Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tây tiến

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tây tiến

A.- MTBH

 - Cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của th.nhiên miền Tây và vẻ đẹp bi tráng của h.tượng người lính TT.

 - Nắm được những nét đ.sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp l.mạn, những s.tạo về h.ảnh, ng.ngữ và giọng điệu.

B.- PP&TTTCDH

 1. Kiểm tra : Bài Thông điệp nhân Ngày. . .

 2. Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tây tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 – Tiết 19, 20	Đọc văn
TÂY TIẾN
(QUANG DŨNG)
A.- MTBH
	- Cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của th.nhiên miền Tây và vẻ đẹp bi tráng của h.tượng người lính TT. 
	- Nắm được những nét đ.sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp l.mạn, những s.tạo về h.ảnh, ng.ngữ và giọng điệu.
B.- PP&TTTCDH
	1. Kiểm tra : Bài Thông điệp nhân Ngày. . .
	2. Bài mới
HĐ của Hs và Gv
 Kết quả cần đạt
HỎI: Vài nét về Tg và Hcst của bài thơ ?
+ Th.gian thành lập và nhiệm vụ?
+ Ch.sĩ TT là những ai?
+ QD có vai trò gì ở đoàn quân TT?
HỎI: Hs tìm ý chính từng đoạn?
HỎI: Tg đã dùng bút pháp Lm để tả cảnh thiên nhiên như thế nào?
Nhớ những gì ?
HỎI: Những hình ảnh đối lập trong k.2 ?
HỎI: Hai câu :”Chiều. .
trêu người” gợi cảm xúc gì?
HỎI: Hai câu thơ cuối kết thúc đoạn thơ đột ngột, khác hẳn phần đầu. Hãy phân tích giá trị của sự kết thúc đột ngột đó ?
HỎI: Không khí khổ thơ thứ nhất trong đoạn 2 thế nào?
HỎI:Trong khổ 2, nỗi nhớ của tg chuyển sang cảnh gì?
HỎI: Chân dung người lính TT hiện ra thế nào?
HỎI:Người chiến sĩ sTT được m.tả bằng tính cảm hứng bi tráng là thế nào? 
* BI: đau buồn, xót xa trước cảnh chia li
* TRÁNG (lí tưởng cao cả, t.thần h.ngang, n.vụ thiêng liêng)
HỎI: hãy p tích khổ thơ cuối ?
I. GIỚI THIỆU CHUNG
 1. Quang Dũng ( Theo SGK tr 87 )
 2. Hcst :
- TT là một đơn vị QĐ thành lập đầu năm 1947 có n.vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộâ VN.
+ Địa bàn đóng quân và hoạt động của TT khá rộng, từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về phía Tây Thanh Hóa
- Phần đông chiến sĩ TT là th.niên Hà Nội, ch.đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.
- QD là Đại đội trưởng của TT từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. 
+ Tg viết bài thơ nầy ở làng Phù Lưu Chanh 1948 để bày tỏ nỗi nhớ về đơn vị cũ, nên bài thơ ban đầu có tên là Nhớ TT in trong tập Mây đầu ô.
II. PHÂN TÍCH: 
Câu 1: Bố cục bài thơ
Đ1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân TT và khung cảnh m.Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
Đ2: Những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm l.hoan và cảnh sông nước m.Tây thơ mộng.
Đ3: Chân dung của người lính TT.
Đ4: Lời thề gắn bó với TT và miền Tây.
* Mạch liên kết giữa các đoạn của bài thơ là mạch cảm xúc, tâm trạng của tg. Bài thơ là nỗi nhớ tha thiết của QD về đồng đội, về những kniệm của đ.quân TT gắn liền với m.Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng. 
Câu 2: Cảnh vật nơi núi rừng phía tây Tổ quốc ( Đ1 )
+ Cảnh đường xa , xứ lạ đã tạo nên cảm hứng lãng mạn cho tác giả .Nhà thơ phát huy trí tưởng tượng cao độ để miêu tả cảnh thiên nhiên một cách phong phú , đa dạng , bí hiểm , khác thường .Một đặc điểm nữa của bút pháp lãng mạn là việc phát hiện ra những nét đối lập của cảnh vật và con người .
	+ Mở đầu bài thơ ( đoạn thơ ) là nỗi nhớ mênh mang được thốt lên thành tiếng , hoặc chỉ là một tiếng kêu thầm tự đáy lòng : “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !”, “TT ơi”, “nhớ chơi vơi”, êm ái mà ngân vang, lan tỏa	(1) Nhớ những miền đất xa xôi , hiểm trở dường như chưa có dấu chân người :Sài Khao , Mường Lát , Mường Hịch , Pha Luông :
	+ Những hình ảnh “Sương lấp đoàn quân mỏi “, “hoa về trong đêm hơi” làm cho khung cảnh vừa thực vừa hư ảo ,lung linh .
	+ K2 ( c5 –> c8 ): Chú ý hình ảnh đối lập giữa c5 >< vế 2.
	+ Những yếu tố nghệ thuật cần phân tích : 
- Từ ngữ , hình ảnh: dốc khúc khuỷu , dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây gợi sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây “ súng ngửi trời” (hai chữ ngửi trời rất hồn nhiên và táo bạo, vừa ngộ nghĩnh vừa tinh nghịch của người lính). 
	- Âm điệu khó đọc của những từ thanh trắc : dốc, khúc khuỷu , dốc thẳm -> con đường lên dốc càng cao , càng mấp mô, chông chênh, hiểm trở .
	- 7 từ mang thanh bằng trong câu thơ thứ 8 : Hình ảnh những ngôi nhà sàn của người dân miền núi bồng bềnh , chơi vơi trong mưa .
	(2) Nhớ cảnh rừng thiêng âm u :
	- Chiều chiều nghe tiếng thác gầm thét . Đêm đêm tiếng chân cọp rình người è Một thế giới oai linh đầy bí mật của núi rừng biên giới xa xôi tạo nên một cảm giác rờn rợn ,nhưng cũng quyến rũ những chàng trai Hà Nội thích phiêu lưu ,mạo hiểm .
	 (3) Nhớ nhất là một bản làng yên ả 
	- Những từ ngữ “cơm lên khói “, “ mùa em” , “thơm nếp xôi “ gợi một không khí thanh bình, yên ả trong nếp sống bình dị của đồng bào dân tộc .
	èTóm lại , cảnh vật nơi nui rừng biên giới phía Tây TQ không chỉ hiện ra trong nỗi nhớ của nhà thơ những vẻ đẹp hùng vĩ đến dữ dội , khắc nghiệt mà có lúc cũng nên thơ, xao xuyến lòng người chiến sĩ .
Câu 3: Tây Bắc thơ mộng, hữu tình ( Đ.2)
 a / Nhớ một đêm liên hoan	
 Có những lúc đoàn quân cũng dừng lại tạm nghỉ nơi một bản làng nào đó , nhân dân và bộ đội cùng nhau tổ chức một đêm liên hoan để thắt chặt thắt chặt tình quân dân cá nước giữa những chàng trai TT và các cô gái miền sơn cước.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa // Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
 - Cả doanh traị bừng sáng, tưng bừng , sôi nổi hẳn lên khi đêm văn nghệ bắt đầu. Trong ánh snág lung linh của lửa đuốc, trong â.thanh réo rắt của tiếng khèn, cả cảnh vật và con người đắm chìm vào k.khí say mê,ngây ngất.
 - Nhiều từ ngữ và hình ảnh mới lạ,đầy sáng tạo: Chú ý các từ ngữ và hình ảnh: bừng lên/ hội đuốc hoa/ kìa em/ xiêm áo/ tự bao giờ èhào hứng, sôi nổi và ngạc nhiên sững sốt vì sự chuẩn bị chu đáo của các cô gái.
 - Nv trung tâm , linh hồn của đêm vn là những cô sơn nữ bất ngờ hiện ra với xiêm y lộng lẫy vừa thẹn thùng vừa e ấp, tình tứ duyên dáng :
	Khèn lên man điệu nanøg e ấp / Nhạc về. . . à Mơ về xứ lạ đường xa.
 èTừ đêm lửa trại, tác giả đột ngột chuyển sang cảnh một miền sông nước TB đầy chất thơ mộng , trữ tình.
b / Nhớ một chiều sương phủ : 
 - Đó là không gian dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương. Cảnh vật trở nên lãng đãng mơ hồ trong buổi chiều sương phủ , tác giả không tả mà chỉ gợi bằng nhiều hình ảnh: Sông nước mênh mang, hồn lau quạnh quẽ, dáng người thấp thoáng , cánh hoa đong đưa.
 - Cảnh vật th.nhiên qua ngòi bút của ông như có hồn phảng phất trong gió trong cây ( Có thấy hồn lau. . .)
 - Có nhớ dáng người trên độc mộc : Gợi vóc dáng uyển chuyển, nhịp nhàng, khoẻ mạnh của những cô lái đò người Thái lái những chiếc thuyền độc mộc trôi băng băng trên dòng nước lũ ( Nguyễn Tuân gọi đó là những “vóc dáng rất tạo hình”). Ngay trên dòng nước lũ ấy , ở ven bờ có một vài cánh hoa đong đưa nhè nhẹ 
è Tài quan sát của tác giả thật tinh tế, đã nhìn ra sự đối lập giữa vẻ đẹp nhanh, mạnh của con thuyền độc mộc trên dòng thác đang tuôn chảy và vẻ đẹp mong manh, bé nhỏ của những cánh hoa rơi.
 à Sơ kết : Hùng vĩ hoà lẫn với nên thơ ,đó là cách nhìn lãng mạn trước núi rừng TB, một hoài niệm sâu lắng, bâng khuâng, một tình yêu gắn bó một thời rất đẹp với người lính TT mà giờ đây đã trở thành kỉ niệm.
Câu 4 : Vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính TT
- Trên cái nền hùng vĩ , hiểm trở, dữ dội của núi rừng (đ1) và duyên dáng , thơ mộng, mĩ lệ ( đ2) đến đoạn 3, hình tượng tập thể những người lính TT xuất hiện với một vẻ đẹp lãng mạn và đậm chất bi tráng.
- T.giả đã tập trung miêu tả hình ảnh ngưòi lính TT từ diện mạo đến tinh thần , khí phách trong cuộc sống chiến đấu và cái chết .
 a/ Hiện thực cuộc sống chiến đấu gian khổ – Nhưng tâm hồn vẫn giàu ước mơ: (Bút pháp hiện thực kết hợp hài hoà với bút pháp lãng mạn)	
 Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
	Quân xanh màu lá dữ oai hùm .
	-Tác giả miêu tả cuộc sống vật chất của người lính rất thực : “Đoàn binh không mọc tóc “ là do bệnh sốt rét hoành hành , không đủ thuốc men nên người c.sĩ TT trở thành những anh “ vệ trọc” . Gian lao là thế song với tinh thần chiến đấu dũng mãnh , người lính TT vẫn toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng vẫn “mắt trừng” và “dữ oai hùm” trước kẻ thù . Tác giả kết hợp bút pháp hiện với bút pháp lãng mạn để tô đậm những hình ảnh bình thường bằng những nét phi thường là vậy .
	- Bên cạnh chất hiện thực của cuộc đời người lính thiếu thốn , cơ cực nhưng tâm hồn họ vẫn giàu ước mơ lãng mạn , vẫn khao khát yêu đương có lúc để tâm hồn “gửi mộng qua biên giới” hoặc :
	Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.
 Trên những nẻo đường hành quân vất vả ,gian lao, nhiều khi hình bóng yêu kiều của những cô gái đất Hà thành đã đi vào giấc mơ người lính một cách nhẹ nhàng , êm dịu .
 b) Tinh thần bi tráng : ( Hiện thực +lãng mạn )
 	* Có lúc người cs TT cũng trải qua cảm xúc đau buồn khi chứng kiến cảnh đồng đội hi sinh :
	Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
	- Nhìn những nấm mồ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi ,hiu quạnh dù ai có trái tim rắn rỏi cũng không khỏi chạnh lòng huống chi những chàng trai Hà Nội tâm hồn luôn thấm đẫm tình người . ( Những từ HV cổ kính, trang trọng đã làm giảm nhẹ những nỗi bi thương )
	- Khi ra đi , anh chỉ có “Aùo bào thay chiếu “. Đó cũng là một cách nhìn lãng mạn của tác giả khi miêu tả ngày về với đất cát quê hương của người chiến sĩ , manh chiếu giản dị liệm thây được xem như áo bào sang trọng .( Nét ht+lm ) (anh về đất cũng là một cách nói giảm )
	* Tuy nhiên cái bi thương vẫn không lấn át nỗi tinh thần hùng tráng, khí phách hiên ngang của người chiến sĩ : 
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
 Quyết ra đi là không tiếc đời trai trẻ , một từ “chẳng tiếc” đủ nói lên thái độ dứt khoát, mạnh mẽ. 
	- Vì nhiệm vụ cao cả là bảo vệ đất nước trước dã tâm của kẻ thù xâm lược, họ nguyện cống hiến cả cuộc thanh xuân cho Tổ quốc thiêng liêng .
	- Và kết thúc cảnh tiễn biệt là :
 ” Sông Mã gầm lên khúc độc hành “ . 
Tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã vang vọng cả núi rừng biên giới như một điệu nhạc hùng đã làm át nỗi đau tiễn biệt .
à Sơ kết: Trong âm hưởng vừa dữ dội vừa hào hùng của t.nhiên, cái chết - sự hi sinh của người lính TT không bi lụy mà thấm đẫm t.thần bi tráng.
 Giọng điệu chủ đạo của đoạn ba trang trọng, thể hiện t.cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.
- Nhà thơ dùng nhiều từ Hán Việt như : biên cương , viễn xứ , chiến trường , khúc độc hành kết hợp với các từ Việt : rải rác , đời xanh , áo bào , về đất , gầm làm cho giọng thơ có lúc trang trọng, giàu nhạc tính, có lúc gần gũi, tạo hình .
Câu 5: Ra đi không hẹn ngày về ( đ.kết )
- Bài thơ khép lại bằg bốn câu thơ vẫn tô đậm t.thần chung của người lính TT.Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng.
- Cái t.thần “một đi không trở lại” ( nhất khứ bất phục hoàn) thấm nhuần trong tư tưởng và t.cảm của cả đoàn quân TT. Tâm hồn họ gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi mà họ đã đi qua . 
- “TT- mùa xuân ấy “ đã thành thời điểm một đi không trở lại.
Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ lặp lại cái thời mơ mộng, lãng mạn, hào hùng trong một hoàn cảnh k.khăn, gian khổ và vô cùng khốc liệt.
III. CHỦ ĐỀ:
 Tây Tiến là nỗi nhớ khơng nguơi, là khúc hồi niệm, là một dư âm khơng dứt về cuộc đời chiến binh. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên hoang vu, kì thú, hấp dẫn của núi rừng Tây Bắc, đồng thời là bản hùng ca về phẩm chất anh hùng và tinh thần yêu nước của các chiến sĩ trong đồn binh TT.
IV. TỔNG KẾT: GHI NHỚ: sgk tr 90.
*Củng cốø: 
-Bài thơ đậm chất lãng mạn và tinh thần bi tráng, thể hiện sự tài hoa của Quang Dũng.
-Liên hệ bài Đồng chí của Chính Hữu.

Tài liệu đính kèm:

  • docnv12(1).doc