A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh hiểu sự phê phán sâu sắc của tác giả đối với lối sống “thu mình vào trong bao” của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kĩ XIX.
Giáo án này chỉ dành riêng cho lớp hs khá, giỏi.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK, SGV, giáo án.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, đọc phân vai, gợi mở,
TÁC PHẨM: NGUỜI TRONG BAO *** A.P. SÊ-KHỐP MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh hiểu sự phê phán sâu sắc của tác giả đối với lối sống “thu mình vào trong bao” của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kĩ XIX. Giáo án này chỉ dành riêng cho lớp hs khá, giỏi. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGV, giáo án. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề, đọc phân vai, gợi mở, TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống, quan hệ xã hội, giao tiếp xã hội là điều cần thiết. Trong những mối giao tiếp ấy, có người thật thà, có người dối trá, có người mạnh mẽ, có người nhút nhát, có người sợ hãi, “Người trong bao” của Sê-khốp là câu chuyện về một con người sợ hãi tất cả mọi thứ bên ngoài xã hội, câu chuyện này không chỉ phản ánh thực trạng xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kĩ XIX, mà còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc. Muốn hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm này, chúng ta đi vào tìm hiểu nó. Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hs đã chuẩn bị ở nhà (đọc thật kĩ về tiểu dẫn và văn bản văn học). Hoạt động 1: tìm hiểu vài nét về tác giả và khái quát về tác phẩm. Gv hỏi câu hỏi gợi tìm: anh (chị) cho biết vài nét chính về cuộc đời của nhà văn Sê-khôp và vị trí của ông trong nền VH Nga nửa cuối thế kĩ XIX? Với câu hỏi gợi tìm này, hs tìm và tóm tắt lại những nét chính về cuộc đời và vị trí của nhà văn trong phần tiểu dẫn SGK. Gv hỏi câu hỏi nêu vấn đề sau: Nếu có thể đưa ra một lời nhận xét ngăn gọn về Sê-khôp, anh (chị) sẽ dùng câu gì? Để trả lời câu hỏi nêu vấn đề này, hs sẽ phải tự mình đưa ra những ý kiến riêng của bản thân để tóm gọn và đánh giá về tác giả. Gv đưa ra câu hỏi nêu vấn đề: Đánh giá của em về tác phẩm “Người trong bao” này như thế nào? Hs trả lời, , giáo viên nhận xét, đưa ra kết luận. Hoạt động 2: đọc-hiểu tác phẩm. Gv đưa ra câu hỏi nêu vấn đề: Theo anh (chị), tên tiêu đề truyện ngắn là “Người trong bao” có ý nghĩa gì? Ở đây, giáo viên sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trên nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về sức hấp dẫn của câu chuyện bắt nguồn từ tiêu đề truyện. Tiêu đề này nhằm làm cho câu chuyện trở nên độc đáo, lôi cuốn người đọc ngay từ đầu vì không hiểu một con người sống trong bao là sống như thế nào, ăn, ngủ như thế nào,Sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra khi người đọc lần đầu tiếp xúc tác phẩm. Sau khi tìm hiểu những yếu tố gợi lên từ tiêu đề, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảm nhận chung, cảm nhận đầu tiên khi tiếp xúc tác phẩm. Cảm nhận đầu tiên của anh (chị) khi đọc xong truyện ngắn này? Chi tiết, hình ảnh nào tác động tới em sâu sắc nhất? Hs phát biểu tự do. Giáo viên nhận xét và tổng kết lại tất cảc các ý kiến của học sinh. Từ đó, giáo viên hướng học sinh đến nội dung chính của bài học. Đó là, một tác phẩm không chỉ tồn tại bởi những yếu tố bên ngoài, mà còn bởi những yếu tố bên trong, bởi nhưng ý tưởng chìm sâu bên trong bề mặt của lớp vỏ ngôn ngữ, chi tiết, nhân vật,Và một trong những yếu tố đó là hệ thống nhân vật trong tác phẩm. Theo anh (chị), nhân vật nào trong truyện đáng chú ý hơn cả? Hs phát biểu tự do. Gv nhận xét, tổng kết lại và hướng học sinh đi vào tìm hiểu tác phẩm qua từng phần của câu chuyện với nhân vật trung tâm, nhân vật chính của câu chuyện: Bê-li-cốp. Gv yêu cầu hs đọc diễn cảm đoạn đầu tiên trong truyện “đây nàymặt hăn tái nhợt, rầu rĩ”. Sau đó, gv đưa ra câu hỏi gợi tìm cho hs: Nhân vật Bê-li-cốp qua lời kể của nhân vật Bu-rơ-kin được miêu tả như thế nào từ cách ăn mặc, đồ dùng, công việc, thói quen, nếp sinh hoạt hằng ngày, đến ý nghĩ? Hs trả lời từ những chi tiết có sẵn trong truyện. Gv nhận xét, tổng kết lại, nhấn mạnh với hs rằng nhân vật Bê-li-cốp được tác giả xây dựng từ một số kiểu người kì quái của xã hội Nga cuối thế kĩ XIX. Nếu lựa chọn, anh (chị) sẽ chọn những chi tiết nào tả về nhân vật để lại cho mình ấn tượng sâu đậm nhất? Vì sao như thế? Đây là một câu hỏi gợi mở mang tính phát hiện giúp hs có cái nhìn ban đầu về nhân vật thông qua những chi tiết miêu tả trong tác phẩm. Hs có thể đưa ra một số chi tiết tiêu biểu, gv nhận xét và rút ra kết luận. Trong vấn đề này, gv lưu ý hs về cách giới thiệu nhân vật của Sê-khốp. Theo anh (chị), cách giới thiệu nhân vật Bê-li-cốp có gì đặc biệt? Hiệu quả đạt được từ cách giới thiệu ấy là gì? Hs trả lời một cách tự do, gv nhận xét, tổng kết lại ý kiến của hs. Câu hỏi trên là một câu hỏi nêu vấn đề về cách giới thiệu nhân vật và hiệu quả của việc giới thiệu đó nhằm giúp hs tìm ra dụng ý nghệ thuật của tác giả khi miêu tả nhân vật Bê-li-cốp. Sê-khốp không tự bản thân mình nói về Bê-li-cốp mà bằng cách giới thiệu gián tiếp thông qua lời kể của nhân vật Bu-rơ-kin, người đọc hình dung ra được hình dáng, tính cách, cách sống của nhân vật này. Từ đó, hs tự tìm thấy đáp án khi đón nhận câu hỏi nêu vấn đề tiếp theo. Anh (chị) có nhận xét gì về lối sống của nhân vật Bê-li-cốp? Với vấn đề nêu ra như trên, mục đích của giáo viên là muốn hs thấy được rằng chỉ bằng một vài chi tiết qua lời kể của nhân vật trung gian Bu-rơ-kin., tác giả không chỉ khắc họa được tính cách của một con người, mà còn cho người đọc thấy được thái độ của mọi người, của nhà văn . Thái độ sống đó nói lên tính cách nhân vật như thế nào? Và tính cách đó có ảnh hưởng đến những người xung quanh không? Với câu hỏi nêu vấn đề nêu trên, hs có thể phát biểu, thảo luận, tranh luận. Và hs phải đưa ra được những từ ngữ, chi tiết, sự kiện xác đáng thể hiện qua ngôn từ tác phẩm để bảo vệ ý kiến của mình. Sau khi tóm lại những tính cách của nhân vật cũng như những ảnh hưởng của tính cách đó đối với những người xung quanh, gv có thể cho hs thấy rằng trong cuộc sống, nếu có nhiều người sống như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến cả xã hội. Cuộc sống của mọi người sẽ trở nên tù túng, mệt mỏi vì lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, đề phòng tất cả mọi việc, mọi con người xung quanh. Câu hỏi nêu vấn đề trên có tính chất mở nhằm khơi gợi ở hs sự sáng tạo, sự chủ động trong suy nghĩ của mình trước một vấn đề mà mình hiểu. Đồng thời thông qua câu hỏi, hs có thể tiến thêm một bước khi trả lời câu hỏi mang tính gợi tìm về vấn đề tính cách nhân vật Bê-li-cốp. Theo anh (chị), cuộc nói chuyện giữa Cô-va-len-cô và Bê-li-cốp đã bộc lộ thêm những đặc điểm nào trong tính cách của anh ta? Khi nêu những nhận xét, hs đều phải chứng tỏ bằng những sự kiện trong văn bản. Sau khi hs đưa ra những nhận xét xác đáng với những dẫn chứng cụ thể, gv có thể khẳng định lần nữa rằng: Anh ta không đến nhà người khác chơi, trò chuyện một cách cởi mở, mà anh ta đến là vì cảm thấy khó chịu, xấu hổ vì thấy “thầy, cô giáo mà lại cưỡi xe đạp”. Thái độ, hành động của anh ta càng khiến mọi người khó chịu. Từ cuộc nói chuyện của Bê-li-cốp, tác giả đã thể hiện sắc thái tình cảm nào? Hs trả lời một cách tự do, giáo viên nhận xét, tổng kết lại các ý kiến của hs. Câu hỏi nêu vấn đề trên giúp hs có sự khái quát tổng hợp những hiểu biết của mình về nhân vật để đánh giá vấn đề một cách đúng đắn. Qua đó hiểu thêm về con người nhân vật, hiểu sâu hơn về ý đồ nghệ thuật của nhà văn, đặc biệt là nhận ra được bút lực của tác giả khi tập trung khắc họa hình tượng nhân vật này. Từ đó đưa ra một câu hỏi có tính chất khái quát: Hệ quả của lối sống đó đem lại lợi ích gì cho anh ta và cộng đồng xã hội? Với câu hỏi khái quát này, gv có thể chia hs ra thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luận trong vài phút. Sau đó, hs trình bày, gv nhận xét và rút ra kết luận cách sống như thế chỉ có hại không chỉ cho bản thân anh ta mà còn cho toàn xã hội. Anh (chị) thử hình dung khuôn mặt, suy nghĩ của Bê-li-cốp khi anh ta quyết định đến nhà Cô-va-len-cô, trong khi nói chuyện, thái độ của anh ta thay đổi ra sao, và cuối cùng, khi bị hất văng xuống cầu thang, nghe thấy tiếng cười của cô Va-ren-ca? Hs phát biểu tự do những suy nghĩ của mình, gv lắng nghe và rút ra nhận xét, đồng thời gợi mở cho hs vấn đề Vì sao anh ta lại có thái độ sống như vậy? Câu hỏi này mang tính chất khơi gợi cho hs nhận thức được cách sống của một con người như thế có thể ảnh hưởng đến toàn xã hội, sẽ tạo ra một xã hội trì trệ, lạc hậu, không có động lực để phát triển. Nếu anh (chị) gặp phải một con người như Bê-li-cốp ở ngoài đời, trong một hoàn cảnh như Cô-va-len-cô, anh chị có hành động như Cô-va-len-cô hay không? Hs trả lời một cách tự do, gv nhận xét, tổng kết lại ý kiến của hs. Với câu hỏi mang tính chất khơi gợi nhằm giúp hs hình dung, tưởng tượng, đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh để có thể rút ra thái độ, và hành động cho mình. Khi đặt ra một câu hỏi có tính chất như thế, mục đích của người gv là giúp hs có thái độ, hành động đúng trong cuộc sống hiện tại. Hs biết nhận ra những xúc cảm thật trong cuộc sống, sống với những xúc cảm thật của mình để sống tốt hơn, có mối quan hệ tốt hơn với những người xung quanh . Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi 2 SGK/70. Vì sao Bê-li-cốp chết? Đây là câu hỏi gợi tìm, câu hỏi này buộc hs phải đọc tác phẩm thật kĩ mới có thể trả lời được. Với câu hỏi này, tác giả đã cho người đọc thấy rõ hơn về con người, về tính cách nhân vật. Nếu không phải là một người có tính cách kì quái đến mức quái dị như thế sẽ không cảm thấy bị xúc phạm vì tiếng cười của một cô gái hắn để ý, và đang mơ thầm một cuộc hôn nhân. Anh (chị) hãy giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi đã qua đời. Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì? Hs thảo luận theo nhóm nhỏ trong vài phút, sau đó đại diện trả lời. Gv nhận xét, tổng kết lại các ý kiến đã được đưa ra. Đây là câu hỏi mang tính khái quát giúp hs có nhìn tổng hợp, khái quát những vấn đề đã được tác giả nói đến trong tác phẩm. Từ đó, gv dẫn dắt hs đi vào tìm hiểu ý nghĩa những lời kể và bình luận của Bu-rơ-kin về cái chết của Bê-li-cốp. Theo anh (chị), những lời bình luận của Bu-rơ-kin về cái chết của Bê-li-cốp “ khi chết nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lànhkhông bao giờ phải thoát ra nữa” có ý nghĩa gì ? Khi kể và bình luận như vậy, Bu-rơ-kin đã thể hiện thái độ gì? Hs trả lời tự do, gv nhận xét, tổng kết lại các ý kiến. Câu hỏi trên là một câu hỏi phát hiện giúp hs nhận biết được đặc trưng của ngòi bút châm biếm nhẹ nhàng sâu cay của tác giả. Đoạn “một tháng sauphải rồi, thế là hắn đã đạt được mục đích của cuộc đời!” có mối quan hệ nào với nhan đề “Người trong bao” không? Hs trả lời tự do, gv nhận xét, tổng kết lại các ý kiến của hs. Câu hỏi nêu vấn đề trên giúp hs có cái nhìn chính xác về ý nghã khái quát của một tiêu đề truyện. Quan điểm và cái nhìn của từng hs giúp gv nhận ra sự độc đáo, sáng tạo, và đặc biệt là sự hiểu biết của hs sau khi đọc tác phẩm này. Theo anh (chị), vì sao từ khi từ nghĩa địa trở về, mọi người cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái, sau đó lại cảm thấy nặng nề, mệt nhọc, vô vị? Hs trả lời tự do, gv nhận xét, tổng kết, có thể điều chỉnh lại một số ý kiến đi xa rời văn bản của hs. Câu hỏi gợi mở trên giúp hs nhận ra ảnh hưởng vô tình của Bê-li-cốp đối với mọi người và lí giải được thái độ của mọi người đối với anh ta. Gv hướng hs đến câu hỏi nêu vấn đề tiếp theo: Qua nhân vật Bê-li-cốp (hoặc truyện ngắn “Người trong bao”), anh (chị) hiểu tác giả muốn thể hiện điều gì? Gv để hs phát biểu tự do, sau đó nhận xét, tổng kết lại tất cả những ý kiến đó và đưa ra kết luận cuối cùng. Câu chuyện kết thúc bằng câu kết luận của nhân vật nghe kể chuyện, bác sĩ I-va-nứt : “Không thể sống mãi như thế được”, từ đó mở ra bao điều đáng suy nghĩ. Theo anh (chị), sau câu chuyện về nhân vật Bê-li-cốp, mọi người có thay đổi cách sống không, nếu thay đổi thì sẽ thay đổi như thế nào? Hs trả lời tự do, gv nhận xét, tổng kết các ý kiến. Câu hỏi trên là một câu hỏi nêu vấn đề, giúp hs tự mình suy nghĩ và đưa ra kết luận riêng. Từ đó, gv phát hiện ra khả năng khái quát phân tích vấn đề của hs mà có cách đánh giá đúng về đối tượng mình giảng dạy. Theo anh (chị), truyện ngắn “ Người trong bao” có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Hs trả lời tự do, gv nhận xét, tổng kết lại. Câu hỏi nêu vấn đề này có tính chất mở nhằm khơi gợi ở hs sự chủ động trong suy nghĩ của mình trước một vấn đề mà mình hiểu để có cách đánh giá chính xác. Qua đó hiểu sâu hơn về tác giả, những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn học Nga. Ông không chỉ đóng góp về mặt nội dung mà bút pháp nghệ thuật của ông cũng đạt đến một trình độ điêu luyện khó lẫn với các nhà văn khác. Sau khi tìm hiểu truyện ngắn này, giáo viên hướng học sinh vào câu hỏi nêu vấn đề tiếp theo nhằm giúp học sinh tìm hiểu rõ mục đích của việc xây dựng hình tượng độc đáo trong tác phẩm. Theo anh (chị), “cái bao” có ý nghĩa gì trong tác phẩm này? Với câu hỏi nêu vấn đề trên, giáo viên muốn cho học sinh thấy được sức mạnh của hình tượng nhân vật mà nhà văn cố công xây dựng nên. Sau khi học sinh nói lên ý nghĩa hình tượng truyện, giáo viên lại hướng học sinh liên hệ thực tế bằng một câu hỏi nêu vấn đề tiếp tục để học sinh thấy rằng trong cuộc sống mỗi người có cách sống khác nhau, nhưng sống như thế nào cho đáng sống, cho thỏa một kiếp người. Cuộc sống của chúng ta ngày nay có nhiều người “sống trong bao” như nhân vật trong truyện không? Biểu hiện của cách sống đó là như thế nào? Hs đưa ra những nhận xét riêng của mình, giáo viên nhận xét và tổng kết ý kiến của học sinh. Hs tự do phát biểu ý kiến, gv nhận xét và rút ra kết luận, chuyển ý kết thúc bài dạy: “Người trong bao” không đơn thuần là câu chuyện về một con người sống co rút, yếu hèn, an phận,mà nó còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là sự phê phán, lời cảnh tỉnh của tác giả đối với những người sống trong xã hội chuyên chế Nga cuối thế kĩ XIX ngày trước nói riêng, cuộc sống con người nói chung: Nếu trong cuộc sống, có quá nhiều có cách sống như thế thì sẽ tạo ra một xã hội trì trệ, kém phát triển. Gv yêu cầu hs đọc lại phần ghi nhớ SGK tr.70. Gv yêu cầu hs làm bài tập 1 tr.70 SGK. Hs đã chuẩn bị sẵn bài tập này ở nhà, lên lớp chỉ trình bày lại phần chuẩn bị của mình. Gv yêu cầu hs trên cơ sở đã chuẩn bị sẵn, lên trình bày trước lớp mà không sử dụng văn bản đã chuẩn bị sẵn của mình. Đây là câu hỏi có tính chất hình dung tưởng tượng, nhập vai nhân vật để kể lại câu chuyện. Câu hỏi này giúp hs nâng cao trí tưởng tượng, cách kể chuyện của mình. Đồng thời, giúp gv phát hiện khả năng diễn đạt câu chữ, khả năng diễn cảm trước tình huống, và khả năng nhập vai nhân vật của hs. Câu hỏi 2: Cũng giống như câu hỏi 1, câu hỏi này hs đã chuẩn bị sẵn bài tập này ở nhà, lên lớp chỉ trình bày lại phần chuẩn bị của mình. Gv yêu cầu hs trên cơ sở đã chuẩn bị sẵn, lên trình bày trước lớp và được sử dụng văn bản đã chuẩn bị sẵn của mình. Đây cũng là một câu hỏi có tính chất hình dung tưởng tượng, nhưng ở đây, hs biến mình thành tác giả, viết một đoạn kết khác cho tác phẩm này. Câu hỏi này giúp gv phát hiện khả năng tư duy của hs trước một vấn đề, một hoàn cảnh có sẵn, để từ đó phát hiện khả năng diễn đạt câu chữ cũng như khả năng sáng tạo của hs. Câu hỏi 3 SGK là một câu hỏi khái quát. Hs trả lời ngay tại lớp trên cơ sở vận dụng lại những gì đã được tìm hiểu. Để trả lời câu hỏi này, hs phải hiểu tác phẩm một cách chính xác. Câu hỏi này giúp gv đánh giá khả năng tiếp nhận văn bản của hs sau khi đọc-hiểu tác phẩm. Câu hỏi 4 SGK là một câu hỏi gợi tìm. Hs đã chuẩn bị sẵn bài tập này ở nhà, lên lớp chỉ trình bày lại phần chuẩn bị của mình. Gv yêu cầu hs trên cơ sở đã chuẩn bị sẵn, lên trình bày trước lớp mà không sử dụng văn bản đã chuẩn bị sẵn của mình. => Câu hỏi này nhằm giúp hs tìm hiểu thêm về những thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần giống với lối sống “trong bao”, với kiểu người Bê-li-cốp. Từ đó giúp hs thấy được rằng, kiểu người như thế không chỉ riêng ở nước Nga cuối thế kĩ XIX xa xôi, mà ngay ở Việt Nam cũng có. Đồng thời câu hỏi này cũng giúp gv phát hiện được vốn văn hóa dân gian, văn học dân gian của hs ngày nay ở trình độ như thế nào. I. TIỂU DẪN: 1. Tác giả: => Một nhà Văn hiện thực đa tài và đầy nhân ái Nga 2. Tác phẩm: II. ĐỌC – HIỂU: 1.Tiêu đề: “Người trong bao”. Có ý nghĩa khái quát về cách sống của một bộ phận, một số người có lối sống co rút, an phận, hèn yếu. 2. Nhân vật Bê-li-cốp: A. Phần đầu: (Đây nàymặt hắn tái nhợt, rầu rĩ): - Giới thiệu một cách gián tiếp, thể hiện được thái độ đánh giá khách quan của người viết. - Một lối sống tiêu cực, ẩn núp, lẩn tránh để cầu an. - Một con người hèn yếu, bạc nhược, và ích kỉ không bao giờ dám tự khẳng định tính cách của mình. => Một nỗi ám ảnh đối với đồng nghiệp và người dân trong thành phố. B. Phần giữa: (Bê-li-cốp ngồi yênkhông bao giờ dậy nữa): - Một tính cách bảo thủ, lạc hậu, không chịu được cái mới. - Một quan niệm sai lầm vì một thứ đạo đức mà anh ta nghĩ ra - Một con người hèn nhát, hay “mách lẻo”. - Một người ưa sĩ diện hảo. => Cách sống như thế chỉ có hại. + Đối với bản thân anh ta: thất bại trong giao tiếp, tiêu tan ước mơ về một cuộc hôn nhân đang nhen nhóm, + Đối với xã hội: nếu có nhiều người sống theo kiểu như Bê-li-cốp sẽ tạo ra một thứ “bệnh dịch” lây lan không khí ể oải, trì trệ, chán ngắt, không có động lực để phấn đấu, tiến bộ. C. Phần cuối: - Trong cuộc sống, con người luôn sợ hãi những người “khác mình”. - Bê-li-cốp là người khi sống suốt đời làm “người trong bao” mà vẫn còn chưa thấy an tâm, khi chết là được chui vào “cái bao quan tài” nên cảm thấy an bình vĩnh viễn. => Thái dộ châm biếm, mỉa mai. - Nhan đề đã khái quát toàn bộ tác phẩm nói chung, đoạn cuối tác phẩm nói riêng: một con người khi sống cảm thấy sợ hãi, khi chết lại cảm thấy nhẹ nhàng. - Từ nghĩa địa trở về mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, sau đó lại cảm thấy nặng nề, mệt nhọc, vô vị vì cuộc sống chẳng có gì tốt đẹp hơn trước “hiện tại còn bao nhiêu người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa. - Tác giả muốn thức tỉnh mọi người: Nếu trong cuộc sống, mọi người cứ sống như thế thì xã hội không thể phát triển được. =>Phản ánh thực trạng và phê phán một bộ phận trí thức sống cầu an, bảo thủ, hèn yếu trong xã hội Nga cuối thế kĩ XIX. 3. Nghệ thuật: - Kể chuyện nhiều ngôi. - Xây dựng nhân vật điển hình với những nét cụ thể, và khái quát. - Giọng kể hơi rề rà, vừa châm biếm, giễu cợt, vừa u buồn, nặng trĩu. III. GHI NHỚ: SGK tr.70. IV. LUYỆN TẬP: CỦNG CỐ-DẶN DÒ. Hs về đọc lại tác phẩm. Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tài liệu đính kèm: