A.Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Vận dụng những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học để viết bài văn NL về một hiện tượng đời sống
- Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Tiết 8,9 (LV) Bài viết số 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I, 11K A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Vận dụng những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học để viết bài văn NL về một hiện tượng đời sống - Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cơ bản *HĐ1: *HS làm bài tại lớp * GV phát đề cho HS, nhắc nhở HS một số yêu cầu cần cần thiết *Trong quá trình HS làm bài GV nhắc nhở, động viên khuyến khích và theo dõi chặt chẽ để đánh giá đúng thực chất. *HĐ2: Hết giờ GV thu bài, dặn dò HS chuẩn bị bài tiết sau I.Đề ra: Quan niệm của anh chị về lối sống giản dị của một con người. III.Yêu cầu cần đạt: 1.Về nội dung: - Đề văn yêu cầu người viết nêu lên ~ suy nghĩ và quan niệm của mình về lối sồng giản dị của một con người . Có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau: - Nêu quan niệm của mình về lối sống giản dị: + Thế nào là giản dị? Lối sống ấy biểu hiện trên ~ phương diện nào? Vẻ đẹp của lối sống giản dị? ( 3đ) - Tại sao cần đề cao lối sống giản dị? Cần phê phán lối sống trái với giản dị( xa hoa, đua đòi, kiêu căng, tự mã...) ( 3đ) - Lối sống giản dị ấy đã được thể hiện trong cuộc sống và trong VH qua ~ tấm gương tiêu biểu ntn? ( 2đ) - Rút ra bài học và liên hệ với lối sống của bản thân mình (2đ) 2.Về kĩ năng: - Nắm được cách làm bài văn NLXH - Diễn đạt lưu loát, bố cục chặt chẽ, - Chữ viết rõ ràng, trình bày cẩn thận - Không mắc lỗi dùng từ, chính tả *Lưu ý: - Những bài làm không đúng với yêu cầu của một bài văn NLXH ( sa vào phát biểu cảm nghĩ...) , hoặc làm sơ sài thì không cho quá 5 điểm. - Những bài đủ ý nhưng mắc nhiều lỗi về diễn đạt, trình bày thì không cho quá điểm 6 - Những bài đạt từ điểm 8 trở lên ngoài các yêu cầu về nội dung và kĩ năng như trên cần xét đến sức thuyết phục của cách viết. E.Hướng dẫn học ở nhà - Soạn bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” G.Tài liệu tham khảo - SGV NV 11 nâng cao - Đáp án thi Tốt nghiệp THPT và thi TS vào lớp 10 năm học 2007- 2008 - Tài liệu bồi dưỡng thay sách năm 2007 H.Kiến thức bổ sung Bài Làm Văn số 1- 11I,K Ngày soạn: Ngày kiểm tra: Lớp: 11I, 11K Họ tên: Lớp: Điểm Lời phê của cô giáo Đề ra: Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Nêu suy nghĩ của anh ( chị) về cách sống giản dị của một con người và liên hệ với cách sống của thanh niên hiện nay? Đề 2: Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “ Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?”. Từ ý thơ trên, hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về cách sống đẹp và liên hệ với cách sống của thanh niên hiện nay? Bài Làm Văn số 1- 11I,K Ngày soạn: Ngày kiểm tra: Lớp: 11I, 11K Họ tên: Lớp: Điểm Lời phê của cô giáo Đề ra: Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Suy nghĩ của anh ( chị) về việc tàn phá rừng của con người hiện nay? Đề 2: Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “ Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?”. Từ ý thơ trên, hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về cách sống đẹp và liên hệ với cách sống của thanh niên hiện nay? Tiết10 (ĐV) Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu) Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I, 11K A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Thấy được vẻ đẹp hiên ngang, bi tráng mà giản dị của hình tượng người NS CG tự giác đứng lên đánh giặc; thái độ cảm phục , xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ. - Nắm được giá trị NT đặc sắc ( t.chất trữ tình, thủ pháp t.phản và cách sử dụngNN) - Làm quen và rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu một TP văn tế B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ: Phân tích quan điểm yêu ghét của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích “Lẽ ghét thương” và nêu ý kiến của em? D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cần đạt *HĐ1:HDHS tìm hiểu phần tiểu dẫn. ? Nêu HCST bài văn tế? ?Xác định bố cục và nêu ý chính mỗi phần? *HĐ2:HDHS đọc- hiểu VB *B1: Tìm hiểu 2 câu đầu GV nêu ND chính của hai câu văn và HDHS trả lời theo câu hỏi SGK *B2: Tìm hiểu hình tượng người nghĩa sĩ . - GV HD HS cách đọc và đọc diễn cảm đoạn 3. - GV HDHS cách phân tích ? Nguồn gốc xuất thân của ~ người nghĩa sĩ là ntn? Thể hiện ở ~ câu nào? PT? ? Tấm lòng căm thù giặc của người NS thể hiện ở những câu văn nào? ? Tấm lòng đó thể hiện cụ thể ntn? ? Nhận xét về NT miêu tả ở đoạn này? ? Trước khi ra chiến trường người NS ntn? ? Tinh thần chiến đấu anh dũng của người NS được thể hiện ở những câu văn nào? Nhận xét về NT miêu tả ở đoạn này? ( GV giảng) *GV tóm lại vấn đề, nhấn mạnh ý cơ bản . *HĐ3: GV củng cố bài học ? PT những nét khái quát chính về hình tượng người nghĩa sĩ nông dân buổi đầu đánh Pháp. I.Tiểu dẫn: 1.Hoàn cảnh sáng tác: 16-12-1961, nghĩa quân tập kích đồn giặc ở C.Giuộc , khoảng 20 người đã hi sinh. 2. Bố cục: có ở phần tri thức đọc – hiểu II.Đọc- hiểu VB: 1.Cảm tưởng khái quát về người NS CG ( câu 1,2): - C1: bối cảnh thời đại .Có sự đối lập “ súng giặc đất rền> giặc nổ súng xâm lược nước ta báo hiệu Tổ quốc lâm nguy , đó là lúc thử thách lòng dân đối với ĐN - C2: giới thiệu nêu cảm tưởng khái quát về cuộc đời và chiến công của người NS ; ca ngợi tấm lòng tự nguyện hi sinh và cái chết bất tử của họ 2. Hình tượng người NS n.dân đánh Pháp (3-> 15) a.Nguồn gốc xuất thân( 3,4,5) Nghĩa sĩ vốn là những nông dân hiền lành nghèo khổ - Họ chỉ biết và quen với công việc của người nông dân: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ; chỉ quen với việc cuốc việc cày... - Họ chưa quen và chưa từng biết đến việc chiến trận: chưa qen cung ngựa...tập khiên..mắt chưa từng ngó. - > Cách s.dụng ~ cặp câu đối trực tiếp , cách liệt kê , cho thấy trong cuộc đời bình thường họ là ~ nông dân, lam lũ, tủi cực, hoàn toàn xa lạ với việc binh đao. b.Tấm lòng căm thù giặc của người NS (câu 6,7,8,9) Những biến chuyển của họ khi có giặc xâm lược + Nghe tin: phấp phỏng lo âu ( tiếng phong hạc ...) + Tận mắt chứng kiến: Từ chỗ căm ghét ..đến căm thù " muốn ăn gan” -> nỗi căm giận ngùn ngụt trong lòng + Nhận thức được trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước"Một mối xa thư đồ sộ" + Tự nguyện gia nhập vào đoàn quân chiến đấu: nào đợi ai đòi ai bắt -> những bước chuyển biến được miêu tả chân thực, sinh động, hợp lí gần gũi với cách suy nghĩ và lời ăn tiếng nói của người nông dân. c Tinh thần chiến đấu anh dũng của người NS: - Trước khi ra ch.trường, họ ko được tập dượt võ nghệ, binh thư, ko được trang bị vũ khí để c.đấu với giặc. - Họ chỉ có: tấm lòng mến nghĩa, nhưng tinh thần và khí thế của họ thật dũng cảm: đốt, chém, đạp... - NT: Bút pháp tả thực, không ước lệ như thơ văn Trung đại, những chi tiết chân thực được chọn lọc, đậm đặc chất sống, mang tính khái quát-> tạo nên một không khí khẩn trương, sôi động, quyết liệt, đầy hào hứng của một trận công đồn đánh Pháp. - Nổi bật trên cái nền đó là hình tượng người anh hùng nông dân với khí thế đạp lên đầu thù, xốc tới không quản ngại bất kì sự gian khổ hi sinh nào Tóm lại: - NĐC đã tạc nên bức tượng đài về người NS nông dân có một không hai trong lịch sử văn học nước nhà - H.tượng người NS nông dân là h.tượng của ~ người nông dân yêu nước, căm thù giặc do thiếu vắng quân đội chính quy của triều đình , họ đã đứng lên đánh giặc bằng vũ khí thô sơ và hi sinh oanh liệt. - Hình tượng NS thể hiện 1 tinh thần tự giác cao độ, anh dũng vô song làm cho kẻ địch kinh hồn bạt vía. V.Củng cố bài học: - HCST bài văn tế, ý nghĩa của bài văn tế - Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong trận công đồn đánh Pháp - Nghệ thuật khắc hoạ hình tượng NV. E.Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc lòng một số câu tiêu biểu nói về hình tượng người NS nông dân. - Tập PT hình tượng người nghĩa sĩ trong bài văn tế. G.Tài liệu tham khảo - NĐC- ngôi sao càng nhìn càng sáng ( Lê Trí Viễn) - Thơ văn yêu nước NĐC H.Kiến thức bổ sung Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc có thể so sánh với hình tượng người nông dân trong bài " Lính thú " đời xưa: Ngang lưng thì thắt bao vàng Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài Một tay thì cắp hoả mai Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền Thùng thùng trống đánh ngũ liên Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa. Tiết11 (ĐV) Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu) Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I, 11K A.Mục tiêu bài học Giúp HS: Như tiết 10 B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình tượng người NS CG và nêu cảm nghĩ của em về hình tượng NV này? D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cần đạt *HĐ1: HDHS tiếp tục tìm hiểu VB *B1: HDHS tìm hiểu tình cảm và thái độ của TG. - Gọi HS đọc phần 3 ? Cho biết TG đã có tình cảm gì đối với người NS? Thể hiện ở những câu nào? ? Ngoài tình cảm xót thương, Tg còn có tình cảm gì? Thể hiện ở ~ câu nào ? Hãy PT? ( GV giảng) ? Những câu văn nào thể hiện sự chia sẻ của TG về nỗi đau của thân nhân các NS? ? Tìm những câu văn biểu dương công trạng của người NS? ( GV tóm lại ) *B2: HDHS tìm hiểu tính chất trữ tình của bài văn tế. - GV dẫn dắt ? Chất trữ tình được thể hiện ntn? PT? ( GV giảng) *HĐ3: Yêu cầu HS rút ra chủ đề của bài văn tế *HĐ4: GV tổng kết bài học ? Nêu những nét khái quát về ND- NT của bài văn tế? ? Giá trị lớn nhất của bài văn tế là gì? *HĐ5: GV củng cố bài học (Cho HS thảo luận về giá trị đ.sắc của bài văn tế) *HĐ6:HDHS làm BT nâng cao 3.Tình cảm và thái độ của tác giả đối với người NS: *. Xót thương vô hạn đối với người đã mất: - Nỗi tiếc hận cho những người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành: " Ôi! Những lăm lòng...; nào hay..., - Cảm nhận được nỗi đau mất mát từ c.vật TN đến con người : cỏ cây... sầu giăng; già trẻ hai hàng luỵ nhỏ. Có thể nói nỗi đau mất mát đã bao trùm lên cả k.gian. * Cảm phục tự hào về người NS - NS- họ là ~ người n.dân b.thường đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc đất ngọn rau, bát cơm, manh áo của mình,chống lại kẻ thù hung hãn. Họ đã dám lấy cái chết để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp: " Sống làm chi thác mà”.. ->Kh.định cái chết cái có ý nghĩa: chết mà theo tổ phụ là vẻ vang, sống mà theo giặc là nhục nhã. ( Chân lí: Chết vinh còn hơn sống nhục.) * Sự chia sẻ sâu sắc nỗi đau của thân nhân cácNS - Xót xa cho ~ GĐ mất người thân: "Đau đớn bấy, Não nùng thay..."-> tổn thất không thể bù đắp . - Nỗi căm hờn những kẻ gây nghịch cảnh: " Vì ai" -> hoà chung tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào trước tình cảnh tang thương của dân tộc * Biểu dương công trạng của người NS: - Ôi! Một , thác mà -> đời đời nhân dân ngưỡng mộ Tổ quốc ghi công - NT: Tính trữ tình bao trùm xen kẽ những yếu tố hiện thực -> tăng độ sâu nặng của cảm xúc => Tóm lại : - Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư, tác giả thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng người nghĩa sĩ 4.Tìm hiểu chất trữ tình của bài văn tế: - Là bài văn thể hiện tình cảm của người đã khuất, cả bài văn tế thấm đẫm chất trữ tình. Thể hiện: + Chất trữ tình nhiều tầng nhiều lớp mà tất cả các tầng lớp đó đều thể ... a.Trước khi TP Pháp xâm lược(các tr.thơ Nôm): - TP tiêu biểu: Lục Vân Tiên Giá trị TP: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người, bản án kết tội ~ kẻ phi nghĩa, bất nhân ( SGK) - TP“D.Từ- Hà mậu”: tiếng kêu gọi trở về chính đạo b.Sau khi TD Pháp xâm lược ( Gồm thơ và văn tế): - “ Chạy giặc”- Lên án mạnh mẽ quân XL - Ngóng gió đông- Oán trách triều đình - T.biểu là các bài v.tế ,x.động nhất là “VT NSCG” - Thơ điếu – khắc sâu h/ảnh các anh hùng cứu nước. - TP “ Ông Ngư, ông Tiều, hỏi đáp về thuật chữa bệnh” thể hiện t.thần thương dân và yêu nước m.liệt . 3.Nghệ thuật thơ văn giàu sức truyền cảm - Ngôn từ: mộc mạc mà tề chỉnh, từ dùng chính xác, giàu sức gợi cảm - Thơ đường Luật: lời lẽ trang nhã, trau chuốt mang vẻ đẹp cổ điển của văn chương bác học (Ngóng gió đông) - Có tài chọn lựa ~ chi tiết điển hình để dựng nên hình tượng NV sống mãi trong lòng độc giả (Văn tế NSCG) - Thể loại truyện thơ: tuy ND đạo lí nho gia sâu sắc và uyên bác nhưng NT lại đậm chất DG. -> Đ.điểm nổi bật: bình dị, mộc mạc, giàu lời ăn tiếng nói thân thuộc của ND, đậm đà bản sắc DT, đặc biệt bản sắc địa phương N.Bộ . Tr.thơ k.hợp tính c.điển bác học với tính DG, lí tưởng hoá khi khắc hoạ NV ch.diện và tả thực khi m.tả NV phản diện. III.Kết luận - Về cuộc đời: NĐC là nhà nho tiết tháo, yêu nước - Về SN văn chương: nổi lên 3 đặc điểm ( SGK) B.Bài tập nâng cao: Sự phân biệt thể loại tiểu thuyết bằng thơ và truyện DG dựa theo các tiêu chí sau: - TT bằng thơ thường m.tả NV theo cá tính, có đời sống và tâm lí, k.nghiệm cá nhân đời thường , sự việc chưa kết thúc. - Tr.thơ DG kể ~ NV đồng nhất vào chính nó, nghĩa là ~ NV bất biến . NV chia làm 2 tuyến chính- tà và đời sống của NV thường diễn biến theo mô típ có sẵn hơn là kinh nghiệm ca nhân . - TT do dựa vào k.ghiệm cá nhân nên thường kể theo điểm nhìn NV. Tr.kể DG ít dựa vào k.nghiệm cá nhân nên người kể ch thường là người biết trước biết hết . -> Giá trị NT và cái hay của mỗi TP là khác nhau C.Củng cố bài học: - Cuộc đời , SN VH và những đóng góp lớn của NĐC E.Hướng dẫn học ở nhà - Nắm chắc quan niệm văn chương của NĐC. - Nắm chắc các TP của NĐC trước và sau khi Pháp XL. G.Tài liệu tham khảo - NĐC- ngôi sao càng nhìn càng sáng ( Lê Trí Viễn) - Thơ văn yêu nước NĐC H.Kiến thức bổ sung Tiết 13 (TV) Luyện tập về hiện tượng tách từ Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I, 11K A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Qua việc luyện tập, nhận diện được hiện tượng tách từ và nắm được hiệu qủa diễn đạt của hiện tượng ấy. B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ : kết hợp trong bài D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cần đạt *HĐ1: HDHS làm BT SGK *Bài tập 1: - B1: Gọi HS đọc BT - B2: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK -B3: GV nhận xét, bổ sung ý còn thiếu . - B4: Cho HS tìm thêm các VD khác. *Bài tập 2: -B1: GV HDHS tìm tách từ để tạo các thành ngữ có bốn tiếng -B2: GVHDHS đặt câu với ~ cụm từ đã nêu ( HS tự làm) - B3: Gọi một số HS trình bày, GV nhận xét và sửa chữa. *Bài tập 3: - B1: HDHS tìm các thành ngữ. GV gọi HS đọc lên và nhận xét - B2: HDHS đặt câu với các thành ngữ đúng đã tìm được *Bài tập 4: - B1: cho HS chỉ ra cách tách từ trong VD - B2: yêu cầu HS nêu được tác dụng của cách tách từ đó. -B3: Cho HS tìm thêm các VD khác *Bài tập 5: - Cho HS thảo luận theo nhóm - Gọi một số HS trả lời - GV nhận xét và bổ sung. *HĐ2: GV củng cố bài học 1.Bài tập 1: a. Các từ dày dạn, chán chường đã được dùng tách ra: dày gió dạn sương, bướm chán ong chường . Cách tách: Nếu từ 2 tiếng là AB, 2 tiếng dùng để đan xen là x, y , ta có cách sau: AxBy và xAyB. b. Hiệu quả: tạo ra 2 nhịp đối , đối xứng, hài hoà nhau đưa đến hiệu quả diễn đạt ấn tượng hơn , nhấn mạnh nội dung cần biêủ hiện và có tác dụng biểu cảm . c. Các câu khác có hiện tượng tách từ: - Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ... - Những là đắp nhớ đổi sầu Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm 2.Bài tập 2: - Các tách: nắng dãi mưa dầu, ra ngẩn vào ngơ, đi lẻ về loi, gìn vàng giữ ngọc, con ông cháu cha, cha truyền con nối, hồn lạc phách xiêu, ăn sung mặc sướng, nắng sớm mưa chiều . - Đặt câu: Người nông dân suốt đời chịu cảnh nắng dãi mưa dầu. 3.Bài tập 3: - Những thành ngữ gồm 4 tiếng có hiện tượng tách từ như trên: cao chạy xa bay, mồm năm miệng mười, đầu trộm đuôi cướp, vào sinh ra tử, lên thác xuống gềnh, ăn trắng mặc trơn, lời ong tiếng ve. - Đặt câu: Anh ta đã từng vào sinh ra tử ở các chiến trường trong thời kì chống Mĩ. 4.Bài tập 4: a.Từ vội vàng đã được tách và đan xen tà “ mà” vào. Cách tách: xAxB b.Hiệu quả : Tạo ra 2 nhịp đối , đối xứng, hài hoà nhau đưa đến hiệu quả diễn đạt ấn tượng hơn , nhấn mạnh nội dung cần biêủ hiện và có tác dụng biểu cảm c. Các VD khác: Dù ai nói ngả nói nghiêng.. - Sống khổ sống sở - Đói quay đói quắt... 5.Bài tập 5: Hiệu quả diễn đạt: khi tách ra 2 tiếng trở thành đối xứng nhau qua trục là tiếng được xen ở giữa ( với , chả) có tác dụng nhấn mạnh thái độ mang tính phủ định của người nói *Củng cố bài học: - Cần biết cách nhận ra hiện tượng tách từ và hiểu được tác dụng của hiện tượng ấy ( Nhất là khi PT thơ) E.Hướng dẫn học ở nhà - Nắm vững yêu cầu bài học - Tìm thêm các VD khác về hiện tượng tách từ và tập PT. G.Tài liệu tham khảo - Thành ngữ VN H.Kiến thức bổ sung Tiết 14 (ĐV) Tự tình ( Bài II- Hồ Xuân Hương ) Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I, 11K A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hiểu được tư tưởng của nhà thơ về quyền được hưởng HP tuổi xuân của người phụ nữ trong XH phong kiến; cảm thông và trân trọng khát vọng giải phóng tình cảm của người phụ nữ trong xã hội ấy. - Bổ sung kiến thức về NT thơ Nôm Đường luật B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của NĐC? Cho biết giá trị tư tưởng, NT và vị trí của nhà thơ trong LS VH dân tộc? D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cần đạt *HĐ1:HD HS tìm hiểu và nắm một số nét cơ bản về tiểu sử và thơ HXH - Gọi HS đọc SGK ? Nêu ~ nét chính về TS HXH? ? Nêu đặc điểm thơ HXH? *HĐ2: HDHS đọc – hiểu VB *B1: - GV đọc d.cảm, gọi 2 HS đọc - GVgiới thiệu cách PT bài thơ *B2: HD PT 2 câu thơ đầu ? PT ý nghĩa 2 câu thơ đầu và giá trị biểu cảm của các từ ngữ? ( GV giảng) *B3: HD PT 2 câu 3,4: ? Hai câu 3,4 biểu hiện tâm sự gì của TG? PT ? ( GV giảng) *B3: HDPT 2 câu 5,6: ? Nhận xét cái độc đáo của 2 câu thơ 5,6? Hình ảnh TN trong 2 câu này ntn? qua đó thể hiện thái độ của TG ntn? ? Cách diễn đạt của hai câu thơ thể hiện cá tính gì của HXH? ( GV giảng) *B4: HDPT hai câu cuối ( GV dẫn dắt ) ? Hai câu cuối thể hiện tâm trạng gì của TG? PT NT dùng từ và tác dụng của nó ? ( GV giảng) *HĐ3: Củng cố bài học ? Hãy cho biết những nét đặc sắc về NT của bài thơ? ? Nêu giá trị chung của bài thơ? ? Từ việc PT hãy rút ra chủ đề của bài thơ? *HĐ4:HDHS làm BT nâng cao. I.Tiểu dẫn: - Tiểu sử HXH: quê hương, gia đình, bản thân ( SGK) - Thơ : độc đáo , là tiếng nói quyết liệt đòi quyền hưởng HP của người phụ nữ trong XH PK. II. Đọc - hiểu : 1.Hai câu đề: G.thiệu tình cảnh và t.trạng của TG - K.gian thời gian, cảnh vật: đêm khuya, tiếng trống cầm canh báo hiệu thời khắc đi qua, cảnh vật tĩnh lặng - NVTT: người PN cô đơn trong đêm khuya vắng lặng , nàng cảm thấy tiếng trống báo hiệu thời gian sắp hết đêm gấp gáp hơn, thôi thúc hơn ( trống canh dồn). Đó chính là sự thông báo về TG tâm trạng của nàng. Nỗi bức bối bắt đầu thể hiện ở giọng điệu và từ ngữ đầy mỉa mai của câu thơ thứ hai ( Trơ..) -> cảm thấy vô duyên cho tuổi xuân và nhan sắc của người đàn bà chẳng ai thèm ngó tới, giờ đây chỉ trơ trọi một mình. 2.Hai câu thực: T.sự của TG về số phận của mình - Câu 3 ẩn chủ từ , chỉ thấy hành động và trạng thái diễn ra: uống rượu cho quên sự đời nhưng say rồi lại tỉnh , tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu. - Câu 4: : “Vầng trăng bóng xế” có nghĩa là đêm đã gần tàn , chờ mãi trăng tròn mà chỉ thấy trăng khuyết , cũng giống như đời nàng chờ đợi HP tròn đầy mà vẫn cô đơn . ->Diễn tả t.trạng cô đơn tuyệt vọng 3.Hai câu luận: Thái độ của nhà thơ đối với số phận - Cái độc đáo, khác biệt : H/ả TN được hiện ra với ~ nét vẽ khác thường nó như cựa quậy , sôi sục, hoạt động một cách mạnh mẽ, dữ dội . - NT: đảo ngữ - nhấn mạnh tính h.động m.mẽ của TN. H/ả thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi NT cực tả. Nhà thơ đã đẩy đối tượng m.tả tới độ cùng cực của tình trạng và dùng từ ngữ mang tính tạo hình cao - Đó không phải là h/ả của ngoại cảnh mà là h/ả của t.trạng – 1 t.trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đập phá, muốn “làm loạn” muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường, thể hiện cá tính m.mẽ, táo bạo của HXH. -> Thể hiện thái độ bất bình, bất mãn đối với XHPK ( Thân phận lẽ mọn của người PN ...) 4.Hai câu kết : Trở về tâm trạng Những dồn nén, bức bối, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bột phát ở 2 câu luận đến đây bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của tâm trạng ban đầu: - “ Ngán ...-> chứa đựng biết bao nhiêu là TG và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời cứ trôi, TG cứ trôi đi, HP tuổi xuân thì chỉ được hưởng tí chút . - “ Mảnh tình san sẻ...” – có lẽ muốn nói đến cái tình mỏng manh, nhỏ bé mà người vợ lẽ được hưởng . Cách kết hợp các từ “ tí”, “ con con” càng tăng thêm cái nhỏ bé, mỏng manh...ấy vậy mà cái tình đó lại bị “ san sẻ” nên càng nhỏ bé mỏng manh hơn. -> Hai câu cuối khép lại bài thơ như một tổng kết , như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ phải chịu thân phận lẽ mọn và HP lứa đôi không được hưởng trọn vẹn trong XH xưa. Thể hiện 1 tâm trạng buồn chán, bất lực, chấp nhận và cam chịu. III.Củng cố: - Đặc sắc NT: SD ~ từ ngữ và h/ả gây ấn tượng mạnh. SD các từ thuần Việt giàu h/ả, màu sắc đường nét với sắc thái đặc tả mạnh. - Giá trị ND: Thể hiện mâu thuẫn giữa khát vọng HP lứa đôi của người PN trong cảnh lẽ mọn với thực tế phũ phàng ( cô đơn ,mòn mỏi); giữa mong ước chính đáng được sống PH với sự bất lực đành chấp nhận thân phận thiệt thòi do XH đẩy tới. - Chủ đề: Bày tỏ nỗi bất hạnh của người PN trong cảnh lẽ mọn, p.phán gay gắt chế độ đa thê PK, thể hiện thái độ chống đối lại số phận tuy bất lực. IV.Bài tập nâng cao - Đọc hai bài thơ “ Đọc Tiểu Thanh Kí” và “ Tự tình”, ta thấy chủ thể ( cái tôi) của TG không xuất hiện trực tiếp .VD câu “ Riêng viếng bên song mảmh giấy tàn” thì ai viếng, không nói ra nhưng người đọc hiểu ngầm là TG. Bài “ Tự tình” câu 3 không nói ai say lại tỉnh...xét về NP có thể xem đó là ~ câu thiếu chủ ngữ . Tuy nhiên khi cần bộc bạch nỗi niềm cảm xúc của mình cho chính mình nghe thì có thể tỉnh lược và điều đó tạo thành 1 đặc điểm cú pháp của thơ - Nhiều câu đặt ngược ( đảo trang), bổ ngữ, vị ngữ đặt trước -> gây ấn tượng mạnh mẽ hơn. E.Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc lòng bài thơ - Nắm chắc ND- NT và chủ đề của bài thơ - Tập PT bài thơ, đọc thêm một số bài thơ khác của HXH. G.Tài liệu tham khảo - Tình sử HXH - Phê bình, bình luận về thơ HXH H.Kiến thức bổ sung
Tài liệu đính kèm: