Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 46: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 46: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng, giúp HS:

Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.

Biết cách đọc hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm, thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, mộc mạc, tự nhiên, ý nhị.

Hiểu đúng quan niệm sống Nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV

- Thiết kế giáo án

- Các tài liệu tham khảo khác

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 46: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40. Đọc văn
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ngày soạn: 16.
Ngày giảng: 
Lớp giảng: 10 B1, B5
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, giúp HS:
Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.
Biết cách đọc hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm, thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, mộc mạc, tự nhiên, ý nhị.
Hiểu đúng quan niệm sống Nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế giáo án
- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ giảng: đọc hiểu, đàm thoại phát vấn, thuyết trình
D. Tiến trình giờ giảng
1. ổ định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy – học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc tiểu dẫn, hãy nêu vài nét cơ bản về cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: có nhiều học trò nổi tiếng, được mệnh danh là: Tuyết Giang Phủ Tỉ
GV: sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm có điểm gì đáng lưu ý?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: đọc tác phẩm sau đó gọi HS đọc và nhận xét
Hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm và bố cục?
HS nêu vấn đè GV ghi bảng
GV: có thể chia làm 3 phần: 2/4/2.
Hoặc có thể đI tìm hiểu bài thơ:
- Vẻ đẹp về cuộc sống
- Vẻ đẹp về nhân cách
- Vẻ đẹp về trí tuệ
GV: em có nhận xét gì về cách ding từ và nhịp thơ của 2 câu thơ đầu?
HS đưa ra những ý kiến GV chốt lại vấn đề
GV: mai để đào đát, cuốc để xới, cần câu để bắt cá
GV: một bậc đại khoa với cuộc sống như vậy quả là sự ngông ngạo trước thói đời.
GV: nhận xét gì về nhịp thơ ở câu thơ thứ 2?
HS: nhe nhàng, chậm
GV: khẳng định lối sống mình đã chọn
GV: vẻ đẹp của cuộc sống còn được thể hiện ở những câu thơ nào?
HS: 5, 6
GV: trong 2 câu này cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên như thế nào?
GV: sự đạm bạc là ở những thức ăn quue mùa, dân dã, cây nhà lá vườn, là công sức của mình; sinh hoạt cũng như người dân quê khác: đạm bạc nhưng không khắc khổ-> trở về với thiên nhiên
GV: được thể hiện ở những câu thơ nào?
HS: 3 - 4
GV: trong 2 câu thơ này tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
HS: đối
GV: hai tiếng ta dại, người khôn khẳng định phương châm sống của tác giả pha chút mỉa mai: ta dại, ta ngu dại nhưng là ngu dại của một bậc hiền sĩ (đại trí như ngu) nghĩa là người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang cho nên nói ta dại là để khẳng định mình.
Nơi vắng vẻ không phải là xa lánh cuộc đời mà là tìm nơi thanh thú được sống thoải mái an nhàn.
GV: vẻ đẹp về nhân cách và trí tuệ còn được thể hiện cụ thể như thế nào ở 2 câu 7, 8?
HS: tác giả sử dụng điển tích
GV: yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK (130)
GV để HS chuẩn bị sâu đó lấy ý kiến
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- (1491 – 1585), Vĩnh Bảo, HảI Phòng
- 1535: đỗ trạng nguyên, làm quan dưới triều Mạc.
+ Khi làm quan, ông đã dâng sớ chém 18 lộng thần, vua không nghe, cáo quan về ở ẩn, dạy học
- Hiệu: Bạch vân cư sĩ
- Con người: học vấn uyên thâm
b. Sự nghiệp sáng tác
- Tác phẩm: 
+ Bạch vân am thi tập (700 bài)
+ Bạch vân quốc ngữ thi (170 bài)
- Nội dung:
+ Mang đậm chất triết lí, giáo huấn ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn
+ Phê phán những điều xấu xa.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Là bài thơ Nôm nằm trong tập “Bạch vân quốc ngữ thi”
b. Bố cục
- 4 phần: đề, thực, luận, kết
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp về cuộc sống
a. Câu 1 – 2:
- Câu 1:
+ Nhịp thơ: 2/2/3
+ Từ ngữ: số từ + danh từ (một mai, một .
-> kể ra rành rọt những dụng cụ, sẵn sàng cuộc đời lao động
Câu thơ như đưa người đọc về cuộc sống nguyên sơ, hiền hậu: “tự cung tự cấp”, they được nhu cầu cuộc sống của tác giả chẳng có gì cao sang mà thật khiêm tốn, giản dị.
- Câu 2: 
+ Nhịp thơ nhẹ nhàng, thong thả -> ung dung thanh thản, tác giả không chỉ chấp nhận mà còn vui vẻ, thích thú với cuộc sống đó
b. Câu 5 - 6: cuộc sống hiện lên
- Thức ăn: măng trúc, giá đỗ
- Sinh hoạt: tắm hồ, ao
-> cuộc sống đạm bạc và thanh cao
=> 2 câu thơ như một bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Có mùi vị, hương sắc không nặng nề, không ảm đạm-> thanh cao của một tâm hồn thơ thản
2. vẻ đẹp về nhân cách và trí tuệ
a. Câu 3 - 4:
- Nghệ thuật: Đối
+ Ta dại >< người khôn
+ Vắng vẻ >< lao xao
- Từ ngữ: 
+ Nơi vắng vẻ: nơi không có cầu cạnh và ta cũng không cầu cạnh người, nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn
+ Nơi lao xao: chốn cửa quyền, vòng danh lợi
-> mang vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của 1 bậc hiền sĩ.
b. Câu 7 - 8:
- Sử dụng điển tích: SGK
-> khẳng định nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cuộc sống nhàn là kết quả của 1 nhân cách, 1 trí tuệ
Trí tuệ nhận ra danh lợi chỉ là giấc chiêm bao, với nhân cách của minh tác giả đã từ bỏ chốn lao xao.
III. Tổng kết
IV. Luyện tập
5. Củng cố và dặn dò
Đọc tiểu thanh kí (Nguyễn Du)

Tài liệu đính kèm:

  • docNhan NB Khiem.doc