A.Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về PCNNBC
- Nhận ra và biết tránh cách diễn đạt thiếu trong sáng thường gặp.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm của PCNNBC? Cách sử dụng NN của PCNNBC?
D.Hướng dẫn bài mới
Tiết 56 (TV ) Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I, 11K A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Củng cố kiến thức về PCNNBC - Nhận ra và biết tránh cách diễn đạt thiếu trong sáng thường gặp. B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm của PCNNBC? Cách sử dụng NN của PCNNBC? D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cần đạt *HĐ1: HDHS làm bài tập 1 SGK ( BT nhận biết) ? Nhận xét về cách sử dụng NN trong hai đoạn văn ở BT a? ? Khi viết lại cần chú ý điều gì? ? Khi viết lại em sẽ thay các từ nào và bằng các từ nào? ? Nhận xét về cách sử dụng NN trong BT b? ? Khi viết lại cần chú ý điều gì? ? Hãy dịch các chữ viết tắt? ? Nhận xét về cách sử dụng NN trong BT c? ? Khi viết lại cần chú ý điều gì? ?Hãy giải nghĩa các biệt ngữ đó? *HĐ2: HDHS thực hành tạo lập - GV yêu cầu HS viết tại lớp. - GV đọc một số bài và nhận xét *HĐ3: GV củng cố bài học I.Luyện tập nhận biết Bài tập 1: a. - Đề cập hiện tượng lạm dụng tiếngAnh có thê gặp trên một số VB, nhất là ~ VB viết về tin học và văn hoá, thể thao quốc tế-> đông đảo người đọc khó hiểu hết ND của VB đó. - Có thể có nhiều cách viết lại. Tuy nhiên phải chú ý thay từ ngữ tiếng Anh bằng từ ngữ tiếng Việt hoặc đã Việt hoá , hay phải dịch ra tiếng Việt ( đặt trong dấu ngoặc đơn) cho người đọc hiểu dễ dàng. VD: Thay các từ *Đoạn văn một: - mode = mốt - superstar = siêu sao - How are you = bạn khoẻ chứ - overnight = qua đêm *Đoạn văn hai: - máy second- hand = máy cũ - shop = cửa hàng - com ( computer) = máy vi tính b.Thói viết tắt tuỳ tiện . Muốn viết lại ~ câu được dẫn , cần phải biết rõ những chữ viết tắt - CVPM : công viên phần mềm - CNSH: công nghệ sinh học - KPVH: khu phố văn hoá c.Đề cập tệ dùng biệt ngữ XH một cách thiếu chọn lọc. Muốn viết lại cần phải biết rõ những biệt ngữ XH đã được dùng. - Bảnh tỏn: bảnh bao, xinh đẹp - Vé: tờ 100 đô la Mĩ - “ Dân biểu” : người đạp xích lô - Chảnh: ra bộ làm sang II.Thực hành tạo lập HS viết tại lớp ( khoảng 20 phút) , một đoạn văn theo phong cách ngôn ngữ báo chí, sau đó GV thu lại và đọc nhận xét trước lớp một số bài. *Củng cố: - Khi viết cần sử dụng NN chính xác, phù hợp phong cách VB. - NN phải thông dụng , dễ hiểu. E.Hướng dẫn học ở nhà - Soạn “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” G.Tài liệu tham khảo - SGV ngữ văn 11 nâng cao. H.Kiến thức bổ sung Tiết 57(ĐV ) Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích “ Vũ Như Tô”) - Nguyễn Huy Tưởng - Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I, 11K A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hiểu được bi kịch của ~ nghệ sĩ nhiều tài năng, khát vọng mà không có điều kiện thi thố, thực hiện và thái độ cảm thông, trân trọng của TG đối với họ. - Thấy được ~ nét đặc sắc trong NT kịch của TG qua đoạn trích. B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ: Nêu những đóng góp của NC trong SNVH? D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cần đạt *HĐ1:HDHS tìm hiểu những nét khái quát về TG và vở kịch ? Nêu tóm tắt ~ nét cơ bản về TG? ? Tóm tắt ngắn gọn vở kịch? ? Cho biết đặc điểm TL? ?Cho biết vị trí đoạn trích? ND chính của đoạn trích? - GV tóm tắt ND chính của đoạn trích theo các lớp. *HĐ2: HDHS đọc- hiểu *B1: HD tìm hiểu mâu thuẫn cơ bản của vở kịch ? Cho biết mâu thuẫn thứ nhất trong đoạn trích? MT thể hiện ntn? ( GV giảng) ? Mâu thuẫn thứ hai là gì? MT đó xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào? GV giảng. ? Xung đột kịch lên đến đỉnh điểm là khi nào?ý nghãi của nó? *HĐ3: GV củng cố bài học I.Tiểu dẫn: 1.Tác giả *Tiểu sử: SGK ( sớm tham gia CM) *Sáng tác: SGK ( thiên hướng rõ rệt về đề tài LS, thành công ở các TL: kịch, TT, kí sự ) 2.Vở kịch “ Vũ Như Tô” - Nội dung: viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long năm 1516- 1517 - Tóm tắt: SGK + Lê Tương Dưc ( vua nhà Lê- 24t ), Vũ Như Tô ( 40t-kiến trúc sư thiên tài) , Đan Thiềm ( 33t- cung nữ) , những người thợ lành nghề và người dân LĐ , Trịnh Duy Sản ( Quận Công- 60t) - Đặc điểm TL: bi kịch ( xung đột, NV, cách miêu tả thực tại- xem phần tri thức đọc- hiểu) 3.Đoạn trích “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” - Vị trí: hồi V. trước đó VNTô xây CTĐ, Trịnh Duy Sản làm phản..) - Tóm tắt ND: + Biết tin có biến, bạo loạn, nguy hiểm đến tính mạng VNT, ĐT hết lời khuyên và giục ông đi trốn nhưng VNT không nghe vì tự tin mình “ quang minh chính đại” và hi vọng ở chủ tướng An Hoà Hầu(Lớp 1) + Tình hình càng lúc càng nguy kịch: Lê Tương Dực bị giết hại, đại thần, hoàng hậu, cung nữ của y cũng bị vạ lây , Đan Thiềm bị bắt, kinh thành điên đảo. + Khi quân khởi loạn đốt CTĐ thành tro, VNT mới tỉnh ngộ. Ông trơ trọi, đau đớn vĩnh biệt CTĐ rồi bình thản ra pháp trường. II.Đọc – hiểu: 1Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch: a.Mâu thuẫn 1: - MT giữa đời sống xa hoa truỵ lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống cơ cực , thống khổ của n.dân LĐ -> tất yếu sẽ dẫn đến sự nổi dậy cảu dân chúng - MT này chủ yếu thể hiện ở ~ hồi trước , ở hồi này thành cao trào: + Bạo chúa Lê Tương Dực chết trong tay ~ người nổi dậy do Trịnh Duy Sản cầm đầu + Đại thần của Lê T.Dực ( Nguyễn Vũ) chết trong một trò hề nhạt nhẽo + Hoàng hậu và đám cung nữ hết thời bị ~ kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ + Dân chúng hò reo đốt phá, nhiếc móc...được một phen hả lòng hả dạ. -> Uy quyền của bạo chúa tiêu tan theo tro bụi CTĐ. Đây đúng là lúc “ dân nổi can qua” và vua quan “ thất thế” .Chỉ tiếc cuộc nổi loạn đó không thể mang lại điều gì tốt đẹp cho dân chúng bởi giang sơn lại tiếp tục rơi vào tay ~ kẻ cầm đầu cuộc phản loạn ( phe cánh của Trịnh Duy Sản) b.Mâu thuẫn thứ hai: - Niềm khao khát hiến dâng tất cả cho NT của người NS đắm chìm trong mơ mộng >< với lợi ích trực tiếp và thiết thực của đời sống nhân dân . - MT xuất phát từ nguyên nhân sâu xa: +Người NS thiên tài không có điều kiện sáng tạo, không thể thi thố tài năng. Trên thực tế anh ta vẫn chỉ là một thợ thủ công vô danh tiểu tốt . + Vì thế khi nghĩ rằng có thể mượn tay bạo chúa LT.Dực mà thực hiện hoài bão của mình thì anh ta sẵn sàng bất chấp tất cả, kể cả khi phải trả bằng công sức, tiền bạc của n.dân, mồ hôi, xương máu của ~ ng. thợ. + Chính niềm kh.khát của ngưòi NS chìm đắm trong mơ mộng đã đẩy VNT đến vị thế đối nghịch với lợi ích trực tiếp và thiết thực của đ.s n.dân ( đài xây cao-> tốn kém, tổn thất lớn + các đại nạn, đại dịch ) -> VNT bắt đắc dĩ trở thành kẻ thù của n.dân - Cuối vở kịch người ta không ~ nguyền rủa người xây CTĐ mà còn đốt phá tan tành...bắt bớ và trừng phạt tác giả của nó. -> đây là lúc xung đột kịch được đẩy lên đỉnh điểm . - Nếu ~ hồi đầu, nó chỉ là MT tiềm ẩn, mờ nhạt, thấp thoáng đằng sau MT thứ nhất, thì giờ đây, nó hầu như đã hoà nhập làm 1 với MT thứ nhất. Thậm chí người dân hầu như không mấy quan tâm đến việc trả thù bạo chúa Lê.T.Dực, mà chỉ chăm chăm truy diệt ( phanh thây) VNT và người cung nữ “ đồng bệnh” với ông là Đan Thiềm. *Củng cố: - Nội dung chính của vở bi kịch và đoạn trích - Mâu thuẫn trong đoạn trích. E.Hướng dẫn học ở nhà - Tóm tắt vở bi kịch, tóm tắt đoạn trích - Phân tích các mâu thuẫn trong đoạn trích. G.Tài liệu tham khảo - SGV ngữ văn 11 nâng cao - Rèn luyện kĩ năng tập làm văn 11 H.Kiến thức bổ sung Tiết 58(ĐV) Bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích “ Vũ Như Tô”) - Nguyễn Huy Tưởng - Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I, 11K A.Mục tiêu bài học Giúp HS: Như tiết 57 B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô và đoạn trích . D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cần đạt *HĐ1: HDHS đọc- hiểu *B1: HDHS tìm hiểu tính cách Vũ Như Tô - GV đọc một số đoạn tiêu biểu thể hiện tính cách VNT ? Tính cách nổi bật nhất của VNT là gì? ? Đặt trong hoàn cảnh ĐN lúc ấy, tính cách của VNT sẽ ntn? ? Cách thể hiện tính cách của VNT ntn? ( ở các hồi trước, hồi V) GV giảng *B2: HD tìm hiểu tính cách Đan Thiềm ? Nhận xét tính cách của Đan Thiềm? Tính cách đó thể hiện qua đoạn trích ntn? GV giảng ? Theo em ĐT có oán trách VNT không? Vì sao? *B3: HDHS tìm hiểu diễn biến tâm trạng của VNT và ĐT. ? Diễn biến tâm trạng của ĐT ntn? ? Diễn biến tâm trạng của VNT ntn? *B4: Tìm hiểu thái độ nhà văn ? Cho biết thái độ nhà văn và cách đánh giá hai NV? *HĐ2: HDHS tìm hiểu những nét đặc sắc về NT *HĐ3: GV tổng kết bài *HĐ4:GV HD làm BT nâng cao *HĐ5: GV củng cố bài học II.Đoc- hiểu: 2.Tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm a. Tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm: *Vũ Như Tô: - Tính cách nổi bật nhất của VNT: + Là t/cách của một người NS tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo Cái Đẹp + Nhưng trong hoàn cảnh cụ thể, Cái Đẹp ấy thành ra phù phiếm , nó sang trọng siêu đẳng, thậm chí “ cao cả và đẫm máu” như một “bông hoa ác”. + Vì thế đi tận cùng niềm đam mê, khao khát ấy, Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình. -> Ông trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không hay biết - Cách thể hiện tính cách của VNTô: + ở các hồi, lớp trước thông qua hành động của VNT, qua lời các NV khác nói về ông. + Hồi V: không nói nhiều đến tài năng của NV mà đặt VNT vào việc tìm kiếm một câu trả lời: xây CTĐ là đúng hay sai? Có công hay có tội? VNT không trả lời được câu hỏi đó bởi ông đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà khôgn đứng trên lập trường của nhân dân; đứng trên lập trường cái Đẹp mag không đứng trên lập trường cái Thiện. Hành động của ông không hướng đến sự hoà giải mà thách thức và chấp nhận sự huỷ diệt. VNT đã từng tranh “tinh xảo với hoá công” giờ lại bướng bỉnh tranh “ phải – trái với số phận và với cuộc đời” . Hàng động kịch hướng vào cuộc đua tranh này thể hiện qua diễn biến tâm trạng của VNT *Đan Thiềm: - Tính cách của ĐT : + Là tính cách của người đam mê cái tài , cụ thể là tài sáng tạo nên Cái Đẹp . “ Bệnh ĐT” ( N.Huy Tưởng) là bệnh mê đắm người tài hoa, hay bệnh của kẻ “ biệt nhỡn liên tài” ( N.Tuân) + Nhưng Cái Tài ở đây không phải là Cái Tài nói chung mà là Cái Tài siêu việt, siêu đẳng . ĐT có thể quên mình để khích lệ , bảo vệ Cái Tài ấy, nhưng nàng luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp vì nàng hiểu người, hiểu đời, thức thời, mềm mại và dễ thích ứng với hoàn cảnh hơn VNT. - Cách thể hiện tính cách của ĐT: qua hành động khuyên can VNT: + Hai lần nàng khuyên nhủ VNT đều hết sức sáng suốt, nhưng lần thứ nhất lời khuyên có hiệu lực; lần thứ 2 thì không và bi kịch của ĐT gắn với thất bại này. + Tất nhiên nàng chỉ đau xót và tiếc thay cho VNT chứ không oán trách ông. Giữa nàng với người “ đồng bệnh” VNT vẫn có một khoảng cách không thể vượt qua . Tâm lí của ĐT ở hồi V này tập trung diễn biến theo sự thành bại của hành động khuyên can này. b. Diễn biến tâm trạng của VN. Tô và Đan Thiềm: *Đan Thiềm: - Đau đớn nhận ra giấc “mộng lớn” xây CTĐ, nhưng nhạy bén, sớm sủa, kịp thời hơn VNT. Tâm trí của nàng giờ đây không còn hướng vào sự thành bại của việc xây CTĐ, mà hướng vào sự sống còn của VNT- người nghệ sĩ tài ba “ ngàn năm chưa dễ có một”. Nàng khẩn khoản khuyên VNT đi trốn, khi thấy lời khuyên của mình vô hiệu thì hốt hoảng, đau đớn tột cùng . Đến lúc nhận ra ngay cả đổi mạng sống của mình để cứu VNT cũng không được nữa, ĐT đành buông lời vĩnh biệt tất cả “ Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!” *Vũ Như Tô: - Trái với ĐT, VNT không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của chính mình . Ông không tin rằng cái việc cao cả mình làm lại có thể bị xem là tội ác, cũng như không thể tin sự quang minh chính đại của mình lại bị rẻ rúng, nghi ngờ. - Sự vỡ mộng của VNT vì thế đau đớn kinh hoàng gấp bội so với ĐT. Nỗi đau ấy bộc lộ thành tiếng kêu bi thiết với âm điệu não nùng “ Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi CTĐ!” - Đó cũng là ~ tiếng kêu cứu cuối cùng của VNT khi ngọn lửa oan nghiệt đang bùng bùng thiêu trụi CTĐ, trước khi tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường. => Diễn biến tâm trạng của 2 NV ở hồi cuối này góp phần thể hiện tính cách bi kịch của mỗi người đồng thời góp phần khơi sâu hơn chủ đề của TP. c.Về thái độ nhà văn và cách đánh giá hai NV: - Chủ yếu là trân trọng cái tài, khâm phục cái hoài bão, cảm thông với bi kịch của VNT , chứ không phải là thái độ ngợi ca một chiều và có ~ chỗ ông không đồng tình với NV của mình ( TG tỉnh táo nhận ra VNT chỉ là ngườ tài, chưa phải bậc hiền tài, cái đẹp VNT tạo ra có thể tuyệt mĩ mà không tuyệt thiện . Chân lí chỉ thuộc về VNT một nửa, còn nửa kia thuộc về đời sống của dân chúng) 3.Những nét đặc sắc về NT: - NN kịch có tính tổng hợp cao - Cách khắc hoạ tính cách, miêu tả tâm trạng rõ nét - Cách dẫn dắt hành động x.đột kịch rất thành công -> Tất cả tạo nên một bức tranh đời sống bi kịch hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó. III. Tổng kết: * ND: - Tính cách bi kịch : mâu thuẫn giữa khát vọng NT thuần tuý của VNT với lợi ích thiết thực của nhân dân - Quan điểm của TG: Vì lợi ích của nhân dân - Thái độ TG: cảm thông, trân trọng * NT: nét đặc sắc (NN, khắc hoạ NV, XD xung đột ) IV.Bài tập nâng cao: 1.Lời đề tựa: nêu 2 điều băn khoăn của TG - Lẽ phải thuộc về ai? - Mất CTĐ nên mừng hay nên tiếc? và một lời khẳng định: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” 2. Lẽ phải ko hoàn toàn đơn giản thuộc về phía nào. Mất CTĐ vừa đáng mừng vừa đáng tiếc. TG ko chú ý, cũng ko có khả năng đưa ra một lời đáp rạch ròi. “Bệnh Đan Thiềm” là bệnh đam mê NT, kính phục “ tài trời” là bệnh nhạy cảm với bi kịch của người tài. *Củng cố: - ý nghĩa của vở kịch: bi kịch của ~ nghệ sĩ nhiều tài năng, khát vọng mà không có điều kiện thi thố E.Hướng dẫn học ở nhà - Phân tích bi kịch của VNT? - Xem trước bài luyện tập về tách câu. G.Tài liệu tham khảo - SGV NV 11 nâng cao H.Kiến thức bổ sung Tiết 59 ( ) Luyện tập về tách câu A.Mục tiêu bài học Giúp HS: B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cần đạt *HĐ1: *HĐ2: *HĐ3: *HĐ4: E.Hướng dẫn học ở nhà G.Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài soạn NV 11 H.Kiến thức bổ sung Tiết 60 ( ) phỏng vấn và trả lời phỏng vấn A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hiểu được các yêu cầu cơ bản của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Biết cách chuẩn bị và thực hiện cuộc phỏng vấn. B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ D.Hướng dẫn bài mới Nội dung hoạt động Kiến thức cần đạt *HĐ1: *HĐ2: *HĐ3: *HĐ4: I.Nội dung kiến thức: 1.Khái niệm phỏng vấn” - Là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhàm thu nhận trực tiếp thông tin từ một đối tượng VD: SGK - Các hình thức phỏng vấn: trực tiếp, bằng phiếu hỏi, . 2.Yêu cầu của phỏng vấn: a.Đối với người phỏng vấn: - Trước phỏng vấn: xác định MĐ PV, Có hiểu biết về đối tượng PV, xây dựng hệ thống câu hỏi PV thích hợp - Trong khi phỏng vấn: có thái độ tôn trọng, cách hỏi, lắng nghe, ghi chép. - Sau phỏng vấn: sử dụng trung thực thông tin thu nhận được b.Đối với người phỏng vấn: - Chuẩn bị chu đáo kiến thức - Trả lời hoặc không trả lời II. Luyện tập: - Đối với thầy cô hiệu trưởng : + Chất lượng học tập, vấn đề đạo đức HS + Thánh tích hàng năm của HS : về HSG, thi TN... - Đối với các thầy cô giáo lâu năm: + Sự thay đổi về trường lớp, PP giảng dạy, SGK, chất lượng đào tạo; tình cảm HS... - Đối với bác lao công: + Việc thực hiện nề nếp, VS của HS.. + Đạo đức của HS E.Hướng dẫn học ở nhà G.Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài soạn NV 11 H.Kiến thức bổ sung
Tài liệu đính kèm: