Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 15 đến tiết 19

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 15 đến tiết 19

Lớp: 11I, 11K

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trên đường đời

 - Hiểu được các hình ảnh biểu tượng trong bài và đặc điểm các bài thơ cổ thể

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Tự tình” và nêu ~ nét ND- NT chính?

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 16 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4588Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 15 đến tiết 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 (ĐV)
Bài ca ngắn đi trên bãi cát
( Sa hành đoản ca- Cao Bá Quát )
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trên đường đời 
 - Hiểu được các hình ảnh biểu tượng trong bài và đặc điểm các bài thơ cổ thể 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Tự tình” và nêu ~ nét ND- NT chính?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: HDHS tìm hiểu những nét chính về TG và bài thơ
- Gọi HS đọc SGK và tóm tắt các nét chính về cuộc đời TG
- GV giới thiệu hoàn cảnh ra đời và thể loại của bài thơ.
*HĐ2: HDHS đọc- hiểu VB
*B1: GVHD cách đọc bài thơ và đọc mẫu 1 lần sau đó gọi 2 HS đọc lại.
*B2: HDHS tìm hiểu hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ.
? H/ả bãi cát dài thể hiện qua ~ câu thơ nào? Nó gợi lên điều gì?
? PT câu thơ “ Đi...như lùi..” và cho biết ngụ ý của nó?
( GV giảng)
? H/ả con đường cùng được nói đến ntn? Nó tượng trưng cho điều gì?
*B3: HDHS tìm hiểu h/ả người đi đường( NVTT)
? H/ả người đi đường được miêu tả ntn?
? Qua việc nói đến ~ loại người trên đường đời TG muốn nói lên điều gì?
( GV giảng)
*B4: HDHS tìm hiểu NT của TP
? Cách xưng hô của người đi đường có nhiều cách khác nhau ntn? Có thể hiểu điều đó ntn? 
? Vì sao TG lại sử dụng nhiều cách xưng hô như vậy?
( GV giảng) 
? Bài thơ có nhiều câu hỏi, câu cảm thán. Phân tích giá trị của chúng trong việc biểu hiện tư tưởng, tình cảm, tâm sự của nhà thơ? 
( GV nói thêm về giọng điệu bài thơ)
*B5: HDHS tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của CBQ trong bài thơ
? Nêu khái quát tư tưởng, tìmh cảm của CBQ thể hiện trong bài thơ?
*HĐ3: GV củng cố bài học
( Nhấn mạnh nét ND và NT biêu biểu)
I.Tiểu dẫn
 1.Tác giả:
 - Cuộc đời: SGK
 - SN sáng tác: SGK
 2.Bài thơ: 
 - H.cảnh ra đời: có thể khi đi thi hội, thời điểm TG rất muốn thi thố tài năng, thực hiện chí hướng, hoài bão của mình .Có thể khi đã làm quan cho nhà Nguyễn và cảm thấy thất vọng vì ~ lí tưởng mà mình đeo đuổi, muốn tìm kiếm một lẽ sống khác .
 - Thể loại thơ cổ thể: Là 1 TL VH cổ Tr.Quốc được tiếp nhận vào VN , xuất hiện tương đối sớm và có nhiều đóng góp vào sự phát triển của VHVN.
II.Đọc- hiểu:
 1.Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng :
 - Hình ảnh bãi cát dài: 
 + “ Bãi cát dài...”, “ Bãi cát dài, bãi cát dài ơi”-> Gợi lên h/ả bãi cát dài mênh mông, bãi cát này tiếp theo bãi cát khác , gợi ra 1 con đường như bất tận, mờ mịt
 + “ Đi một bước như lùi một bước”-> Vì cát trôi cho nên càng bước mạnh tới thì chân càng bị thụt lùi về phía sau. H/ả rất chân thật mà lại ngụ ý tượng trưng cho con đường công danh của TG.
 =>H/ả gợi lại ~ cồn cát mênh mông của dải đất QBình mà TG đi qua trên đường vào kinh ứng thí . Nhưng đây không phải là h/ả tả thực mà còn là h/ả tượng trưng cho đường đời bế tắc, con đường c.danh nhọc nhằn của TG và tầng lớp trí thức trong XH PK. ( Xem Tiểu dẫn) 
 - H/ả con đường cùng : “ đường ghê sợ”, “ Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng- Phía Nam.. sóng dào dạt” -> Cũng là h/ả t.trưng cho đường đời không lối thoát.
 2.Hình ảnh người đi đường và tâm sự của TG:
 - H/ả người đi đường: thật khốn khổ: “ Đi một bước như lùi một bước...nước mắt rơi” 
 Người đi đường có nhiều loại . “ Phường danh lợi , Tất tả.., vô số người say vì hơi men, người tỉnh rất ít.
 - Tâm sự của TG: oán hận “ không học ...Trèo non lội suối giận khôn vơi”, “ Bãi cát dài...tính sao đây”. “ đường đời ghê sợ còn nhiều, đâu ít” -> Khinh thường danh lợi và loại người chỉ biết say sưa với vinh hoa phú quý .Ông cảm thấy sẽ là vô nghĩa nếu vẫn tiếp tục đi trên con đường ấy “ Anh đứng làm chi trên bãi cát?
-> Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại. Nỗi b.khoăn choán đầy t.hồn, phân vân tự hỏi, vậy là thế nào, nên đi tiếp, hay từ bỏ nó .“ Tính sao đây?”. Nếu đi tiếp, cũng ko biết phải đi thế nào. Bởi vì “ Đường bằng thì mờ mịt..”? Nếu không đi tiếp thì đi đâu? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phủ trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. 
3.Tìm hiểu NT của TP:
 - SD đại từ xưng hô khác nhau “ khách”(đối lập với chủ) ,“ quân” ( anh, ông- ĐT NX ngôi 2 số ít), “ ngã” ( tôi, ta- ĐT NXngôi 1 số ít) . Tất cả đều chỉ bản thân TG. Khách- nhìn mình như 1 người khác. Anh- như đối thoại với mình. Ta- muốn trực tiếp thổ lộ -> cách x.hô thể hiện thái độ trăn trở, bức xúc trên con đường công danh SN của nhà thơ.
 - H/tượng người đi trên bãi cát dài được TG thể hiện không đơn nhất mà đa chiều. Khi được m.tả như 1 khách thể, khi như một người đối thoại, khi lại như 1 chủ thể tự thể hiện. Có khi cho ẩn chủ thể. MĐ trình bày ~ t.trạng, thái độ khác nhau, khi đứng trước ~ h.cảnh khác nhau.
 - SD nhiều câu hỏi, câu cảm thán-> Thể hiện nỗi bế tắc, trăn trở.
 - Lời ca vừa có ~ âm thanh hết sức bi tráng, vừa mang ~ âm điệu hết sức u buồn. Nó chứa đựng sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành , cảnh báo 1 sự đổi thay tất yếu trong tương lai.
4.Tư tưởng, tình cảm của CBQ trong bài thơ: 
 - Thể hiện ~ mâu thuẫn s.sắc và tiêu biểu trong tư tưởng của t.đại bấy giờ 1 cách NT . Đó là >< giữa tinh thần xông pha vì lí tưởng của kẻ sĩ với thói cầu an hưởng lạc của người đời và ~ khó khăn g.khổ trên con đường tiến thân. 
 - Thể hiện niềm thất vọng và bi phẫn của nhà thơ trước đường đời trắc trở và bế tắc , vô vọng: phản ánh cảm quan của CBQ về 1 thời đại đen tối, đầy ghê sợ đối với ~ người trí thức tài hoa, đánh dấu sự thức tỉnh của 1 số trí thức trước con đường công danh truyền thống . 
III. Củng cố :
 - NT: có nhiều nét mới: nhiều cách xưng hô, nhiều câu than, câu hỏi thể hiện nỗi day dứt, dằn vặt khôn nguôi của người trí thức đã thức tỉnh.
 - ND: thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, hiểm trở, mù mịt, phản ánh 1 XH đen tối, đầy hiểm hoạ đối với người tài hoa, đánh dấu 
sự thức tỉnh, nhìn lại con đường c.danh truyền thống.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Nắm những nét chính về ND và NT
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
 - Tài liệu về Cao Bá Quát
H.Kiến thức bổ sung
Kiểm tra 15’
Họ tên: Lớp:
1.Trong đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” Lê Hữu Trác đã dùng các từ “ thánh chỉ, thánh thượng, thánh thể”dụng ý chỉ ai?
A.Chúa Trịnh Sâm
B.Thế tử Trịnh Cán
C.Chúa Trịnh Sâm và Thế tử Trịnh Cán
D.Vua nhà Lê
2.Để đến được nơi ở của thế tử Cán, tác giả phải:
A.đi qua nhiều lần cửa
B. không được đi bằng cửa trước mà phải đi bằng cửa sau
C.phải đi qua khá nhiều nơi và nơi nào cũng được canh phòng rất cẩn mật
D.Cả 3 phương án trên
3.Trong đoạn trích “ Lẽ ghét thương” việc rầm phào mà ông Quán ghét là việc gì?
A.Việc nhỏ mọn không có giá trị gì .
B.Việc không thực tế, xa rời đời sống
C. Việc xằng bậy có hại cho dân
D.Việc hao tiền tốn của
4.Những kẻ nào ông Quán cho là “ Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần”?
A.Kiệt, Trụ B.U, Lệ C. Ngũ bá. D.Thúc Quý
5. Trong câu “ gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha” có nghĩa gì?
A. Nhạt phai . B. Mòn mỏi. C. Bất lực. D. Uổng phí
6. Bố cục của một bài văn tế gồm
A. Bốn phần: đề- thực- luận- kết
B. Bốn phần: lung khởi- thích thực- ai vãn- kết
C. Ba phần: mở bài – thân bài- kết bài.
7. Nhận xét nào sau đây là đúng nhất?
A.Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc mang vẻ đẹp hiên ngang, bi tráng mà giản dị
B ,Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc mang vẻ đẹp anh dũng, hiên ngang mà giản dị
C. Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc mang vẻ đẹp hoành tráng mà bình dị.
8.Tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu đối với những người nghĩa sĩ đã hi sinh là:
A.Thương xót, cảm phục, biết ơn,
B. Trân trọng, ca ngợi
C.Tiếc thương, tự hào, biểu dương công trạng
D.Cả 3 ý trên
9.Nhận xét nào sau đây là đúng nhất?
A. Với TP “ VTNSCG”, Nguyễn Đình Chiểu được xem là người đầu tiên đưa hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân vào trong tác phẩm văn học
B.Với TP “ VTNSCG”, Nguyễn Đình Chiểu được xem là người đầu tiên đưa hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân thành hình tượng trung tâm trong sáng tác văn học.
C Với TP “ VTNSCG”, Nguyễn Đình Chiểu được xem là người thành công nhất khi đưa hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân vào trong sáng tác văn học.
10.Ghi lại bài thơ “ Tự tình” của Hồ Xuân Hương”?
Tiết 16(LV)
Trả bài viết số 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu các yêu cầu cơ bản về kến thức và kĩ năng mà đè văn ở bài số 1 đặt ra
 - Biết cách phân tích đề văn NL về một hiện tượng trong đời sống, nhận ra được những ưu điểm và nhược điểm của bài viết.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1: Yêu cầu HS nhắc lại đề ra, GV ghi đề lên bảng
*HĐ2: GV HDHS phân tích đề 
? Cho biết TL, ND chính của đề?? P.vi tư liệu mà đề y/cầu ?( Lấy ở đâu, trong p.vi nào?) 
*HĐ3: GV HDHS xây dựng dàn ý
? Mở bài cần có ~ ý nào?
? Thân bài cần có những ý nào?(luận điểm).
? Để tìm ý cho thân bài cần làm gì? 
-GV gọi một số HS nêu câu hỏi để tìm ý, cho các HS khác nhận xét và bổ sung.
? Hãy lấy một vài dẫn chứng trong thực tế và sách vở để CM?
? Nêu hiểu biết về lối sống của TN hiện nay? ý kiến của bản thân ?
? Sau khi giải thích và ch.minh cần phải rút ra được điều gì ?
? Phần kết bài cần nêu các ý nào?
*HĐ4: GV nhận xét đánh giá bài làm của HS.
 - GV nhận xét ưu điểm, nêu tên một số HS tiêu biểu
- GV chỉ ra một số nhược điểm cơ bản và yêu cầu HS khắc phục
( Nhận xét chung và ch ví dụ cụ thể theo bài làm của HS ) 
*HĐ5: GV trả bài, cho HS tự nhận xét bài viết của mình qua việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu theo các cầu hỏi.
- HS đối chiếu: Bài viết đã đáp ứng được ~ yêu cầu nào? Còn thiếu ~ gì? Nếu viết lại thì sẽ bổ sung ntn?
*HĐ5; GV phát đề về nhà cho HS làm.
*GV nói qua về một số yêu cầu cho HS.
I.Đề ra: 
 Nêu quan niệm của anh chị về lối sống giản dị của một con người và liên hệ với lối sống của thanh niên hiện nay.
II. Phân tích đề 
 - Kiểu bài : NLXH ( GT, CM về một hiện tượng trong đời sống)
 - Nội dung: Quan niệm về lối sống giản dị
- Phạm vi tư liệu: thực tế c.s. sách báo, VH, kinh nghiệm bản thân.
III.Xây dựng dàn ý: 
 1Mở bài: 
 - Giới thiệu vấn đề cần giải quyết
 - Nêu cảm nghĩ chung
 2.Thân bài 
 - Tìm ý ( LĐ) bằng cách đặt câu hỏi 
 + Thế nào là “giản dị” .Lối sống giản dị là lối sống ntn? Biểu hiện của lối sống giản dị? Vẻ đẹp của lối sống giản dị
 + Tại sao cần đề cao lối sống giản dị? Cần phê phán lối sống trái với giản dị nào? ( xa hoa, đua đòi, kiêu căng, tự mãn...) 
- Tìm dẫn chứng trong thực tế và trong VH... 
 - Lối sống của TN hiện nay như thế nào ( tốt, xấu) . Cần có những biện pháp gì để TN sống tốt và tránh xa các tệ nạn XH.
- Rút ra bài học và liên hệ với lối sống của bản thân mình 
 3.Kết bài :
- Cuối cùng đánh giá chung về ý nghĩa của cách sống giản dị và lời khuyên cho mọi người.
III.Nhận xét, đánh giá bài làm của HS
 1.Ưu điểm
 - Đa số có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát
 - Một số hiểu đề , văn viết có l.điểm và có cảm xúc
 2.Nhược điểm
 - Một số chưa nắm được ph.pháp làm bài NLXH
 - Nhiều em chưa có luận điểm rõ ràng
 - Một số em diễn đạt yếu.
 - Một số trình bày cẩ ...  sực tỉnh; vừa trở về với thực tại thoắt bỗng lâm vào trạng thái lửng lơ, không phân định được đâu là hư, đâu là thực.
 -> Bề ngoài, bài thơ nói chuyện câu cá mùa thu. Nhưng xét bề sâu chuyện câu cá không được NVTT quan tâm nhiều lắm. Nó được nói đến chỉ như 1 cái cớ NT để nhà thơ thể hiện c.giác thu và bộc lộ t.trạng .
 - T.trạng của NVTT là u hoài.Nỗi u hoài đã phủ lên cảnh vật bên ngoài 1 vẻ hắt hiu rất đặc biệt.Mặt nước lạnh lẽo của ao thu phần nào phản chiếu cõi lòng nhà thơ. Với t.trạng đó, TG nhạy cảm với ~ cái gì là “thanh”, là “ vắng” và càng nói về cái thanh, cái vắng, nỗi u hoài càng được bộc lộ 1 cách s.sắc.
 Có thể nhà thơ đang suy tư về sự đời, về hiện trạng đất nước, về sự bất lực của chính bản thân.
 => Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của TG: 1 con người bình dị, gắn bó s.sắc với q.hương, biết rung động với ~ vẻ đẹp đơn sơ của chốn thôn dã thanh bình, biết hướng về sự thanh cao và có tinh thần trách nhiệm với c.đời.
 3.Cách triển khai ý thơ :
 - Bài thơ đã đảm bảo được tính nhất quán, từ nhan đề đến mọi chi tiết miêu tả đều trực tiếp hay gián tiếp làm rõ hai từ “ Thu điếu” ( câu cá mùa thu)
 - Mới đọc 2 câu đề ta đã thấy ngay cái cảnh được báo hiệu từ tên gọi TP: có ao, có thu,có nước trong veo, có chiếc thuyền câu nhỏ.Đúng là bài thơ nói chuyện câu cá mùa thu, tuy câu cá chỉ là hình thức bề ngoài . 
 - Các câu tiếp theo đều được tổ chức xoay quanh “trục” này, dù có lúc người đọc có cảm tưởng Tg nhấn mạnh vào yếu tố “thu” hơn “ câu cá”. Cảnh thu đã được nhìn từ con mắt của một người ngồi câu trong ao
Thực ra ~ điều vừa nói đều thuộc vấn đề kĩ thuật làm thơ của bậc thầy NK
 - Đây là bài thơ TNBCĐL thuộc “thể bằng” do tiếng thứ hai ở câu 1 thanh B . Theo mô hình chuẩn về thanh điệu, chỉ có 3 tiếng trong bài biệt lệ (nhất, tam, ngũ bất luận”( lá( c4), lơ ( c5), cá ( c8) ( được phép). các phương diện khác như “ niêm”, “ đối”, được tuân thủ nghiêm ngặt.
III.Củng cố:
 - Bài thơ Nôm tuyệt tác của thi hào NK, thể hiện sự 
sinh động sự hoà hợp giữa vẻ đẹp u tĩnh của cảnh sắc mùa thu với nỗi lòng u uẩn của 1 con người muốn giữ giữ tiết sạch, giá trong giữa c.đời rối ren, nghiêng ngửa.
 - Đọc bài thơ ta thấy gắn bó hơn với mùa thu của xứ xở mình cũng như thêm trân trọng phẩm cách thanh cao của ông nghè Tam nguyên Yên Đổ
IV.Bài tập nâng cao
 “ Câu cá mùa thu”, “ Uống rượu mùa thu”, “ Vịnh mùa thu” hợp thành một chùm thơ thu hết sức nổi tiếng của thi hào NK. Giữa ba bài thơ có nhiều điểm chung về chủ đề, cảnh sắc và tâm sự . Tuy vậy từng bài có ~ nét độc đáo riêng: 
 - Bài “ Vịnh mùa thu”: mang tính tổng hợp cao, làm rõ được ~ nét đặc trưng nhất của cảnh thu, tình thu và tạo được điểm nhấn ở cảm giác “thẹn”
 - Bài “ Uống rượu mùa thu” như muốn tái hiện 1 cảnh thu được nhìn qua con mắt của người say .( Không hoàn toàn say)
 - Bài “ Câu cá mùa thu” nói như X,Diệu “ điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh VN” và gây ấn tượng ở ( các điệu xanh” , biểu hiện rõ nhất khát vọng sống thanh cao của nhà thơ.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài thơ, nắm những nét ND- NT chính của bài thơ?
 - Tập phân tích bài thơ
 - Soạn bài : Tiến sĩ giấy
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV 11 Nâng cao
 - Thiết kế bài soạn NV 11
 - Thơ văn NK.
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ẵ18+T 19(ĐV)
Tiến sĩ giấy
( Nguyễn Khuyến)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Cảm nhận được thái độ miệt thị hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực chất cùng ý thức tự trào của tác giả
 - Thấy được sự vận dụng tài tình lối thơ song quan cùng những sắc thái giọng điệu phong phú trong bài thơ .
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: HDHS tìm hiểu HCST bài thơ
- Gọi HS đọc SHK và tóm tắt các ý chính.
*HĐ2:HDHS tìm hiểu bài thơ
- Gọi 2 HS đọc bài, GV đọc lại
- HDHS phân tích
? TG giới thiệu về “ Tiến sĩ giấy” ntn?
? Chỉ ra các BPNT ở hai câu đề và nêu tác dụng?
? Nội dung và ý nghĩa hai câu thực?
? Những câu thơ nào TG bình luận về “ tiến sĩ gấy” ? PT lời BL của TG?
( GV giảng)
? Câu cuối cùng có gì đặc biệt? Hãy PT giá trị của câu kết?
( GV giảng)
? Thủ pháp NT tiêu biểu nào đượcTG sử dụng trong việc biểu đạt dụng ý của mình? Hãy PT ?
*GV tóm lại vấn đề.
? Vì sao nói bài thơ toát ra ý tự trào?
- ? Xác định đối tượng miêu tả và châm biếm trong bài thơ? 
( HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung)
*GV tổng kết bài học
? Nêu ~ nét chính về giá trị ND và NT của bài thơ?
*HĐ3: GV củng cố bài học
- Yêu cầu HS nắm những vấn đề cơ bản
? Tự rút ra ý nghĩa bài thơ đối với bản thân? 
*HĐ4:HDHS làm BT nâng cao
- Cho HS tìm các bài thơ có cùng chủ đề và nhận xét theo câu hỏi SGK
( GV bổ sung)
*HĐ5: HDHS đọc thêm
( Trên cơ sở HS đọc bài ở nhà, GV HD một số ND cơ bản về bài thơ)
I.Tiểu dẫn:
 - HC XH khi bài thơ ra đời: cuối XIX- XH thuộc địa nửa PK – có sự thay đổi về chế độ khoa cử, nho học suy vi...
 - Cơ sở của bài thơ: qua sự trải nghiệm của chính TG
 - Tiến sĩ giấy: đồ chơi cho trẻ con.
II. Tìm hiểu bài thơ: 
 1.Phân tích:
 a.Hai câu đề: giới thiệu về tiến sĩ giấy:
 - Những đồ chơi hình ông tiến sĩ làm bằng giấy cùng một ít phẩm màu xanh, đỏ dành cho trẻ em trong dịp tết Trung thu.
 + Nhìn qua cũng giống như người thật ( TS thật) vì cũng có đủ cả : cờ, biển, cân đai; và cũng được gọi “ ông nghè”. Nhưng sự thật “ đồ chơi”
 + “ cũng” -> thoạt tiên tưởng TG khen đồ chơi được chế tác khéo, rất giống người thật ( cũng có cờ, mũ, ....) Để ý hơn, từ “ cũng” được thốt ra với giọng điệu miệt thị , do đó được x.hiện 4 lần trong 2 câu, lại đúng vị trí đầu của các nhịp thơ. Hơn thế lại đi kèm với các vật quý hiếm và chỉ các tầng lớp người có địa vị đáng nể trong XH, khiến sắc thái mỉa mai sâu sắc hơn. 
 b.Hai câu thực: miêu tả về tiến sĩ giấy
 + Mảnh giấy làm nên.. Nét son điểm rõ..-> Nghĩa bề nổi: kể thành phần cấu tạo của hình ông tiến sĩ giấy ( làm bằng giấy, có tô màu..) . Nghĩa ẩn: nói đến giá trị xoàng xĩnh của những ông nghè thật – danh phận của họ được tạo dựng từ ~ cái gì đó rất mực hình thức, phù phiếm. 
 c.Hai câu luận: 
 + Tấm thân...Cái giá...-> Nghĩa nổi: vì tiến sĩ “giấy” nên “ nhẹ” . Nghĩa ẩn: ~ ông nghè thật- bất tài vô dụng lại được ở vị trí cao sang làm hại cho cho nước ( do chế độ thi cử giả dối đương thời) 
 - > vừa mỉa mai vừa chua chát
 d. Hai câu kết : kết luận 
 - Tưởng “đồ thật” hoá “ đồ chơi” -> cách kết vừa bất ngờ vừa tự nhiên. 
 + Bất ngờ: bài thơ đang nói về một thứ đồ chơi, bỗng nhiên TG “ quên” điều đó “ nghĩ rằng đồ thật” ? 
 + Tự nhiên: vì trong ý đồ sáng tạo nhà thơ chỉ nhằm bóc trần thực chất trống rỗng của ~ ông nghè bằng xương bằng thịt .
 - Thủ pháp đối lập : đồ thật- đồ chơi. Đối lập nhưng lại tương đồng về hình thức ( mũ, áo..) và bản chất ( đồ giả- đồ chơi) . ở đây có sự chập một của hai hình tượng giả( hình nộm)và thật ( người )-> sự mỉa mai châm biếm và nỗi chua chát, buồn chán của NK về tầng lớp mình : bất tài, vô dụng và hư vị.
 *Tóm lại: Có thể nói bài thơ toát ra ý tự trào bởi nó viết về ~ ông nghè mà bản thân NK cũng là ông nghè (Chính con người TG với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu: đỗ đạt cao, có tài năng, chịu ơn vua ơn nước đã nhiều mà không làm được gì cho quốc gia, DT trong buổi đất trời nghiêng ngửa) , dù thực tế ông khác hẳn loaị người “ hữu danh vô thực” 
 Châm biếm ~ kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất , luôn vênh vang không biết liêm sỉ.
2.Tổng kết:
 - GT ND: + châm biếm sâu cay đối với ~ kẻ đỗ đạt cao có danh mà không có thực . + Niềm day dứt về sự tồn tại vô vị của mẫu hình con người nhà thơ trước ~ đòi hỏi mới của thời cuộc.
 - GT NT: Lối thơ song quan-> đưa đến ~ bất ngờ thú vị. Sắc thái giọng điệu phong phú tạo chất trữ tình rất sâu vượt lên ~ bài chỉ có thuần giọng đả kích chế giễu.
III.Củng cố:
 - HCST , ND- NT bài thơ
 - ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân ( Suy nghĩ về tương quan giữa cái danh và cái thực , về tư thế , thái độ cần có của con người có học trong cuộc đời.
IV.Bài tập nâng cao
 - Những bài có cùng chủ đề trong thơ NK: Mừng ông nghè mới đỗ, Tiến sĩ gấy ( I), Tự trào, Đấu xảo kí văn
 - Nhận xét: 
 Qua ~ bài thơ, NK đã hiểu thấu b.chất của thời cuộc với sự lên ngôi của ~ cái nhố nhăng, sự tuột dốc của các giá trị t.thần vốn 1 thời được đề cao trọng vọng, sự bất lực của ~ kẻ mũ cao áo dài trước đòi hởi của tình hình đất nước.
 - NK cũng tỏ cái nhìn đầy ngờ vực về hình mẫu con người được đào tạo nơi “ cửa Khổng sân Trình” mà b.thân ông là 1 VD. Trong con mắt của ông, con người lí tưởng t.thống bây gìơ chỉ còn là cái vỏ rỗng tuyếch.
V.Đọc thêm: Khóc Dương Khuê
 1.Dương Khuê: bạn thân của NK
 2. HCST: khi bạn mất 
 3 ND: Nỗi lòng tiếc thương vô hạn và nỗi đau đớn tột cùng của TG khi nghe tin bạn qua đời. Từ đó thấy được tình bạn chân thành, gắn bó thật đáng quý, đáng học tập.
 4.NT: sự tinh tế trong cách diễn tả nỗi đau( qua thiên nhiên, cảnh vật, KN, điển cố, cách nói...) . NT tu từ cao, cách SD NN rất sáng tạo.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Tập phân tích theo kết cấu của bài TNBCĐL
 - Soạn: Tác gia NK
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
 - Thơ văn NK
H.Kiến thức bổ sung
Kiến thức bổ sung
Những bài có cùng chủ đề như bài “ Tiến sĩ giấy” trong thơ NK
Mừng ông nghè mới đỗ
Anh mừng cho chú đỗ ông nghè
Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe
Ân tứ dám đâu coi rẻ rúng
Vinh quy ắt hẳn rước tùng xoè
Rượu ngon ả nọ khôn đường tránh
Hoãn đẹp nàng này khó nhẽ nhe
Hiền quý đến nay đà mới rõ, 
Rõ từ những lúc tổng chưa đe
( Hoa man: người thợ làm hàng mã; Ân tứ: ơn vua ban, mỗi ông nghè được vua ban cho 1 cái biển đề 4 chữ “ Ân tứ vinh quy”; Hoãn: một loại hoa tai vàng, phụ nữ quyền quý ngày xưa thường đeo; hiền quý: danh giá, sang trọng)
Tiến sĩ giấy:
 Rõ chú hoa man khéo vẽ trò
 Bỡn ông mà lại dứ thằng cu
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi
Giấy má nhà bay đáng mấy xu
 Bán tiếng, mua danh thây lũ trẻ,
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu
Hỏi ai muốn ước cho con cháu
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu
( Hoa man: người thợ làm hàng mã)
Tự trào
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
Đấu xảo kí văn
( Ghi ~ điều nghe thấy trong cuộc đấu xảo)
Xứ tôi xoàng xĩnh không gì khéo,
Tượng gỗ cân đai gọi góp phần
Tiết 20(ĐV)
Tiến sĩ giấy
( Nguyễn Khuyến)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Cảm nhận được thái độ miệt thị hạng người mang danh khoa bảng mà không có thực chất cùng ý thức tự trào của tác giả
 - Thấy được sự vận dụng tài tình lối thơ song quan cùng những sắc thái giọng điệu phong phú trong bài thơ .
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • doc3 -T15 - 19.doc