnh của mỗi người và cộng đồng.
 - Báo hình phải có sự kết hợp giữa kênh hình kênh chữ âm thanh hài hoà.
 - Cách tiếp cận sự việc cách đưa tin, cách đánh giá sự kiện hiện tượng.
II/ Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí:
1. Về ngữ âm- chữ viết:
- Báo nói: Phát âm chuẩn xác, rõ ràng, khúc chiết.
- Báo viết: Tận dụng kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc...các quy định về chính tả cách viết tắt, cách phiên âm...
2. Về từ ngữ:Hết sức phong phú, mỗi lĩnh vực phản ánh có một lớp từ ngữ đặc trưng.
3. Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn súc tích, mạch lạc, sáng sủa. Có một số khuôn mẫu cú pháp thường dùng ( Xem SGK).
4. Các biện pháp tu từ: Tận dụng hiệu quả biểu đạt của các BPTT nhằm nâng cao tính hấp dẫn ấn tượng cho văn bản.
5. Bố cục trình bày: Rõ ràng, lôgich, dễ tiếp thu.
III/ Luyện tập: Các bài tập SGK
- Bài tập 1: Gợi ý nhận xét:
 . Hình thức trình bày: Cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh ,từ ngữ, câu văn, bố cục...( Thể hiện tính hấp dẫn gây chú ý cho người đọc.)
 . Nội dung: Tên bài, tính thông tin thời sự nổi bật ( Qua hình thức trình bày)
Hai chức năng của trang nhất: Đăng bài quan trọng ( tin tức, phóng sự) và giới thiệu những bài chính ở các trang sau ( tên bài và một phần nội dung).
Nhiệm vụ của trang nhất: Thu hút sự chú ý của người đọc.
- Bài tập 3 : Gợi ý : có thể dặt nhiều tên khác nhau miễn là thể hiện được nội dung cốt lõi của bài báo. Ví dụ
 + “1000 thanh niên hiến máu cho ngân hàng máu Sea Games.”
 + “ Vì một Sea Games thắng lợi hàng ngàn thanh niên tình nguyện hiến máu”
- Bài tập 2 : HS viết bài giới thiệu, chú ý
 . Mục đích cổ động cho tờ báo mới ra mắt độc giả
 . Bài viết là một bài giới thiệu thông tin quảng cáo
Củng cố : Chốt lại những KT chính về đặc điểm chung và cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của PCNNBC. 
Dặn dò : HS nắm vững kiến thức, chuẩn bị tiết thực hành ở phần sau.
Tiết 50, Làm văn: 
 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
 I/ Mục tiêu cần đạt: Hs
 - Nắm được các đặc diểm và yêu cầu của đề văn ở bài viết số 3: Bài văn nghị luân về một tác phẩm văn học trung đại, biết vân dụng những hiểu biết về văn học trung đại vào bài viết.
 - Biết vận dụng kĩ năng phân tích thơ, nhận ra được chỗ mạnh , chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết của mình
 II/ Phương tiện dạy học: Thiết kế bài dạy, bài viết của HS, bảng phụ trình bày dàn ý định hướng.
 II/ Phương pháp : Luyện tập thực hành , nêu vấn đề, trao đổi thảo luận.
 III/ Tiến trình bài dạy:
 - Ổn định lớp
 - Bài dạy : Nêu mục đích yêu cầu của tiết trả bài
 - Quy trình trả bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV thông báo về quy trình tiết trả bài, HS chuẩn bị 
Bước1 Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
GV ghi đề bài lên bảng, yêu cầu HS xác định nội dung đề bài, thao tác và phạm vi nghị luận.
GV chốt lại ý chính
Từ kết quả tìm hiểu đề GV tổ chức cho HS xây dựng dàn ý cho bài viết
- HS thảo luận nhóm ( 5 phút)
- GvV thu kết quả và ghi lên bảng.
- Lớp so sánh trao đổi lựa chọn ý thích hợp, bổ sung hình thành dàn ý hoàn chỉnh.
- Gv treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý cho HS đối chiếu rút ra kinh nghiệm xây dựng dàn ý cho bài viết 
Gv nhận xét dựa trên những ghi chép cụ thể trong quá trình chấm bài về ưu điểm và hạn chế
-GV ghi một số từ ngữ, câu HS dùng sai phổ biến , yêu cầu HS sửa lỗi và rút kinh nghiệm
I/ Phân tích đề: 
 Đề bài số 3: Chân dung tinh thần Nguyễn Công Trứ qua bài “ Bài ca ngất ngưởng”
 - N ội dung : Ch ân dung tinh th ần NCT qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng- Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất NCT : Thái độ ngất ngưởng trong bài thơ
- Thao tác NL: Phân tích tác phẩm Thơ
- Phạm vi tư liệu: Bài thơ Bài ca ngất ngưởng của NCT. Kiến thức về cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ, thời đại NCT...
 II/ Lập dàn ý:
 + Khái quát về chân dung con người tinh thần Nguyễn Công Trứ qua bài thơ : Một con người có tâm hồn tự do , khoáng đạt, tự tin lạc quan ham sống, sống tích cực vừa biết gánh vác việc chung vừa biết sống cho mình và có phần ngạo đời ==> Thái độ sống “ngất ngưởng” trong bài thơ.
 + Phân tích làm rõ thái độ ngất ngưởng – chân dung tinh thần - của tác giả qua các khổ thơ, qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc ( Lối tự xưng, điệp từ, điệp ngữ, dùng điển tích, ngắt nhịplinh hoạt, từ láy tạo hình tạo nhạc
 . Ngất ngưởng khi làm quan- thái độ tự tin, tự hào đầy ý thức đầy bản lĩnh pha chút ngạo đời
 . Ngất ngưởng khi về hưu- thái độ coi thường thói đời, vượt lên trên những quy tắc bình thường của thói đời, chọn lối sống ngất ngưởng ngạo nghễ - biết sống cho chính mình
 . Ngất ngưởng trong quan niệm về tài năng phẩm chất: Sự dung hoà giữa bổn phận và quyền lợi, giữa phục vụ và hưởng thụ.
 + Nhận xét đánh giá tổng quát : Sự cộng hưởng làm nên giá trị bài thơ chính là ở nội dung toát lên chân dung một con người tự do tự tại, ngất ngưởng trong cuộc đời và nghệ thuật đặc sắc của thể thơ hát nói ( Nhờ thể thơ hát nói mà cái ngất ngưởng của nhà thơ được bộc lộ hết cung bậc và ngược lại)
 III/ Nhận xét đánh giá bài viết của HS : 
 + Nhận xét chung về kết quả bài làm của lớp:
- Tỉ lệ điểm : Giỏi- khá TB...
- Ưu điểm : Về nội dung, hình thức
- Hạn chế về nội dung, hình thức 
+ Trả bài và sửa lỗi :
- Trình bày, chính tả, từ ngữ.
- Lỗi về câu, liên kết đoạn...
- Lỗi sắp xếp ý lôgich mạch lạc .
=> Lưu ý khi làm bài cần : Trình bày sạch sẽ sáng sủa, dùng từ ngữ câu chính xác, chú ý liên kết câu, đoạn bảo đảm tính lôgich, mạch lạc.
+ Đọc một vài bài làm xuất sắc của Hs, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, cách viết giàu chất văn, lập luận chặt chẽ...
*Củng cố : Nhấn mạnh phương pháp làm bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ ( trung đại) , chú ý các kĩ năng phân tích thơ ( xác định luận điểm, phương pháp lập luận, thao tác phân tích thơ...). Nhắc HS lưu ý những lỗi mắc phải trong bài viết để có hướng khắc phục.
*Dặn dò: Chuẩn bị bài đọc hiểu : Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
- Đọc kĩ tác phẩm, nắm vững cốt truyện.
- Soạn bài dựa theo phần câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.
 -----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 11 NC.doc