Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 24 đến tiết 27

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 24 đến tiết 27

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Nắm chắc kĩ năng phân tích

 - Biết vận dụng kĩ năng này vào việc viết đoạn văn phân tích một vấn đề xã hội

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ: yêu cầu và một số cách phân tích ?

D.Hướng dẫn bài mới:

 

doc 11 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 24 đến tiết 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 (LV )
Luyện tập thao tác lập luận phân tích
( Về xã hội)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Nắm chắc kĩ năng phân tích 
 - Biết vận dụng kĩ năng này vào việc viết đoạn văn phân tích một vấn đề xã hội
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: yêu cầu và một số cách phân tích ?
D.Hướng dẫn bài mới:
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: HDHS làm bài tập nhận biết
- GV gọi HS đọc VD , nêu câu hỏi về cách PT , cho HS trao đổi, cuối cùng GV nêu ý kiến của mình
*HĐ2:HDHS luyện viết đoạn văn theo đề cho sẵn
- GV HD HD chọn một luận điểm và viết tại lớp đoạn văn ngắn độ 10 dòng thao tác PT , sau đó gọi HS đọc và sửa chung trên lớp để rút kinh nghiêm cho về nhà viết lại
- Về việc cụ thể hoá luận điểm để viết đoạn văn, GV cho HS phát biểu, nêu ra các ý khác nhau và chọn lấy ý thích hợp để viết 
*HĐ3:GV củng cố bài học
I.Giải bài tập :
 1.Bài tập nhận biết:
- Đoạn văn 1: Cách PT là “ phân loại đối tượng”
 - Đoạn văn 2: Cắt nghĩa, bình giá 
 2.Bài tập luyện viết đoạn văn:
 Đề 1: Viết đoạn văn bàn về được và mất trong cuộc sống 
 Các luận điểm:
 - Mọi cái được, dù to lớn , đều có thể sẽ mất 
 - Mất là sự trả giá cho cái được.
 - Phân biệt cái được có giá trị và cái được phù phiếm
 - Phân biệt cái mất có ý nghĩa và cái mất vô nghĩa.
 - Con người phải đứng cao hơn sự được mất cá nhân mới không bị cái được mất trói buộc, gò bó. Sống mà chỉ chăm chăm nhìn vào cái được , cái mất của mình sẽ trở nên tầm thường.
II.Củng cố:
 - Nắm chắc kĩ năng phân tích . Biết vận dụng kĩ năng này vào việc viết đoạn văn phân tích một vấn đề xã hội
 - Về nhà làm đề 2: Viết đoạn văn phân tích MQH giữa bộ phận và toàn thể.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Tập viết đoạn văn PT theo đề 2 SGK
 - Soạn văn “ Bài ca ngất ngưởng” 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
 - SGV Ngữ văn 11 nâng cao.
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 25(ĐV )
Bài ca ngất ngưởng
(Nguyễn Công Trứ)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu các yêu cầu cơ bản của đề văn ở bài số 2 về kiểu VB, đề tài, phạm vi 
 - Biết cách PT đề văn NL bàn về một tư tưởng , đạo lí : đánh giá được chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục ~ lỗi trong bài viết của mình 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài “ Thương vợ” ? Qua bài thơ thấy được tình cảm gì của TG đối với vợ? 
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: HDHS tìm hiểi phần tiểu dẫn
- Cho HS đọc phần tiểu dẫn, nêu những nét chính về tác giả
? Sự nghiệp sáng tác của tác giả có gì đáng lưu ý?
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
*HĐ2: HDHS đọc –hiểu
-GV HD cách đọc, sau đó đọc mẫu, gọi 1 HS đọc lại
- HDHS tìm hiểu cách sống của NCT
? Khi đang làm quan cách sống của NCT ntn?Ông coi đó là cách sống ntn? Vì sao?
( GV giảng)
(Ông coi việc làm quan là một điều kiện cần thiết để thi thố tài năng, để thực hiện lí tưởng chính trị, xã hội của mình. Ông tỉnh táo nhận thức những khó khăn sẽ phải đương đầu. và ông tự hào vì ông đã trải qua cuộc đời" lồng cũi" rất ngất ngưởng.)
- GV kết luận lại.
*HDHS tìm hiểu cái “ngất ngưởng” của NCT khi về hưu.
?Khi về hưu NCT đã có cách sống ntn? Và ông cho đó là cách sống ntn?
? Vì sao NCT lại có cách sống đó? 
? Tìm hiểu NT của đoạn thơ?
( GV giảng)
*GV tóm lại vấn đề, nhấn mạnh ý cơ bản nhất.
? Theo em cách sống “ ngất ngưởng” của NCT hàm chứa điều gì? Đó là một cách sống ntn?
*HĐ3:GV củng cố lại bài học
I.Tiểu dẫn: 
1.Tác giả:
a. Cuộc đời:
- Qhương, gia đình, bản thân : SGK
b. Sáng tác: Chữ Nôm, gồm phú, hát nói, thơ ĐL 
 - Thơ văn thể hiện nhân cách độc đáo .
 - Đóng góp: SGK
2. Bài thơ: 
 - Sáng tác khi Nguyễn Công Trứ về hưu
 - ND: được coi như bản tổng kết về cuộc đời đầy thăng trầm và phong phú của NCT
II. Đọc- hiểu:
 1.Phong cách sống và thái độ sống của NCT
 a.Khi đang làm quan:
 - Thể hiện t.thần trách nhiệm cao đ.với ĐN ( câu1)
 - ý thức rõ mình là 1 giá trị hiển nhiên giữa đời, ( ông Hi Văn., Tài thao lược -> chỉ TG..) (vì: Ông có tài năng trong nhiều l.vực: vchương, k.tế, q.sự., và đã lập nhiều công trạng cho ĐN) 
- Tự hào về những công tích của mình với ĐN( Khi..)
- Nhận thức được việc làm quan gò bó trói buộc, mất tự do( vào lồng) nhưng vẫn quyết định làm quan.
 + Vẫn giữ được tự do cho mình và vẫn giữ được phẩm chất, vẫn có ích cho dân. “ Tài thao lược...” 
 + Khẳng định, thách thức ( trong triều..). -> Khi làm quan, thực hiện các chức phận ông luôn tỏ ra thẳng thắn, dám kiến nghị góp ý cho cả vua, ông không chấp nhận sự khom lưng, uốn gối hay quỵ luỵ ( khác biệt) 
 => Một ông quan và là nhà nho có nhân cách.
b.Khi đã về hưu:
 - Cái “ ngất ngưởng” của NCT khi về hưu:
 + Nghỉ và chơi khác người ( đeo mo cau ... và tự đánh giá cao về các việc làm ấy )
 + Tự xếp mình vào phường “ Hàn, Phú”
-> Vì ông về hưu trong danh dự sau khi đã làm nhiều việc có ích cho dân.
 - NT: + Nhiều từ láy ( phau phau, đủng đỉnh, dương dương, phơi phới)-> TG chú trọng m.tả c.giác , trạng thái t.thần của mình khi thoát khỏi vòng trói buộc
 + Điệp từ “khi” được dùng kèm với ~ tiếng trắc, bằng luân phiên trong câu “ Khi ca, khi tửu,..” -> diễn tả được cái ngả nghiêng thoải mái của nhà thơ
 + Cả đoạn thơ thấm một ý vị hài hước rất hấp dẫn , cho thấy nhà thơ khá bằng lòng với mình , có giễu cợt thì cũng trên tinh thần tự tin rất mực 
 - Sống, theo NCT là biết coi trọng cái hiện thế, hiện tại, biết thưởng thức, nếm trải những thú vui của cuộc sống. Mọi sự được mất hãy nên coi nhẹ , đừng quan trọng hoá vấn đề “ khen chê...” 
 Tóm lại: NCT coi đó là cách sống “ ngất ngưởng”? 
-> Sự ngất ngưởng ở đây hàm chứa một thái độ , một quan niệm sống- không muốn khép mình vào khuôn phép mà muốn tự do hành xử theo đòi hỏi của cá nhân và điều đáng nói là sự hành xử đó vẫn đưa ông đến ~ thành công đáng tự hào, vượt lên trên thiên hạ. Tuy nhiên muốn ngất ngưởng như ông phải có nội lực thâm hậu, có lòng tin ở mình và biết coi rẻ cái “được mất” sự “ khen chê” theo tiêu chí tầm thường. - Điều đáng nói là việc tôn trọng ý thức của bản thân mình không dẫn nhà thơ tới thái độ hư vô chủ nghĩa . Trước sau ông vẫn là một nhà nho coi trọng tư tưởng hành đạo, có t.thần nhập thế tích cực và luôn tâm niệm “ Nghĩa vua tôi..” -> Chỉ một thái độ sống “ lệch chuẩn” và 1 loại hình nhân cách khác thường trong XHPK .
*Củng cố:
 - Tác giả NCT
 - P.cách sống và thái độ sống của NCT qua bài thơ
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm những nét chính về tác giả
 - Hiểu và phân tích được phong cách sống, thái độ sống của NCT 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11 ngâng cao
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 26(ĐV )
Bài ca ngất ngưởng
Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn
(Nguyễn Công Trứ)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu các yêu cầu cơ bản của đề văn ở bài số 2 về kiểu VB, đề tài, phạm vi 
 - Biết cách PT đề văn NL bàn về một tư tưởng , đạo lí : đánh giá được chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục ~ lỗi trong bài viết của mình 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Phân tích phong cách sống và thái độ sống của NCT? Nhận xét?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:HDHS tìm hiểu nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ:
? Tìm hiểu ý nghĩa của từ “ ngất ngưởng” trong bài thơ?
( Số lần xuất hiện, vị trí được đặt, đối chiếu nghĩa của từ này trong từ điển)
? Liệt kê những từ, cụm từ mang tính chất tự xưng của TG . Nhận xét về cách tự xưng ấy?
? Tìm hiểu ccáh nói của khẩu ngữ trong bài thơ? Nêu cảm nhận về ý vị của ~ KN ấy?
? Những đặc điểm nổi bật của thể hát nói thể hiện ntn? 
*HĐ2:GV tổng kết bài
? Nêu khái quát giá trị ND – NT của bài thơ? 
*HĐ3:HDHS làm BT nâng cao
*HĐ4:HDHS đọc thêm
?Nêu những nét chính về TG?
? Nêu HCST bài thơ?
? Cho biết bài thơ có mấy phần? Nêu ND chính của từng phần ?
? Đoạn kết bài thơ nêu tư tưởng và cảm hứng gì của TG?
 4. Tìm hiểu nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ:
 - Ngất ngưởng được dùng có t.chất chìa khoá - hàm chứa toàn bộ tư tưởng , c.xúc của TG. Nó được dùng đến 4 lần ở ~ câu then chốt (câu cuối mỗi khổ) và ở vị trí then chốt của câu ( từ cuối cùng, trừ câu 19 do mô hình vần của TL k0 cho phép.). Nhìn chung sức nặng tư tưởng, sức nặng của sự biểu đạt được dồn tụ ở từ ấy và những vị trí ấy. 
 Theo ‘ Từ điển TV”, ngất ngưởng chỉ người ở thế ko vững, lức lư nghiêng ngả như chực ngã. NCT không dùng hẳn theo nghĩa này mà ở đây hàm chứa một thái độ, một quan niệm sống.
 - Cách tự xưng của TG- một nét NT độc đáo: Ông Hi Văn tài bộ, tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng, ông ( ĐT ngôi 3)- khách quan hoá chính mình để tiện cho việc soi ngắm và đánh giá ( tự tin). Nhà thơ ý thức rất rõ rằng mình là một giá trị hiển nhiên giữa đời, k0 thể phủ nhận. Ông tỏ ra thích thú khi tự gọi mình như thế . 
 - Cách nói của khẩu ngữ xuất hiện khá dày trong thơ: 
 + Trước hết là cách xưng hô, cách tự nói về mình bằng các đại từ ngôi thứ ba . 
 + Cùng với nó là lớp từ vựng mang tính chất nôm na, thông tục như “ vào lồng, tay kiếm cung, một đôi dì , nực cười, phường” 
 + Giọng sống động của khẩu ngữ, của lời nói thường “ Kìa...” , “ chẳng..” cùng âm hưởng đối thoại toát lên từ toàn bộ bài thơ ( Đối thoại ngầm với ~ cách sống , kiểu sống khác tầm thường và hèn kém ) -> mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp sống động, gần gũi.
 - Những đặc điểm nổi bật của thể hát nói : 
 + Số tiếng trong câu không cố định ( 6,7,8,9,10) , hình thức gieo vần biến hoá đa dạng ( chân, lưng, bằng, trắc) . Chen vào những câu chữ Hán ( 1,7) 
 - Cách gieo vần tuân thủ theo TL bài hát nói ( ( Xem phần tri thức đọc- hiểu SGK) 
 + Bài thơ hấp dẫn chủ yếu ở giọng điệu chứ không phải ở hình ảnh được miêu tả.
III.Tổng kết :
 - Bài thơ thể hiện đậm nét lí tưởng sống của NCT : coi tất cả là một cuộc chơi và luôn hết mình trong cuộc chơi ấy. Nhà thơ không thấy có gì mâu thuẫn giữa cái “ vì đời” và cái “ vì mình”. Ông vừa tự hào về những đóng góp của bản thân vừa tự hào về thái độ sống ngất ngưởng của mình đã thể hiện ở mọi nơi mọi lúc.
 - Trong bài thơ giữa ND tư tưởng , cảm xúc mà nhà thơ muốn biểu lộ với NN riêng của thể hát nói có một sự cộng hưởng tốt đẹp.
IV.Bài tập nâng cao:
 - Dựa vào phần tìm hiểu NT của bài thơ để giải( cách gieo vần, số tiếng, câu chữ Hán, )
V.Đọc thêm: 
Bài ca phong cảnh Hương Sơn
( Hương Sơn phong cảnh ca)
 1.Tác giả: Chu Mạnh Trinh ( 1862 - 1905 ), đỗ tiến sĩ năm 1892, là một người tài hoa. 
2.HCST: viết trong dịp tác giả tham gia trùng tu chùa Thiên Trù.
 3.ND chính: 
 a.Bốn câu đầu: Gới thiệu về HS
 b.Mười câu thơ tiếp
 - Bốn câu đầu: Tả cảnh Hương Sơn với không khí thần tiên thoát tục
 - Sáu câu sau: Cảnh trí tự nhiên và các công trình kiến trúc do con người xây dựng:
 c.Năm câu cuối : Suy niệm của nhà thơ
 Thể hiện tình yêu cảnh đẹp TN và tinh thần yêu nước kín đáo của TG.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài “ Bài ca ngất ngưởng”, kh.khích học thuộc lòng bài “ HSPCC” 
 - Xem trước bài “ Luyện tập thao tác lập luận PT về một TP thơ”
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11 nâng cao
 - SGV ngữ văn 11 nâng cao
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 27 (LV )
Luyện tập thao tác lập luận phân tích
( Về tác phẩm thơ)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Nắm chắc kĩ năng phân tích thơ
 - Biết vận dụng kĩ năng này vào việc đọc-hiểu và viết bài phân tích thơ.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài 
D.Hướng dẫn bài mới:
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:HDHS gải các bài tập SGK
- GV nêu nhiệm vụ cho HS : đọc đoạn trích của LTV và quan sát, suy nghĩ để trả lời câu hỏi SGK .
- Để HS tự tìm và nêu lên nội dung cần trao đổi
- Sau khi đã trao đổi, rút ra những nét đặc sắc
 - GV nêu nhận xét và suy nghĩ của mình. 
*HĐ2: HDHS thực hành viết đoạn văn PT thơ
- GV cho Hs đọc ND câu hỏi 2 SGK, nêu nhiệm vụ và thời gian thực hành 
- Do TG hạn chế nên chỉ cho HS phân tích 2 câu thơ trong bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng của NCT” 
- Yêu cầu HS viết khoảng 8 đến 10 phút, TG còn lại để trao đổi, đọc PT và nhận xét các đoạn văn đã viết. 
( GV đọc đoạn văn PT cho HS tham khảo)
*HĐ3: GV tổng kết những điểm cần chú ý khi phân tích thơ và các lỗi cần tránh 
*HĐ4:GV củng cố bài học
I.Giải bài tập
 1.Bài 1:
 - Nét đặc sắc trong cách phân tích của Lê Trí Viễn:
 + Chú ý bám sát vào văn bản ( câu, chữ)
 + Chỉ ra được những từ ngữ đáng phân tích ( nhãn tự): cậy, chịu, lạy, thưa
 + Chỉ ra được vai trò, tác dụng của các từ ngữ được ND sử dụng bằng cách so sánh, liên hệ, đối chiếu với các từ gần nghĩa, chứng minh các từ đó khó thay thế được các từ mà nhà thơ đã dùng ( qua đó thấy cái hay cái tài cuả TG truyện Kiều) 
 + Thể hiện sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của một con người từng trải, giàu vốn sống , am hiểu cuộc đời.
 + Có vốn NN phong phú, diễn đạt trong sáng, uyển chuyển, truyền cảm , giàu chất văn.
 2.Bài 2:
 - Phân tích câu thơ sau của Nguyễn Công Trứ:
 ...Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
 Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
-> Sự ngất ngưởng ở đây hàm chứa một thái độ , một quan niệm sống- không muốn khép mình vào khuôn phép mà muốn tự do hành xử theo đòi hỏi của cá nhân và điều đáng nói là sự hành xử đó vẫn đưa ông đến ~ thành công đáng tự hào, vượt lên trên thiên hạ. Tuy nhiên muốn ngất ngưởng như ông phải có nội lực thâm hậu, có lòng tin ở mình và biết coi rẻ cái “được mất” sự “ khen chê” theo tiêu chí tầm thường. - Điều đáng nói là việc tôn trọng ý thức của bản thân mình không dẫn nhà thơ tới thái độ hư vô chủ nghĩa . Trước sau ông vẫn là một nhà nho coi trọng tư tưởng hành đạo, có t.thần nhập thế tích cực và luôn tâm niệm “ Nghĩa vua tôi..” -> Chỉ một thái độ sống “ lệch chuẩn” và 1 loại hình nhân cách khác thường trong XHPK .
 II.Những điều cần chú ý khi PT thơ và các lỗi cần tránh:
 *Khi PT thơ cần chú ý:
 - Cần bám sát vào VB 
 - Chỉ ra được những từ ngữ đáng PT 
 - Bám sát vào các hình thức độc đáo mà nhà thơ đã SD để PT 
 - Kết hợp PT ND và NT : tức là PT được vai trò, tác dụng của các từ ngữ, các BPTT... được SD
 - Khi PT các hình thức NT của thơ cần chú ý các phương diện: thể thơ, ngữ âm ( vần , thanh), nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các BPTT, KG và TG
 * Cần tránh: 
 - Không bám vào VB
 - Diễn xuôi bài thơ, chỉ nói ND trển câu chữ.
 - Tách ND ra khỏi NT ( Không thấy được MQH giữa ND và NT)
- Không được suy diễn một cách cứng nhắc, gò bó, gượng ép. 
III.Củng cố:
 - Nắm chắc kĩ năng PT thơ
 - Biết vận dụng kĩ năng này vào việc đọc hiểu và viết bài PT thơ
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài “ Bài ca ngất ngưởng”, kh.khích học thuộc lòng bài “ HSPCC” 
 - Xem trước bài “ Luyện tập thao tác lập luận PT về một TP thơ”
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11 nâng cao
 - SGV ngữ văn 11 nâng cao
H.Kiến thức bổ sung
Tiết (LV )
Trả bài viết số 2
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu các yêu cầu cơ bản của đề văn ở bài số 2 về kiểu VB, đề tài, phạm vi 
 - Biết cách PT đề văn NL bàn về một tư tưởng , đạo lí : đánh giá được chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục ~ lỗi trong bài viết của mình 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
Đề ra: 
 Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết: “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” ( Truyện “ Lục Vân tiên”)
 Anh ( chị) hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy viết bài văn bàn về “ lẽ ghét thương” trong cuộc sống hằng ngày?
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết (ĐV )
Chiếu cầu hiền
( Cầu hiền chiếu- Ngô Thì Nhậm)
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài, thấy tầm chiến lược sâu rộng và tấm lòng vì dân vì nước của ông.
 - Thấy được cách diễn đạt tinh tế bằng những lời lẽ vừa tâm huyết vừa có sức thuyết phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết
Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Ôn lại những tri thức cơ bản về một số tác gia và tác phẩm VH trung đại VN trong SGK ngữ văn 11 Nâng cao, biết vận dụng những kiến thức đó vào việc phân tích một TP cụ thể trong chương trình 
 - Hệ thống hoá~ tri thức về VH trung đại VN đã học trên hai ph.diện tác gia và TP
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết (TV)
Ngữ cảnh
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được ngữ cảnh là gì
 - Hiểu được các yếu tố tạo nên ngữ cảnh nói chung và chỉ ra được những yếu tố tạo nên ngữ cảnh của những cuộc giao tiếp cụ thể 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docT24-27.doc