Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 86, 87

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 86, 87

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật TN mênh mông hiu quạnh

 - Cảm nhận được lòng yêu QH đất nước thầm kín thấm đượm trong nỗi sầu đó

 - Thấy được việc SD nhuần nhuyễn ~ yéu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 12 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 86, 87", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 86 (ĐV)
Tràng giang
( Huy Cận)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật TN mênh mông hiu quạnh
 - Cảm nhận được lòng yêu QH đất nước thầm kín thấm đượm trong nỗi sầu đó
 - Thấy được việc SD nhuần nhuyễn ~ yéu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:HDHS tìm hiểu phần tiểu dẫn 
- Gọi HS đọc và tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sáng tác của TG.
- GV nhấn mạnh ý cơ bản 
- GV giói thiệu đôi nét về bài thơ
*HĐ2:HDHS đọc- hiểu
*B1: GV nói cho HS hiểu về lời đề từ của TP VH nói chung và của bài thơ này nói riêng.
? Cho biết ý nghĩa của câu đề từ trong bài thơ này?
- GV nói về cái độc đáo của câu đề từ
*B2: HDHS tìm hiểu nhan đề bài thơ
? Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt? Cái hay của nhan đề ?
*B3: HDHS tìm hiểu bài thơ 
- Cho HS đọc khổ thơ thứ nhất
? Cho biết cách ngắt nhịp của hai câu thơ đầu và PT tác dụng của cách ngắt nhịp đó? 
? Nhận xét về cách tổ chức câu thơ trong cặp câu thơ đầu? PT tác dụng?
? Nhận xét về cách tổ chức lời thơ trong cặp câu thơ đầu và PT tác dụng? 
( GV giảng)
? Câu thơ thứ ba gợi cho em cảm nhận gì? Cách tổ chức ngôn từ trong câu thơ có gì đặc biệt?
? Hình ảnh trong câu thơ thứ 4 gợi cho em cảm nghĩ gì? PT để thấy cái hay của câu thơ? 
*HDHS tìm hiểu khổ thơ thứ hai
- Cho HS đọc
- GV giới thiệu khái quát về đoạn thơ
? Chỉ ra và PT tác dụng của các BPNT được sử dụng trong đoạn thơ? 
? Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì? 
*GV tóm lại vấn đề
*HĐ3:GV củng cố bài học
I.Tiểu dẫn
 1.Tác giả: 
 - Là TG xuất sắc của phong trào thơ Mới 
 - Thơ: vừa cổ điển vừa suy tưởng triết lí
 2. Bài thơ
 - Hay nhất, tiêu biểu nhất của HC
 - Cảm hứng: cảnh sông Hồng
II.Đoc- hiểu
 1.Tìm hiểu lời đề từ:
 - Đề từ trong 1 TP ko phải là 1 thứ trang sức NT, mà thường là 1điểm tựa cho c.hứng, cho ý tưởng của TG triển khai trong TP ấy.Chúng thường có mối liên hệ riêng, đôi khi rất mật thiết với thế giới NT của TP 
 - Câu đề từ trong bài thơ này cũng thế . Cả h/tượng lẫn c.xúc trong câu thơ đều có thể xem là ~ gợi hứng, gợi ý khá trực tiếp đối với việc hình thành thi phẩm . Có thể hiểu theo 2 nghĩa: 
 + Thứ nhất chủ thể là con người, cả b.khuâng và nhớ đều là động thái của chủ thể. Nghĩa của câu thơ là con người b.khuâng nhớ nhung trước trời rộng sông dài.
 + Thứ hai, chủ thể là tạo vật, cả b.khuâng và nhớ đều là động thái của tạo vật . Nghĩa của câu thơ sẽ là trời rộng bâng khuâng nhớ sông dài 
 -> Cái độc đáo của câu thơ này chính là giao thoa của cả hai nghĩa ấy. Nó khiến cho không chỉ chủ thể nặng trĩu nhớ nhung mà sông núi đất trời cũng tràn ngập b.khuâng nhung nhớ. Như vậy ngay từ câu đề từ tâm trạng thơ đã là mối buồn sầu và niềm cảm thông với nỗi buồn sông núi.
 2.Tìm hiểu nhan đề bài thơ: " Tràng giang" - từ Hán Việt -> gợi sự trang trọng ; cách hiệp vần " ang" vừa tạo nên dư âm vang xa, trầm hùng- tạo âm hưởng chung cho giọng điệu cả bài thơ; vừa gợi lên h/ả con sông dài, rộng ( S.Hồng) cách đặt có dụng ý NT 
 3.Tìm hiểu bài thơ: 
 a. Khổ thơ đầu
 - Hai câu đầu : 
 + Cách ngắt nhịp 4/3 ->vừa có thiên hướng trải dài- muốn gợi ra ~ nét mênh mang, ~ khoảng rộng xa , vừa bày tỏ sự tương đồng, đồng điệu giữa hồn người và tạo vật hoang sơ vô biên 
 + Cách tổ chức câu thơ theo phép đối ngẫu của thơ Đường: Sóng gợn.., con thuyền..( chỉ mượn ng.tắc tương xứng của đối chứ ko đối chọi) - tạo ra vẻ cân xứng trang trọng mở ra được chiều kích vô biên của KG mà ko gây gò bó, nệ cổ->1 nét thi pháp cổ điển Đường thi đã được cách tân để phù hợp với t.lí h. đại 
 + Cách tổ chức lời thơ cũng vậy: các từ láy " điệp điệp"song song" được dùng theo lối thơ Đường; ~ cụm từ theo cấu trúc thành ngữ bốn tiếng cả về âm thanh và ý nghĩa ( sóng gợn tràng giang, con thuyền xuôi mái ) -> khiến cho câu thơ có được vẻ hiện đại mà vẫn đượm một phong vị cổ điển Đường thi 
- Câu 3: cách tổ chức ngôn từ trong câu thơ theo nguyên tắc song song trùng điệp - tạo nên âm điệu thơ mênh mang xao xuyến , rong ruổi triền miên tựa như nhịp trôi chậm chạp của TG; gợi sự chia lìa, hờ hững . 
 - Câu cuối là 1câu thơ tuyệt bút: 1chi tiết tưởng như vụn vặt tầm thường, nhỏ nhoi vô nghĩa nhưng lại đầy sức ám ảnh, gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé,vô định 
 b.Khổ thơ thứ hai: 
Nỗi buồn càng như thấm sâu vào cảnh vật
 - Cặp từ láy " lơ thơ, đìu hiu" càng gợi lên sự quạnh vắng, buồn bã, cô đơn 
 - Từ " đâu" phủ nhận về ~ gì về cs con người, chỉ còn cảnh vật đất trời mênh mông, xa vắng 
 - Hình ảnh " nắng xuống.." có giá trị tạo hình đặc sắc, KG được mở ra ở 3 chiều , gợi ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng . Trong cảnh đó con người trở nên bé nhỏ, như bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng " sông dài ..." ( NT tương phản) 
*Tóm lại: 
 - Âm điệu đoạn thơ: nhịp nhàng, trầm buồn, tạo nên một nỗi buồn mênh mông. Khổ thơ tả cảnh mà ta cảm nhận được nhiều hơn là nỗi tê tái của lòng người
 => sức mạnh của các câu thơ ko phải ở NT miêu tả mà ở sự khơi gợi, khơi gợi được cả cảm xúc lẫn ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian ( Tràng giang) và theo TG( điệp điệp) ( nỗi buồn triền miên không dứt) 
III.Củng cố :
 - Huy Cận và những đóng góp cho VH VN
 - Nội dung và NT của hai khổ thơ đầu 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Nắm những nét chính về TG
 - Tập PT hai khổ thơ đầu bài thơ 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
 - SGV văn học THPT 
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 87(ĐV)
Tràng giang
( Huy Cận)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS: Như tiết 86
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài " Tràng giang" 
D.Hướng dẫn bài mới
*HĐ1:HDHS tìm hiểu bài thơ
*B2: Tìm hiểu khổ thứ ba
?H/ả cánh bèo trôi dạt gợi cho em cảm nghĩ gì? 
? Bức tranh TN trong ba câu tiếp theo ntn? Qua đó thể hiện tâm trạng gì của TG? 
*B2: HDHS tìm hiểu khổ thơ cuối
? Câu thứ nhất cho ta cảm nhận gì về TN?
? h/ả cánh chim ...gợi cho em ~ cảm nghĩ gì?
( GV giảng)
? Em hiểu hai câu thơ cuối ntn? Nó gần gũi với câu thơ nào của Thôi Hiệu? 
( GV giảng) 
? Cho biết nguyên nhân nỗi buồn trong thơ HC? 
? Tại sao có thể nói TY TN ở đây cũng chứa đựng lòng yêu nước thầm kín? 
*HĐ2:GVHDHS tổng kết bài 
?Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ thể hiện ntn?
( GV tóm lược) 
? Giá trị tư tưởng của bài thơ? 
*HĐ3:HDHS làm BT nâng cao
*HĐ4:GV củng cố bài học
I.Đọc- hiểu:
 3.Tìm hiểu bài thơ
 c.Khổ thơ thứ ba
 - Câu 1: H/ả cánh bèo trôi dạt lênh đênh ( lặp lại khổ thơ trên) -> láy lại ấn tượng về sự chia li tan tác , càng gợi nỗi buồn mênh mông, sâu lắng .
 - Ba câu tiếp: toàn cảnh sông dài trời rộng tuyệt nhiên ko có bóng dáng con người, thiếu vắng ~ p.tiện giao lưu ( không đò, không cầu) , chỉ có " bờ xanh tiếp bãi vàng" 
 -> Nỗi buồn ko chỉ là nỗi buồn m.mông trước cảnh trời rộng sông dài mà còn là nỗi buồn về c.đời về nhân thế.
 d.Khổ thơ cuối:
 - Lớp lớp mây cao...-> cách dùng từ có giá trị tạo hình và sắc thái biểu cảm cao ( đùn) + NT so sánh - tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của TN 
 - Chim nghiêng ..-> h/ả cánh chim nhỏ nhoi, đơn lẻ giữa bầu trời rộng lớn vào lúc chiều tà dễ gợi nỗi buồn xa vắng . NT t.phản: cánh chim nhỏ bé >trong thế t.phản đó, cái nhỏ nhỏ càng thêm nhỏ bé đáng thương cái lớn càng thêm m.mông rợn ngợp - khiến cảnh TN rộng lớn hơn, hùng vĩ hơn, nhưng cũng buồn hơn. 
 - Hai câu cuối: 
 + Giống Thôi Hiệu ( Nhật mộ .. Yên ba ...) ( Trời tối rồi không biết đâu là qhương. Trên sông khói sóng...) cũng nói về cảnh chiều tà, nỗi nhớ nhà, buồn.
 + Khác: ko nhìn thấy khói ( tín hiệu của sự đoàn tụ con ng trong thời điểm hg hôn) nhưng TG cũng buồn, nhớ -> nỗi nhớ thường trực, tha thiết, cháy bỏng hơn.
 => Nguyên nhân nỗi buồn: Đi suốt bài thơ là một nỗi buồn triền miên vô tận, đó là nỗi buồn của HC cũng là của một thế hệ nhà thơ mới, của cả DT VN trong ~ năm ngột ngạt dưới thời Pháp thuộc .( TĐà: Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi . Trần thế em nay chán nữa rồi; XD: Hôm nay trời nhẹ lên cao..; CLV: Tôi có chờ đâu ... )
 Đó là nỗi buồn sầu của một người dân thuộc địa trước giang sơn bị mất chủ quyền ( nỗi buồn sông núi) đã hoà lẫn vào nỗi bơ vơ trước tạo vật vô biên hoang vắng . T.trạng buồn vong quốc bao trùm trong t.lí mọi người dân lúc bấy giờ đã khiến cho con người sống trên QH mà luôn thấy thiếu QH, luôn thấy bơ vơ ngay trên QH. 
 Nhưng cái buồn của HC là cái buồn tr.sáng, thể hiện niềm k. khao gắn bó với cđ và TY đối với QH ĐN. 
III.Tổng kết:
 - Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ: 
 + ở thể thơ: mỗi khổ thơ như 1 bài thơ thất ngôn tứ tuyệt với lối ngắt nhịp tr.thống 4/3 tạo sự c.đối hài hoà.
 + ở âm điệu chủ đạo : trầm buồn
 + ở vẻ đẹp tr.nhã, thanh cao toát ra từ toàn bộ bài thơ 
 + Đặc biệt ở sự nhạy cảm của nhà thơ với cảnh TN và cách thức miêu tả bức tranh TN ( theo lối cổ điển - chỉ vài nét đơn sơ mà ghi lấy linh hồn của tạo vật) .
 - Giá trị tư tưởng của bài thơ: 
 + ẩn sâu trong nỗi bơ vơ của một cá thể trước trời nước rộng lớn, hoang vắng quạnh hiu, có tâm trạng bơ vơ của 1 người dân vong quốc. Và thiết tha với tạo vật ở đây cũng chính là thiết tha với giang sơn TQ mình 
IV.Bài tập nâng cao
 - KG: là k.cảnh tạo vật TN với hai sắc thái nổi bật: mênh mông vô biên và hoang sơ hiu quạnh, TG: là "chiều muộn" đang nghiêng dần về hoàng hôn 
 - Quan hệ giữa hai chiều này thật rõ rệt:
 +ảoước hết là tác động tương hỗ giữa chúng: buổi chiều thì KG mới phơi lộ hết vẻ hoang sơ cô quạnh . Cả hai phụ hoạ với nhau tạo nên 1 khung cảnh thật rơn ngợp, gợi buồn sầu đối với con người , nhất là kẻ lữ thứ
 + Cả KG và TG đều vận động: sông, nước..đều như đang tiếp nối chảy trôi. Còn buổi chiều càng lúc càng muộn hơn. Sự v.động vừa hữu hình vừa vô hình này phụ hoạ nhau hoà điệu nhau khiến cho diện mạo của c. vật càng lúc càng âm u, xa vắng, hắt hiu, cảm xúc càng lúc càng nặng nề u ám.
V.Củng cố: Giá trị ND- NT của bài thơ
 - Cảm nhận chung về bài thơ
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài thơ 
 - Tập PT bài thơ
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11, SGV11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 88 (TV)
 Luyện tập về nghĩa của câu
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Nêu các loại nghĩa tình thái? Cho VD? 
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:HDHS làm BT SGK
- Trước khi làm BT, GV nhắc lại KT về nghĩa của câu để HS nắm để làm BT đễ dàng hơn
*HDHS làm bài tập 1:
- Gọi HS đọc BT 
- Yêu cầu HS xác định nghĩa tình thái của từng VD SGK sau đó cho HS khác nhận xét.
- GV đưa đáp án đúng
*HDHS làm BT 2
- Cho HS đọc từng câu và xác định câu nào là đúng, câu nào sai và giải thích
- Gọi các HS khác nhận xét
- GV nêu đáp án đúng
* HDHS làm BT 3
- Cho HS đọc ví dụ SGK và trả lời các câu hỏi .
- GV nhận xét và nêu đáp án đúng 
* HDHS làm BT 4
- GV làm mẫu một ví dụ
 - Yêu cầu HS viết vào giấy nháp
- Gọi một số HS đọc VD tìm được
 - GV nhận xét.
*HĐ2:Củng cố bài học
I.Làm bài tập SGK
1.Bài 1:
 (1) . " ắt" biểu thị nghĩa tình thái: khả năng xảy ra của sự việc.
 (2) " buộc" biểu thị nghĩa tình thái : sự việc đã xảy ra
 (3) (4) " Dễ", " hình như" biểu thị nghĩa tình thái: khả năng xảy ra của sự việc.
 (5)" Thôi đi, đừng" nghĩa TT hướng về người đối thoại
 (6 ) (7), (8)" nỡ" " âu", " phải" nghĩa TT được nhận thức như là một chân lí ( nghĩa vụ, trách nhiệm) 
 (9)." đúng là" biểu thị nghĩa tình thái: khả năng xảy ra của sự việc.
 (10) " suýt" nghĩa TT chỉ sự việc chưa xảy ra
 ( 11) " nên" nghĩa TT chỉ sự việc đã xảy ra. 
 ( 12) " mong" nghĩa TT hướng về người đối thoại
 ( 13 ), " ước" nghĩa TT chỉ sự việc chưa xảy ra với nét nghiã mong muốn
 ( 14) " nếu" nghĩa TT chỉ sự việc chưa xảy ra với nét nghĩa hình dung tưởng tượng.
2. Bài 2;
 - Các câu có thể chấp nhận được: 1a, 2a, 3a, 4a, 5a, 6b.
 - Các câu còn lại không thể chấp nhận được vì vô lí ( do sự kết hợp từ không đúng ) ví dụ ở câu 1b: hành động " bèn.." là đã xảy ra cho nên không thể " lại thôi" 
 3.Bài 3:
 a." Dẫu" chỉ một sự việc là điều kiện hay giả thiết, cho nên nó biểu đạt nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra . 
 Tuy/ mặc dù thì khác, có nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra.
 b. Chính vì thế trong câu đầu, không thể thay "dầu" bằng " tuy" : ND câu thơ cho biết đó là một sự việc chưa xảy ra.
 c.Trong ~ trường hợp còn lại, nếu thay " dầu"/ " dẫu" bằng " tuy" và ngược lại, thì sẽ làm cho ý nghĩa câu văn khác đi : từ một chuyện chưa chắc đã xảy ra trước thời điểm nói, thành một chuyện đã xảy ra và ngược lại . 
 d." Dẫu" mạnh hơn " dù", " dầu"
 đ. " mặc dù" có hàm ý bất chấp, " tuy" không có hàm ý đó. 
 4.Bài 4
 - Ông Ba đã rất vui khi nghe tin con trai đậu Đại học
 - Ông Ba sẽ rất vui nếu con trai ông ...
 - Ông Ba chắc chắn...
 - Ông Ba phải gượng vui để động viên con cháu.
II.Củng cố:
- Nắm chắc các nghĩa tình thái của câu
 - Biết nhận ra các loại nghĩa tình thái trong từng trường hợp cụ thể
 - Biết sử dụng thích hợp khi nói và viết 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Làm hoàn chính các BT vào vở
 - Soạn bài " tương tư" và hai bài đọc thêm
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docT86,87- Tràng giang.doc