Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ôn tập về văn học

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ôn tập về văn học

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/ Hệ thống hoá được các tri thức về văn học. Phân tích, chứng minh được những truyền thống tư tưởng lớn qua các tác phẩm VHVN đã học.

2/ Hiểu được những đặc điểm cơ bản của VHDG, từ đó nắm được phương pháp phân tích các tác phẩm thuộc bộ phận VH này.

3/ Hiểu được đặc điểm nghệ thuật của thơ trữ tình trung đại VN qua các bài thơ đã học để vận dụng vào việc đọc – hiểu.

B/.CHUẨN BỊ:

· GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

· HS: SGK, k/thức c/bản của các tri thức về VH bao gồm các TP VHDG, VH trung đại.

 C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

 D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

3.Giảng bài mới:

* Giới thiệu

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ôn tập về văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 67,68
Ngày dạy: 
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H:
1/ Hệ thống hoá được các tri thức về văn học. Phân tích, chứng minh được những truyền thống tư tưởng lớn qua các tác phẩm VHVN đã học.
2/ Hiểu được những đặc điểm cơ bản của VHDG, từ đó nắm được phương pháp phân tích các tác phẩm thuộc bộ phận VH này. 
3/ Hiểu được đặc điểm nghệ thuật của thơ trữ tình trung đại VN qua các bài thơ đã học để vận dụng vào việc đọc – hiểu.
B/.CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
HS: SGK, k/thức c/bản của các tri thức về VH bao gồm các TP VHDG, VH trung đại.
 C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
 D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Oån định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hướng dẫn luyện tập củng cố kiến thức.
G: H đọc câu hỏi 1, xác định y/cầu?
H:1 H trình bày. Các H khác bổ sung.
G: H đọc câu hỏi 4 SGK/212, xác định y/cầu?
 H: 1 H trình bày đề cương. Thảo luận theo tổ nhóm
G: Nhận xét, khái quát, nhấn mạnh những ý cơ bản.
G:Yêu cầu mỗi H tr/bày định nghĩa ( có minh hoạ) một thể loại.
H: Mỗi H trình bày 1 thể loại theo đề cương – Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung điều chỉnh ( nếu cần).
G: Nhận xét chung và nhấn mạnh 1 số luận điểm quan trọng.
G: Hãy lập bảng ghi nhớ theo yêu cầu của SGK?
H: Thảo luận trên cơ sở đề cương và những gợi ý của G để sửa chữa điều chỉnh những chỗsai trên bảng ghi nhớ.
I/. NỘI DUNG ÔN TẬP:
1/ Câu 1: 
Phần văn học tập 1 bao gồm:
- VHVN gồm VHDG và VH viết thời Trung đại.
- VH nước ngoài: Sử thi Hi Lạp, Aán Độ, thơ Đường Trung Quốc, thơ Hai-cư Nhật Bản.
Các nội dung trên được đặt xen kẽ lẫn nhau theo nguyên tắc:những hiện tượng VH gần gũi được xếp liền nhau để tiện soi sáng lẫn nhau giúp người đọc có được cái nhìn so sánh, đối chiếu.
VD:Bên cạnh sử thi Đam San (VN) là sử thi Ra..(AĐ), sử thi Ô( HL), sau thơ Trung đại VN là thơ Đường (TQ), thơ Hai-cư (NB)
2/ Câu 2:
a) Về tính truyền miệng, tính tập thể của VHDG( Bài Khái quát VHDGVN)
* Tính truyền miệng: Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền, không chỉ do điều kiện lịch sử – xã hội ( chưa có chữ viết) mà do nhu cầu văn hoá: sáng tác và hưởng thụ trực tiếp.
* Tính tập thể: có thể sáng tác của tập thể, có thể là sáng tác của cá nhân đã được tập thể hoá.
è Mang tính truyền miệng và tính tập thể, VHDG có những đặc điểm: nhiều dị bản, chỉ quan tâm đến những gì chung cho cả cộng đồng người: những cốt truyện, nhân vật, chi tiết, hình ảnh lặp đi lặp lại (môtip), tính truyền thống cao.
b) Định nghĩa các thể loại:
* Sử thi ( anh hùng): miêu tả sự nghiệp, chiến công của người anh hùng trong khung cảnh những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với toà thể cộng đồng ( sử thi Đam-San, Ô-đi-xê, Ra-ma-ya-na)
* Truyền thuyết: Truyện kể những sự kiện và nhân vật lịch sử, phản ánh quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc( ADV và M.Châu, T.Thuỷ).
* Truyện cổ tích: Truyện kể về loài vật, những con người xấu xí, dị dạng, bất hạnh về đời sống sinh hoạt của người xưa để phản ánh số phận cuả những người bé nhỏ bất hạnh và trình bày ước mơ về công bằng, dân chủ, hạnh phúc
 ( Tấm cám)
* Truyện cười: Truyện hài hước và truyện trào phúng, loại truyện dùng tiếng cười để mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu ( Tam đại con gà)
* Truyện thơ: Những truyện kể dàibằng thơ có sự kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh những số phận nghèo khổ, bất hạnh và khát vọng tình yêu, công lý( Tiễn dặn người yêu)
* Ca dao - dân ca: Là những bài hát dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người (Những câu hát yêu thương, tình nghĩa)
* Tục ngữ: Là những câu nói chắc, gọn, có vần với đề tài rộng, đúc rút những kinh nghiệm cũng như đời sống xã hội( Một số câu TN về đạo đức, lối sống)
* Chèo: Là một thể loại sân khấu dân gian có nguồn gốc nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Chèo thuộc nghệ thuật tổng hợp: lời, nhạc, vũ điệu ( Xuý Vân giả dại)
c) Lập bảng ghi nhớ:
T
T
TÊN TÁC PHẨM
ĐƠN VỊ PHÂN TÍCH
THỂ LOẠI
ĐỀ TÀI - CHỦ ĐỀ
NHÂN VẬT
Ý NGHĨA
1
Đam san
Đoạn trích
Sử thi
Đề tài chiến tranh, ngợi ca người anh hùng dân tộc
Nhân vật anh hùng dân tộc
Thể hiện ý thức, sức mạnh khát vọng cộng đồng
2
ADV và M.Châu, T.Thuỷ
TP
T.Thuyết
Dựng nước và gi/nước – Bi kịch nước mất nhà tan
Nhân vật lịch sử
Thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân
3
Tấm Cám
TP
Cổ tích
Đề tài đấu tranh thiện ác chủ đề cảm thông với những người bé nhỏ, đề cao khát vọng của họ
Nhân vật mồ côi, nghèo khổ
Thể hiện triết lý “ Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”
4
Nhưng nó phải.
TP
T. cười
Đề tài quan xử kiện –ch/đề ph/phán qu/lại ăn hối lộ bẻ cong công lí
Nhân vật quan lại 
Phê phán nhằm làm xã hội trong sạch hơn
5
Tam đại
TP
T. cười
Đề tài sự dốt nát, chủ đề: P/Phán loại người dốt nát
Nhân vật thầy đồ dốt nát
Thể hiện ý thức về bản thân
6
Tiễn dặn.
Đ trích
Tr/thơ
Đề tài tình yêu và hôn nhân – p/phán những xiềng xích trói buộc và khát vọng giải phóng tình yêu
Những người nghèo khổ bất hạnh
Thể hiện ý thức phản kháng xã hội , ý thức cá nhân trong tình yêu và hạnh phúc
7
Một số bài ca dao
Nhóm tác phẩm
Ca dao
Tình cảm con người – ngợi ca tình nghĩa mặn nồng thuỷ chung
Nhân vật trữ tình là nam
( Nữ)
Thể hiện nhận thức về giá trị của tình nghĩa con người
8
Một số bài ca dao than thân
Nhóm tác phẩm
Ca dao
Nỗi nghèo khổ bất hạnh của con người – cảm thông chia xẻ với con người
Nhân vật trữ tình là người than
Đem đến cảm nhận về nỗi khổ của con người
9
Một số bài ca dao hài hước châm biếm
Nhóm tác phẩm
Ca dao
Những thói hư tật xấu, những chuyện ngược đời
Những con người trong xã hội
Ý thức được những thói tật xấu để lên án hoặc để từ bỏ
10
Một số câu TN về đ.đức và l.sống
Nhóm tác phẩm
Tục ngữ
Đạo đức, l/sống – đúc rút những k.nghiệm sống, những bài học đạo đức con người
Thể hiện ý thức con người về đạo đức lối sống
11
Kim Nham
Đoạn trích
Chèo
Đề tài t.yêu, hạnh phúc lứa đôi – thông qua bi kịch t.yêu và h.phúc cất lên tiếng nói nhân đạo sâu sắc
Nhân vật lànhững con người tuổi trẻ
Thể hiện ý thức về tình yêu hạnh phúc
G: Nêu y/cầu của câu d
H: Thảo luận, H khá trình bày. G nhận xét đúc kết.
G: Nêu y/cầu của câu đ
H: Chia 2 nhóm lên bảng thống kê nhanh. G nhận xét đúc kết.
d) Về truyện TC, CĐT: 
+ Đặc điểm các nhân vật chính:
- Nghèo khổ, bất hạnh, mồ côi.
- Những p.chất tốt đẹp: Cần cù, chịu khó, hiếu thảo, sống có tình có nghĩa.
- Không ngừng vươn tới kh/vọng về c/sống tốt đẹp, công bằng.
+ Quan niệm của tác giả dân gian về công lý xã hội: “ ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”(TC) , tự do dân chủ(CĐT)
đ) Thống kê:
- Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong CD, TN: Cành hồng, dải yếm, gương soi, khăn, cây đa, bến đò, dải lụa, giếng nước, hòn đá, con cò, con kiến, con ngựa, giọt máu đào, ao nước lã
- Những sự vật hiện tượng được dùng làm hình ảnh so sánh, ẩn dụ là những sự vật hiện tượng giản dị, mộc mạc,gần gũi quen thuộc với đ/sống con người nên có giá trị biểu cảm lớn.
G: H đọc câu hỏi 5 SGK/213, xác định y/cầu a,b?
 H: Dựa vào gợi ý của G, lần lượt điền vào các ô của bảng ôn tập.
TT
TÁC PHẨM
TÁC GIẢ
THÀNH PHẦN
THỂ LOẠI
GIAI ĐOẠN
( Đ.ĐIỂM L.SỬ)
HÁN
NÔM
1
Tỏ lòng
(Thuật hòai)
Phạm Ngũ Lão
x
Thơ
Từ TK. Xà TK. XV.
Đấu tranh chống ngoại xâm xây dựng nền văn hiến – Chủ yếu là VH chữ Hán. Bắt đầu x.hiện VH chữ Nôm.
2
Nỗi lòng
(Cảm hoài)
Đặng Dung
x
Thơ
3
Cảnh ngày hè
(Bảo kính cảnh giới số 43)
Nguyễn Trãi
x
Thơ
Từ TK. XIVà TK. XVII.
Chiến thắng giặc Minh.
4
Thú nhàn
(Nhàn)
Nguyễn Bỉnh Khiêm
x
Thơ
Nội chiến, đ.nước chia cắt, x.hội loạn ly.
Văn học chuyển mạnh theo hướng d.tộc hoá.
5
Đọc Tiểu Thanh Kí ( Độc “ TTK”)
Nguyễn Du
x
Thơ
Từ TK. XVIII – nửa đầu TK XIX. Chế độ PK k/hoảng. Nông dân khởi nghĩa( Đỉnh cao là T.Sơn)- VH p.triển rực rỡ, đặc biệt là VH chữ Nôm. Bao trùm: tư tưởng nhân đạo.
G: H xác định y/cầu c,d?
 H: P.tích c.minh những truyền thống tư tưởng của VHVN( VHDG và VHV)
G: Y.cầu H khá nêu những đ.điểm chung của thơ trữ tình trung đại VN ( s.sánh với thơ Đường, thơ Hai-cư)
G: Y.cầu H thảo luận về tác động của VHDG đến việc hình thành VHV ( có DC minh hoạ)
G: điểm lại các ND ôn tập, nhấn mạnh 1 số trọng tâm lớn.
c) Những truyền thống tư tưởng lớn cần p/tích chứng minh:
- Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
- Tình nhân ái.
- Gắn bó tha thiết với thiên nhiên.
- Yêu đời, vui sống, lạc quan tin tưởng.
( p.tích, c.minh bằng các t.phẩm đã học)
d) Thơ trữ tình trung đại VN và thơ Đường, thơ Hai-cư đều có những đ.điểm:
- Tính quy phạm chặt chẽ.
- Sử dụng phổ biến các hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
- Đặc biệt gia công vào việc chọn chữ, luyện chữ.
- Phần nhiều là thơ tả cảnh thiên nhiên với bút pháp chấm phá, chỉ vài nét nhưng thâu tóm được cả linh hồn tạo vật.
- Đề cao thơ nói chí ( Thi dĩ ngôn chí), thường gửi gắm tâm sự, nỗi lòng vào những bức tranh thiên nhiên ( Tả cảnh ngụ tình)
đ) – VHDG là sự kết tinh tư tưởng, tình cảm trí tuệ và tài hoa của nhân dân, tác động to lớn tới việc hình thành và p.triển của VHV
- Các truyền thuyết dân gian được sưu tầm, ghi chép trong TP văn xuôi chữ Hán đầu tiên ( Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái). Các TP truyền kỳ như: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục đều có yếu tố dân gian p.phú.
- Các thể thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bátđều có nguồn gốc ca dao, dân ca, các loại truyện Nôm, ngâm khúc vừa tiếp thu tư tưởng từ ng/cội dân gian, vừa phát huy kinh nghiệm nghệ thuật của ca dao, tục ngữ.
- Các tác gia lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn B khiêm, Nguyễn dữ, HXHương, NDu, NCTrứ, NĐChiểu, Nkhuyến, TXương đều tiếp thu tinh hoa VHDG để làm cho VHV rạng rỡ.
II/.TỔNG KẾT:
1/ Những nội dung ôn tập:
- VHDG và VHV trung đại.
- VHVN và VH nước ngoài.
2/ Trọng tâm:
- Văn học dân gian VN
- Thơ trung đại.
4/. Củng cố và luyện tập:
- Đọc diễn cảm bài thơ em thích trong chương trình HKI vàcho biết cảm xúc của em về bài thơ đó?
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà: 
- Oân tập toàn bộ các bài học từ tuần 1 đến nay để chuẩn bị thi HKI.
- Sau khi thi, soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
+ P.C ng/ngữ sinh hoạt? Cho TD?
+ Đ.điểm của p.cách ng.ngữ sinh hoạt?
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap ve van hoc HKI NC 10.doc