I. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của nhật ký trong tù ( Ngục trung nhật ký), từ đó hiểu thêm về quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.
- Nắm được nội dung tư tưởng cơ bản, đặc điểm bút pháp và phong cách nghệ thuật của tập thơ. Từ đó hiểu hơn nhân cách cao đẹp của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
II. Phương tiện và cách thức tiến hành
- Sử dụng SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Giáo án
- Sử dụng các phương pháp như đọc hiểu, thuyết trình, phát vấn câu hỏi có vấn đề kết hợp thảo luận nhóm.
Ngày soạn:08/03/2010 Ngày dạy:13/03/2010 Người dạy: Trần Thị Quyên Lớp dạy: 11C8 NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH I. Mục tiêu cần đạt: - Hiểu được hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của nhật ký trong tù ( Ngục trung nhật ký), từ đó hiểu thêm về quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. - Nắm được nội dung tư tưởng cơ bản, đặc điểm bút pháp và phong cách nghệ thuật của tập thơ. Từ đó hiểu hơn nhân cách cao đẹp của con người vĩ đại Hồ Chí Minh. II. Phương tiện và cách thức tiến hành - Sử dụng SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Giáo án - Sử dụng các phương pháp như đọc hiểu, thuyết trình, phát vấn câu hỏi có vấn đề kết hợp thảo luận nhóm. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Dẫn vào bài: Không chỉ là một vị lãnh tụ tài ba, Hồ Chí Minh còn là một trong những tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ngâm thơ ta vốn không ham/ Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây. Tuy không chủ ý viết văn, ngâm thơ, làm văn nghệ nhưng thực sự Người đã để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp văn học đồ sộ, đặc biệt là thơ ca. Và một trong những tập thơ có giá trị lớn đó chính là Nhật ký trong tù. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu : - Khái quát sự nghiệp văn học phong phú, đa dạng của Hồ Chí Minh. - Khái quát về vị trí của tập thơ Nhật ký trong tù trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Người và trong bộ phận văn học cách mạng. - Trình bày hoàn cảnh ra đời của Nhật ký trong tù. - GV: Trình bày tóm tắt hoàn cảnh sáng tác của Nhật ký trong tù. Hoàn cảnh sáng tác ấy có gì đặc biệt? - Tháng 8 năm 1942, trên đường sang Trung Quốc để bắt liên lạc với các tổ chức cộng sản thì Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bị bọn Quốc Dân Đảng - Tưởng Giới Thạch bắt vì bị tình nghi là gián điệp. - Chúng giam giữ Người trong 13 tháng, giải qua 18 nhà giam của 13 huyện. Trong điều kiện giam cầm, chờ đợi ngày được trả tự do, Hồ Chí Minh làm thơ để giải trí đồng thời để tỏ ý chí và trang trải nỗi lòng) - HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung. HĐ 2: Cho HS tìm hiểu một số đặc điểm cần lưu ý về tập thơ. - GV: Nêu một số điểm cần lưu ý của tập thơ ? ( Quá trình sáng tác; thể thơ; chữ viết; đề tài chính). HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật. GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Chia lớp học thành 4 nhóm: Câu hỏi nhóm 1: Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa dân quốc được hiện lên trong tập thơ như thế nào?(Lấy dẫn chứng chứng minh). Theo anh (chị), tố cáo bộ mặt xấu xa của nhà tù Tưởng Giới Thạch có phải là mục đích của tập thơ này hay không?Lý giải điều đó? Tác phẩm đã tái hiện lại được bộ mặt nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc rất tỉ mỉ, chi tiết như một cuốn phim tư liệu có sức tố cáo mạnh mẽ. Đó là một phần của tình trạng xã hội Trung Quốc vào những năm 42 – 43: Không rau, không muối, canh không có, Mỗi bữa cơm lưng đỏ gọi là ( Cơm tù) Mới đến nhà giam phải nạp tiền, Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên!” Nếu anh không có tiền đem nạp Mỗi bước anh đi mỗi bước phiền ( Tiền vào nhà giam) Hôm nay xiềng xích thay dây trói ( Đi Nam Ninh) Đêm thu không đệm cũng không chăn,/Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;( Đêm lạnh) Câu hỏi nhóm 2: Bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh được hiện lên như thế nào trong tập thơ (có dẫn chứng minh họa)?Từ bức chân dung ấy, hãy nêu lên cảm nhận của em về con người Hồ Chí Minh? - Một trái tim lớn: + Trái tim luôn đập bồi hồi với nỗi nhớ khôn nguôi về dân tộc, với nhân dân: (Năm tròn .bữa bữa trông”). + Tấm lòng nhân ái bao la, luôn hướng về những con người lao khổ, đồng cảm sâu sắc với những nỗi bất hạnh của con người lao khổ (Phu làm đường, Em bé nhà ngục Tân Dương) + Khoan hòa, độ lượng ngay cả với những người trong hàng ngũ kẻ thù nhưng còn có thiên lương. trưởng ban họ Mạc; sở trưởng Long An họ Lưu; Tiên sinh họ Quách”. + Sự nhạy cảm và tinh tế trước những biến thái của thiên nhiên: Chiều tối; Ngắm trăng; Ốm nặng - Trí tuệ lớn: Nhận thức hiện thực: những bất công vô lý của nhà tù Quốc dân Đảng nhìn rộng ra là cả một xã hội Trung Hoa mục nát dưới thời Tưởng Giới Thạch. Quy luật của đời sống, qua sự chiêm nghiệm của một con người từng trải: + Đó là nhìn nhận về bản chất của con người do tác động của hoàn cảnh, giáo dục: Ngủ ai cũng như lương thiện / Phần nhiều do giáo dục mà nên + Chiêm nghiệm về con đường cách mạng đầy trắc trở, bất công “ Núi cao gặp hổ mà vô sự/ Đường phẳng gặp người bị tống giam” + Luôn có tầm nhìn xa, rộng nhận thức được chiều hướng lịch sử, tương lai theo tinh thần lạc quan cách mạng: Chiều tối; Giải đi sớm; Không ngủ được Câu hỏi nhóm 3: Hãy chứng minh: Nhật ký trong tù là một tập thơ phong phú, đa dạng, độc đáo về phong cách nghệ thuật. Nhà thơ lớn bất đắc dĩ Trái ngược và thống nhất: chất thép và chất tình, cổ điển và hiện đại, châm biếm và trữ tình, chiến sỹ và nghệ sỹ, lãng mạn và hiện thực Giọng thơ có lúc đùa vui nhẹ nhàng, lúc đả kích sắc nhọn, khi tự trào hóm hỉnh, mỉa mai chua chát. Câu hỏi nhóm 4:Có ý kiến cho rằng: Tập thơ Nhật ký trong tù là một sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tính chất hiện đại. Phân tích một bài thơ tiêu biểu trong tập thơ để chứng minh nhận định trên. (gợi ý: bài Chiều tối) HĐ 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài I. Hoàn cảnh ra đời của Nhật ký trong tù - Từ mùa thu năm 1942 – 1943 (27/8/1942 – 10/9/1943), tại nhà tù Quảng Tây, Trung Quốc. II. Một số điểm cần lưu ý về tập thơ - Số lượng: 134 bài thơ chữ Hán ( bao gồm cả bài đề từ ở trang đầu) - Quá trình sáng tác: Trong 13 tháng ở tù, bốn tháng đầu : viết 103 bài, 9 tháng còn lại : 31 bài. - Thể thơ: thơ tứ tuyệt (126 bài). Thể thơ khác ( 8 bài) - Đề tài: + Phê phán những hiện tượng ngang trái trong xã hội và trong nhà tù Trung Quốc. + Những nỗi niềm và tâm trạng của nhà thơ + Những giải bày về nhiệm vụ sang Trung Quốc vì mục đích cách mạng mà bị bắt oan. + Những bài thơ thù tiếp Tập thơ được đã được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới, được xuất bản ở nhiều nơi. III. Nội dung và nghệ thuật của bài thơ 1. Nội dung: a. Bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa dân quốc. - Xã hội đen tối, xấu xa, thối nát, đầy bất công, ngang trái.(bốn tháng rồi) - Một xã hội đen bạc, tàn bạo, vô nhân tính.(Người bạn tù thổi sao, Em bé nhà ngục Tân Dương) b. Bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh - Một tấm gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh vĩ đại không gì có thể lung lạc được, một con người có thể vượt lên rất cao trên mọi đau đớn thể xác, phong thái ung dung, tâm hồn thanh thoát, lạc quan - Một tâm hồn yêu nước thiết tha và khao khát tự do: + Thực chất là khao khát chiến đấu: + Hướng về tổ quốc: “ Ngoại cảm “ trời hoa cơn nóng lạnh “ Nội thương” đất Việt cảnh lầm than (Ốm nặng) .- Tấm lòng yêu thương bao la đối với người cần lao, đối với cuộc sống trần thế còn nhiều đau khổ. (Phu làm đường, Người bạn tù thổi sáo, Em bé trong nhà ngục Tân Dương) - Tinh thần thép: +Vượt lên hoàn cảnh tù đày của bản thân. +Tư thế hiên ngang bất khuất vượt qua mọi thử thách + Luôn tự rèn luyện mình “Nghe tiếng giã gạo “ Tự khuyên mình”; + Phong thái ung dung, tự tại, niềm tin vào ngày mai tươi sáng. - Một trái tim lớn, một trí tuệ hơn người, một tâm hồn nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên và dễ xúc động trước cảnh ngộ thương tâm của con người Ä Tấm lòng nhân đạo cao cả cùa Hồ Chí Minh. Một nhân cách cao đẹp vô ngần. Một trái tim yêu thương bao la. Vừa là một người chiến sỹ đồng thời là một thi sỹ. 2. Giá trị nghệ thuật: a. Tập thơ có sự kết hợp thành công các mặt đối lập nhưng thống nhất giữa: - vẻ đẹp cổ điển và tính chất hiện đại - Tinh thần thép và một chất thơ trữ tình - Thái độ ung dung thi sỹ của bậc túc nho và nhiệt tình cách mạng người chiến sỹ. + Cổ điển: - Sử dụng đề tài quen thuộc trong thơ cổ. * Viết về thiên nhiên * Thiên nhiên và con người giao hòa, chủ thể trữ tình xuất hiện trên nền thiên nhiên ấy. Con người hiện lên với phong thái ung dung, nhàn tản của một bậc túc nho. Ngôn ngữ thơ hàm súc, mang tính biểu tượng, sử dụng các hình ảnh, thi liệu trong văn học cổ “ cánh chim, chòm mây, trăng, hoa”. Bút pháp chấm phá trong thơ cổ, phóng bút ghi lấy linh hồn cảnh vật + Hình thức thơ chữ Hán và thể thơ tứ tuyệt. - Tính hiện đại: + Vượt lên hoàn cảnh tù đày, Người luôn trong tư thế sẵn sàng, chủ động của một con người hành động, nắm được qui luật vận động của lịch sử ( Giải đi sớm; Nghe tiếng giã gạo) + Hình tượng thơ luôn vận động từ bóng tối ra ánh sáng + Trên nền bức tranh thiên nhiên ấy, con người không bị chìm khuất đi trong thiên nhiên mà nổi lên trở thành trung tâm của bức tranh. b. Sức sáng tạo linh hoạt, hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng hình thức thể loại; ngôn ngữ; biện pháp và thủ pháp nghệ thuật c.Tính triết lý sâu sắc, trí tưởng tượng phong phú, chất trào lộng, châm biếm ý nhị. (Lai Tân, ) IV. Tổng kết: Nhật ký trong tù là một tập thơ phong phú, đa dạng, độc đáo từ nội dung đến hình thức. Tập thơ viết trước hết cho chính mình và vì thế đã thể hiện sâu sắc tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Tác phẩm ra đời như một cách giải trí bất đắc dĩ của nhà cách mạng bị giam tù. Nhưng thực sự là một tập thơ lớn, có giá trị nghệ thuật cao. 4. Củng cố và dặn dò: - Học bài, tìm tập thơ Nhật Ký trong tù để đọc, soạn bài đọc thêm Chiều tối; Lai Tân. Giáo viên hướng dẫn xét duyệt Giáo sinh thực tập Trần Lam Sơn Trần Thị Quyên
Tài liệu đính kèm: