A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về loại hình tiếng Việt, trong đó nhấn mạnh về vai trò ngữ pháp của trật tự từ và hư từ
- Nhận ra hiện tượng thay đổi trật tự các phần trong cấu tạo của cụm từ và các thành phần trong cấu tạo của cụm từ và các thành phần trong cấu tạo của câu, hiểu được hiệu quả diễn đạt của hiện tượng ấy
- Biết vận dụng hiểu biết nói trên vào việc đọc- hiểu văn bản và làm văn.
B. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Đọc thuộc lòng và phân tích các bài thơ Nhật kí trong tù, Chiều tối, Lai tân
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : SGK, SGV, thiết kế bài dạy
D. HƯỚNG DẪN BÀI BÀI MỚI
Giáo án ngữ văn 11 nâng cao Tiết thứ : 95 Phân môn: Tiếng Việt Tên bài : Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu A. mục tiêu bài học : Giúp học sinh: - Ôn tập, củng cố kiến thức về loại hình tiếng Việt, trong đó nhấn mạnh về vai trò ngữ pháp của trật tự từ và hư từ - Nhận ra hiện tượng thay đổi trật tự các phần trong cấu tạo của cụm từ và các thành phần trong cấu tạo của cụm từ và các thành phần trong cấu tạo của câu, hiểu được hiệu quả diễn đạt của hiện tượng ấy - Biết vận dụng hiểu biết nói trên vào việc đọc- hiểu văn bản và làm văn. B. kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng và phân tích các bài thơ Nhật kí trong tù, Chiều tối, Lai tân C. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, thiết kế bài dạy D. Hướng dẫn bài bài mới Hoạt động của GV và H Kiến thức cần đạt HĐ1: Thực hành theo sgk GV hướng dẫn Hs làm các bài tập : Hình thức chia nhóm . Các nhóm thảo luận cử người phát biểu HĐ2: Tìm những câu thơ, câu văn khác có hiện tượng thay đổi trật tự tương tự. GV hướng dẫn Hs làm các bài tập : Hình thức chia nhóm . Các nhóm thảo luận cử người phát biểu HĐ3: luyện tập I- Thực hành theo sách giáo khoa Bài tập 1: a. Hiện tượng thay đổi: (1) Cụm danh từ: một cành củi khô đảo thành củi một cành khô - Danh từ trung tâm của cụm danh từ: cành - Các định ngữ miêu tả là: củi, cành - Định ngữ chỉ số lượng là: một à Hiện tượng đảo định ngữ lên phía trên cụm danh từ (2) Cụm C-V: cồn nhỏ lơ thơ đảo thành lơ thơ cồn nhỏ - Chủ ngữ: cồn nhỏ - Vị ngữ: lơ thơ à Hiện tựơng đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ (3) Cụm C-V: bốn mươi cây sáo trúc bỗng rộn lên đảo thành bỗng rộn lên bốn mươi cây sáo trúc - Chủ ngữ: bôn mươi cây sáo trúc - Vị ngữ: bỗng rộn lên à Hiện tượng đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ b. Sự thay đổi các phần trong cấu tạo của cụm từ và các thành phần trong cấu tạo của câu có hiệu quả diễn đạt là nhấn mạnh nội dung và có giá trị biểu cảm. Bài tập2: Có thể khôi phục trật tự bình thường như sau: - Này đây tuần tháng mật của ong bướm - Này đây khúc tình si của yến anh. Bài tập 3: Có thể khôi phục trật tự bình thường như sau: - Từng đám rêu xiên ngang mặt đất - Mấy hòn đá đâm toạc chân mây II-Tìm những câu thơ, câu văn khác có hiện tượng thay đổi trật tự tương tự * Nhận xét về vai trò của trật tự từ trong việc xác định ý nghĩa cho các cụm và các câu: a) Nhận xét về ý nghĩa của những câu thơ khi có sự thay đổi trật tự từ ngữ: - Người tôi yêu đã đi xa Người yêu tôi lại ở nhà, chán ghê! ( Phan Thị Thanh Nhàn) - Người mến cảnh xuân hái nhành xuân Xuân mến cảnh người tới muôn nhà Người xuân em thế đa tình nhỉ ? Xuân người vẫn vậy thói tràn hoa! ( Khuyết danh) b) Nhận xét về ý nghĩa của các câu văn khi có sự thay đổi trật tự từ ngữ: (1) a. Hôm nay tôi đọc báo b. Tôi đọc báo hôm nay. (2) a. Thầy giáo giảng hai giờ b. Hai giờ thầy giáo giảng (3) a. Tôi ngồi ở bàn ba b. Tôi ngồi ở ba bàn. (4) a. Anh ấy nói giỏi lắm! b. Anh ấy giỏi nói lắm! (5) a. Anh ăn ít như thế là không được! b. Anh ít ăn như thế là không được! (6) a. Lâu lâu ông ấy lấy bút ra ghi ghi chép chép. b. Ông ấy lấy bút ra ghi ghi chép chép lâu lâu. (7) a.Tình người làm nên vẻ đẹp nhân văn b. Người tình làm nên vẻ đẹp nhân văn. (8) a. Chú bộ đội ngắm rất lâu, rồi bóp cò, phát súng nổ, một tên địch ngã sấp. b. Chú bộ đội ngắm rất lâu, phát súng nổ, một tên địch ngã sấp, rồi bóp cò. (9) a. Một cơn giông ập đến, gió lồng lên dữ dội, cây cối ngã nghiêng, rồi ngã rạp cả xuống b. Một cơn giông ập đến, cây cối ngã nghiêng, rồi ngã rạp cả xuống, gió lồng lên dữ dội. (10) a.Từ phía xa có một tốp người ồn ào đi tới, rồi rõ dần, hoá ra họ đang dẫn giải một tên kẻ trộm. b. Từ phía xa có một tốp người ồn ào đi tới, hoá ra họ đang dẫn giải một tên kẻ trộm, rồi rõ dần. (11) a. Mùa xuân, tiết trời mát mẻ, cây cối đâm chồi nẩy lộc, muôn hoa khoe sắc thật rực rỡ. b. Mùa xuân, muôn hoa khoe sắc thật rực rỡ, tiết trời mát mẻ, cây cối đam chồi nảy lộc. (12) a. Giờ ra chơi, một số bạn nhảy dây, một số bạn đá cầu, một số bạn chơi trò bịt mắt bắt dê. b. Giờ ra chơi, một số bạn chơi trò bịt mắt bắt dê, một ssó bạn nhảy dây, một số bạn đã cầu. (13) a. Nam hớt hải chạy đi tìm Bắc, bỗng Nam gặp Sơn, Sơn hỏi đầu đuôi câu chuyện, rồi cả ai cùng đi tìm Bắc. b. Nam hớt hải chạy đi tìm Bắc, Sơn hỏi đầu đuôi câu chuyện, rồi cả hai cùng chạy đi tìm Bắc, bỗng Nam gặp Sơn. * Gợi ý: a. Thơ a1. Người tôi yêu = người (mà) tôi yêu, tôi là chủ thể, yêu là hành động của chủ thể, người là đối tượng của động từ yêu và đối thể của chủ thể tôi. a2.Người yêu tôi = (cái) người (mà) yêu tôi (ấy), người là chủ thể, tôi là đối thể. Cả cụm ngừơi tôi yêu hoặc người yêu tôi mới là chủ ngữ Người tôi yêu/đã đi xa- Người yêu tôi/lại ở nhà; chán ghê là trạng ngữ cảnh huống cho câu. b. Văn xuôi (1) a. Hôm nay: trạng ngữ chỉ thời gian của câu b. Hôm nay: định ngữ của "báo" (2) a. Bao giờ: thời "tương lai", sự việc chưa xảy ra b.Bao giờ: thời "quá khứ", sự việc đã xảy ra (3) a.Hai giờ: bổ ngữ cho giảng b. Hai giờ: trạng ngữ của câu G. Tài liệu tham khảo: Lược dẫn theo Đỗ Hữu Châu- Bùi Minh Toán Đại cương ngôn ngữ học, tập 1,NXB Giáo dục, Hà Nội 2001 (Sách Thiết kế Ngữ văn 11 tập 2 nâng cao-tr 192) K.bổ sung kiến thức:
Tài liệu đính kèm: