Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

A. mục tiêu bài học

Giúp HS:

-Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ.

- Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Biết cách đọc bài thơ giàu triết lí.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

C. cách thức tiến hành

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. tiến trình dạy học

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm 
A. mục tiêu bài học
Giúp HS:
-Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ. 
- Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Biết cách đọc bài thơ giàu triết lí. 
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới.
Sống gần trọn thế kỉ XVI (1491 - 1585), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang trái, thối nát của các triều đại phong kiến Việt Nam Lê, Mạc, Trịnh. Xót xa hơn ông thấy sự băng hoại của đạo đức con người:
“ Còn bạc còn tiền còn đệ tử 
Hết cơm hết rượu hết ông tôi”
Vì chán cảnh quan trương, ông cáo quan về sống tại quê nhà với triết lí:
“Nhàn một ngày là tiên một ngày” 
Để hiểu quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào, ta tìm hiểu bài thơ Nhàn của ông. 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung cần đạt
Gọi HS đọc tiểu dẫn.
-Hãy nêu những nết tiêu biểu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm?
-Bài thơ có vị trí như thế nào?
Gọi HS đọc văn bản.
- Nội dung hai của thơ đầu thể hiện hoàn cảnh, tâm trạng tác giả như thế nào? Cách dùng số từ và nhịp điệu có gì đáng chú ý?
(+Thơ thẩn dầu ai: dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, ta cứ thơ thẩn theo cách sống của ta.
+ Ba chữ “một” trong câu thơ để thấy nhu cầu cuộc sống của tác giả chẳng có gì cao sang thật khiêm tốn, bình dị.)
-Gọi HS trả lời câu hỏi thứ 2,sgk trang 129.
(Ta dại có nghĩa là ta ngu dại. Đây là ngu dại của bậc đại trí. Người xưa có câu “Đại trí như ngu” nghĩa là người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang, bề ngoài xem rất vụng về, dại dột)
-Bốn câu thơ cho thấy cuộc sống Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào?
-Em có suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ cuối?
HS đọc tiểu dẫn.
HS nghiêu cứu SGK trả lời.
HS dựa vào SGK trả lời.
HS đọc văn bản.
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.
HS lắng nghe.
HS xem câu hỏi sgk và suy nghĩ trả lời.
HS lắng nghe
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
-Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh 1491 mất 1585. Quê ở làng Trung Am nay thuộc xã Lí Học huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. 
- Quá trình trưởng thành: Đỗ Trạng nguyên năm 1535 (44 tuổi) làm quan dưới triều Mạc. Ông sống thẳng thắn cương trực.
- Ông dâng sớ chém 18 tên lộng thần không được nhà vua chấp nhận, ông cáo quan về quê, lập Am Bạch Vân dạy học
-Ông được đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử.
-Sự nghiệp văn chương: Ông để lại 700 bài thơ chữ Hán trong “Bạch Vân am thi tập” và 170 bài thơ chữ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.
 -Nội dung thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn. Đồng thời phê phán thói đời đen bạc trong xã hội.
2. Văn bản : Nhàn
Nhàn là bài thơ Nôm trích trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi”.Nhan đề do người đời sau đặt.
II. Đọc - hiểu:
1. Hai câu thơ đầu
 “Một mai, một cuốc, một cần câu 
 Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”
- Mai, cuốc: dụng cụ đào xới đất. Cần câu dùng để bắt cá.
-Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản. Đó là sống không vất vả, cực nhọc.
-Nhịp điệu 2/2/1/2 ở câu thơ đầu diễn tả trạng thái ung dung trong những việc hàng ngày (lao động, vui chơi).
=>Đó là một con người vô sự trong lòng không bận chút cơ mưu, không bon chen, đua đòi danh lợi.
2. Bốn câu thơ tiếp 
- Bốn câu thơ thể hiện: không quan tâm tới xã hội chỉ lo an nhàn của bản thân sống hoà hợp với tự nhiên.
+ Hai tiếng “ta dại”, “người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả, pha chút mỉa mai với người khác.
+ Tìm nơi: “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, an toàn. 
+ “Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, giành giật hãm hại lẫn nhau.
-Măng trúc, giá, hồ sen, ao tất cả đều rất gần gũi với cuộc sống lao động đời thường.
=> Cách sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên. Đó là cuộc sống quê mùa chất phác, sinh hoạt rất đạm bạc. Từ trong cuộc sống nhàn tản ấy đã toả sáng nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
3.Hai câu thơ cuối:
-Hai câu thơ sử dụng điểm tích xưa “Thuần Vu’.
-Hai câu thơ nổi lên ý nghĩa coi thường phú quý. Lại một lần nữa, Nguyễn Bình Khiêm đã tìm lối sống cho riêng mình.
* Củng cố-dặn dò:
-Gọi hs đọc ghi nhớ sgk, trang 130.
-Về học bài và soạn bài kế tiếp.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docnhan(2).doc