Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 40: Ngữ cảnh

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 40: Ngữ cảnh

. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Biết nói và viết cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có năng lực lĩnh hội chính xác nội dung, much đích của lời nói, câu văn trong mối quan hệ với nhữ cảnh.

- Phương pháp: Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, bình giảng, phát vấn.

II. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: SGK ngữ văn 11 tập 1, SGV ngữ văn 11 tập 1, bảng phụ

 - Học sinh: Đọc kĩ bài thơ ở nhà, soạn bài vào tập soạn.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra sĩ số học sinh

 Kiểm tra bài cũ:

 2. Giới thiệu bài mới:

- Lời vào bài: : Khi nói và viết, chúng ta bao giờ cũng phải lưu ý đến các vấn đề: ai nói (ai viết), nói (viết) cho ai, nói (viết) ở đâu, lúc nào? Tất cả những vấn đề đó cho thấy: khi nói (viết) không phải chỉ cần câu, chữ cụ thể trong văn bản mà còn phải quan tâm đến ngữ cảnh. Để hiểu được ngữ cảnh và vận dụng được tri thức về ngữ cảnh vào thực tế giao tiếp, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài: Ngữ cảnh.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2761Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 40: Ngữ cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10	 Ngày Soạn: 5/10/09
Tiết: 40	 Ngày dạy: 10/09
NGỮ CẢNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
 - Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Biết nói và viết cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có năng lực lĩnh hội chính xác nội dung, much đích của lời nói, câu văn trong mối quan hệ với nhữ cảnh.
- Phương pháp: Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, bình giảng, phát vấn...
II. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: SGK ngữ văn 11 tập 1, SGV ngữ văn 11 tập 1, bảng phụ
 - Học sinh: Đọc kĩ bài thơ ở nhà, soạn bài vào tập soạn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sĩ số học sinh
 Kiểm tra bài cũ:
 2. Giới thiệu bài mới: 
- Lời vào bài: : Khi nói và viết, chúng ta bao giờ cũng phải lưu ý đến các vấn đề: ai nói (ai viết), nói (viết) cho ai, nói (viết) ở đâu, lúc nào?  Tất cả những vấn đề đó cho thấy: khi nói (viết) không phải chỉ cần câu, chữ cụ thể trong văn bản mà còn phải quan tâm đến ngữ cảnh. Để hiểu được ngữ cảnh và vận dụng được tri thức về ngữ cảnh vào thực tế giao tiếp, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài: Ngữ cảnh.
- Nội dung bài mới:
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung truyền đạt
Bổ sung
Giúp h/s hình thành khái niệm Ngữ cảnh thông qua ví dụ
 - Gọi h/s đọc SGK
 sQua ví dụ, hãy cho biết ngữ cảnh là gì?
Giáo viên có thể cho ví dụ khác để học sinh phân tích
*B2: Giúp h/s nắm được các nhân tố của ngữ cảnh
 s Ngữ cảnh có những nhân tố nào?
 s Nhân vật giao tiếp là gì? Các nhân vật giao tiếp có quan hệ như thế nào?
 s Bối cảnh ngoài ngôn ngữ chia làm mấy loại? Hãy trình bày những nét cơ bản của mỗi loại?
- Giáo viên cho ví dụ và hướng dẫn học sinh phân tích
- Văn cảnh là gì? Hãy cho ví dụ và phân tích làm rõ!
Giáo viên có thể cho ví dụ và hướng dẫn học sinh phân tích
 sĐối với người nói (viết), khi tạo ra văn bản, Ngữ cảnh có vai trò như thế nào?
s Đối với người nghe (đọc), khi tạo ra văn bản, Ngữ cảnh có vai trò như thế nào?
 - Cho học sinh làm bài luyện tập 2 và 5 SGK
Giáo viên cho học sinh đọc phần Ghi nhớ
I- Khái niệm
 1. Tìm hiểu ví dụ (SGK)
 2. Khái niệm.
 Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ, tạo lập lời nói đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
II- Các nhân tố của ngữ cảnh
 1. Nhân vật giao tiếp
 - Là những người trực tiếp tham gia nói hoặc viết.
VD: Chị Tí là người nói, những người xung quanh nghe.
 - Quan hệ của nhân vật giao tiếp (Trên, dưới hoặc bằng vai phải lứa) luôn chi phối nội dung và hình thức giao tiếp.
 VD: Câu nói của chị Tí với người quen biết cùng bán hàng mang sắc thái gần gũi, thân mật nên được nói trống không dùng những từ tình thái : à, nhỉ, nhé.
 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
 a. Bối cảnh giao tiếp rộng: Bao gồm toàn bộ nhân tố xã hội, địc lí, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán của cộng đồng ngôn ngữ. Nó tạo nên bối cảnh văn hoá của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.
 VD: Câu nói của chị Tí có bối cảnh là xã hội Việt Nam vào những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. những người nông dân chốn đồng quê cũng như dân nghèo thành thị phải sống lam lũ nghèo khổ. Họ luôn mong có sự đổi đời.
 b. Bối cảnh giao tiếp hẹp: (tình huống giao tiếp): nơi chốn, thời gian giao tiếp cụ thể, cùng với những sự kiện và hiện tượng xảy ra xung quanh.
 VD: Câu nói của chị Tícó bối cảnh hẹp là trên đường phố huyện, nơi bán hàng nhỏ, vào lúc trời tối, mọi người đang chờ đợi khách hàng.
 c. Hiện thực được nói tới: có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng của con người.
 VD: Câu nói của chị Tí là sự chờ đợi những người lính lệ, người nhà thầy
Thừa chưa đi ra phố huyện để rẽ vào hàng nước chị uống nước, hút thuốc như mọi tối.
 3. Văn cảnh.
 Các đơn vị ngôn ngữ như: âm, tiếng, từ, ngữ, câu, đoạn đi trước hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ nào đó tạo nên văn cảnh của nó.
 VD: (SGK)
 Vậy văn cảnh bao gồm các yếu tố có trong văn bản viết.
 VD: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
 Giật mình mình lại thương mình xót xa” ( Truyện Kiều- ND)
 Từ mình xuất hiện 3 lần không ai khác là Thuý Kiều. Vì trước nó là những từ gợi ra vào thời điểm khuya khoắt, cau cuộc hoan hỉ, Thuý Kiều mới kịp nhận ra mình. Nàng càng xót xa, đau đớn vì thân xác bị giày vò, hoen ố ’ trước và sau từ “mình” đều là văn cảnh.
II- Vai trò của ngữ cảnh.
 1. Với người nói (viết) và quá trình sản sinh lời nói: ngữ ccảnh luôn chi phối nội dung và hình thức lời nói và để lại dấu ấn trong lời nói. Do vậy lời nói được sản sinh sao cho thích hợp với ngữ cảnh (nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập tới, văn cảnh,)
 2. Với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói: căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp. Phải gắn với từ ngữ, câu với ngữ cảnh sử dụng của nó, với tình tình huống và diễn biến cụ thể để có thể phân tích, tìm hiểu và lí giải thấu đáo, hiểu được cặn kẽtùng chi tiết về nội dung và hình thức.
 VD: Bài tập 2 – SGK
 “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
 Trơ cái hồng nhan với nước non”
Nhân vật giao tiếp: người phụ nữ khao khát hạnh phúc.
Bối cảnh rộng: xã hội phong kiến Việt Nam ở thế kỉ XVIII.
Bối cảnh hẹp: đêm khuya chờ đợi hạnh phúc nhưng vẫn cô đơn.
Văn cảnh: các từ, câu trong hai câu thơ.
Bài tập 5 – SGK
 Đây là lúc đi đường, bối cảnh hẹp, hai người giao tiếp với nhau. Người hỏi không phải hỏi có hay không có đồng hồ mà hỏi nhau về thời gian. Mục đích biết thông tin về thời gian.
 Học sinh tham khảo phần Ghi nhớ (SGK)
IV. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP:
* Bài tập 1:
 Đây là hai câu trong bài VTNSCG. Các câu này xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch đã có từ mười tháng nay rồi, nhưng chưa thấy lệnh quan. Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi của kẻ thù.
* Bài tập 2:
 Hai câu thơ của HXH gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi  Hiện thực được nói đến ở đây là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi chua xót của nhân vật trữ tình.
* Bài tập 3:
 Từ hoàn cảnh của XH VN thời bấy giờ, hoàn cảnh sống của nhà thơ, chúng ta có thể hiểu bà Tú là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng vì con.
* Bài tập 4:
 Hoàn cảnh sáng tác tức là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài . Rõ nhất là sự kiện vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên đã tổ chức cho các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường Nam Định. Trong kì thi đó, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (Đu – me) đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện đó chính là ngữ cảnh của bài thơ.
* Bài tập 5:
 Bối cảnh giao tiếp hẹp là: trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau. Trong tình huống đó, người hỏi muốn biết về thời gian để tính toán cho công việc riêng của mình.
4. Củng cố:
 - Các nhân tố của ngữ cảnh
	- Vai trò của ngữ cảnh.
5. Dặn dò:
 - Nắm được các nội dung. Vận dụng để phân tích lời nói trong cuộc sống và trong phân tích cảm thụ văn học.
 - Học bài, làm bài và chuẩn bị soạn bài: “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”
6. Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU CANH(2).doc