Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 31: Luyện tập viết đoạn văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 31: Luyện tập viết đoạn văn tự sự

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh:

- Nắm được khái niệm, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự, từ đó viết được các đoạn văn tự sự.

B. Phương tiện dạy học.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.

C. Phương pháp giảng dạy.

 - Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.

D. Tiến trình lên lớp.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài mới.

 4. Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 31: Luyện tập viết đoạn văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31(Làm văn) LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài học. 
 Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự, từ đó viết được các đoạn văn tự sự.
B. Phương tiện dạy học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
C. Phương pháp giảng dạy.
	- Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới.
 4. Bài mới.	
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (3)
Nội dung cần đạt (3)
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I SGK.
Đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm gì? 
1. HS tìm hiểu phần I SGK. 
HS đọc các mục 1, 2, 3 phần I SGK.
HS suy nghĩ trả lời.
I. Đoạn văn trong văn bản tự sự.
 1. Đoạn văn.
 2. Đoạn văn trong văn bản tự sự.
 - Đoạn văn là một bộ phận của văn bản tự sự.
 3. Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau.
 + Đoạn phần mở bài " giới thiệu câu chuyện.
 + Đoạn ở thân bài " kể diễn biến sự việc, chi tiết.
 + Đoạn kết bài " Tạo ấn tượng mạnh mẽ tới suy nghĩ, cảm xúc người 
đọc.
 - Nội dung mỗi đoạn văn tuy khác nhau (Cách tả người, kể sự việc) nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa văn bản.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần II SGK. 
Đoạn văn trên có thể hiện đúng dự kiến của tác giả không? Nội dung, giọng điệu của đoạn mở đầu kết thúc có gì giống nhau khác nhau ?
Em rút được kinh nghiệm gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc ?
Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không? Vì sao? Theo em đoạn văn đó thuộc phần nào của truyện ngắn mà học sinh định viết?
Đoạn văn kể sự việc gì? ở phần nào? Của văn bản tự sự nào?
Học sinh đã thành công khi viết đoạn văn này ở nội dung nào? Nội dung nào còn bỏ trống? Em hãy viết tiếp vào phần để trống để hoàn chỉnh đoạn văn.
Em hãy nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự ?
2. Học sinh tìm hiểu phần II SGK.
HS đọc phần 2 SGK và trả lời câu hỏi.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
 1. Ví dụ :
 1a. Mở đầu và kết thúc truyện ngắn Rừng xà nu đúng như dự kiến của nhà văn Nguyên Ngọc.
 Mở đầu tả rừng xà nu với những chi tiết giàu giá trị tạo hình.
 + Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc
 + Trong rừng xà nu cây nào là không bị thương.
 + Trong rừng  sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh cây ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên.
 Kết thúc miêu tả rừng xà nu mờ dần, xa dần.
 + T'nú lại ra đi, cụ Mết và Dít đưa anh đến tận cửa rừng xà nu.
 + Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa.
Mở đầu và đoạn cuối có giọng điệu giống nhau. Đều miêu tả cây xà nu.
 Khác nhau: Đầu truyện mở ra cuộc sống hiện tại. Kết thúc gợi ra sự lớn lao mạnh mẽ hơn ở những ngày tháng phía trước.
 Ê Xác định được nội dung cần viết, định ra hướng viết. Ở mỗi sự việc cần phác thảo những chi tiết. Mỗi chi tiết cần miêu tả nét chính, đặc sắc, gây ấn tượng. Đặc biệt có sự việc, chi tiết phải được thể hiện rõ chủ đề (nội dung cần thể hiện). Cố gắng thể hiện mở đầu, kết thúc có chung một giọng điệu, cách kể sự việc.
 1b. Đây là đoạn văn trong văn bản tự sự vì đoạn văn này kể lại một sự việc.
 HS viết đoạn văn này đã thành công ở việc kể chuyện, còn lúng túng ở những đoạn tả cảnh và biểu cảm. 
 - Bổ sung (gợi ý) " chị Dậu nhìn thấy trên trời phía đông một màu hồng ửng lên. Ánh sáng rực rỡ, chói chang rọi vào bóng tối phá đi cái thăm thẳm của màn đêm bao phủ.
 - Chị Dậu ứa nước mắt. Tự nhiên chị như thấy cái ngày nắng chang chang chị đội đàn chó con, tay dắt con chó cái cùng đứa con gái bảy tuổi sang nhà Nghị Quế thôn Đoài. Cái lần mang anh Dậu ốm ngất ở đình về, cái lần vật lộn với tên tri phủ Tư Ân, xô quan cụ ngã.
 Ê Để viết đoạn văn tự sự cần có ý tưởng, hình dung sự việc định viết. Nó sẽ xảy ra như thế nào? Dự kiến kể lại sự việc đó. Mỗi sự việc cần phải miêu tả như thế nào để gây được ấn tượng đặc biệt phải giữ được sự liên kết câu trong đoạn cho mạch lạc chặt chẽ.
 2. Cách viết đoạn văn tự sự.
 - Cần có ý tưởng, hình dung sự việc định viết.
 - Kể lại diễn biến của sự việc.
 - Đọc lại đoạn văn để kiểm tra, bổ sung các phương tiện liên kết để tạo cho đoạn văn mạch lạc chặt chẽ.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Đoạn trích cố tình sai sót về ngôi kể, chỉ rõ chỗ sai đó? Sửa lại cho hoàn chỉnh?
Từ những phát hiện và chỉnh sửa, em có thêm kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn trong bài tự sự?
3. HS luyện tập
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
III. Luyện tập
 1. Đoạn văn kể về sự việc phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong. Ở phần thân bài của văn bản "Những ngôi sao xa xôi".
 - Đáng lẽ phải dùng ngôi thứ nhất (Tự kể). Người chép cố tình chép sai những chỗ.
 + Da thịt cô gái
 + Cô rùng mình
 + Phương Định cẩn thận
 + Cô khoả đất
 " Tất cả đều sửa bằng từ "Tôi".
 Ê Kinh nghiệm khi viết đoạn văn trong bài tự sự: Khi viết cần chú ý tới ngôi kể và đảm bảo thống nhất ngôi kể.
	 5. Củng cố.	
 6. Dặn dò: Soạn bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam”.
 7. Rút kinh nghiệm - bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tap viet doan van tu su(1).doc