Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nhàn

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nhàn

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm .

 - Đọc và hiểu bài thơ giàu triết lý nhân sinh.

B. Phương tiện dạy học.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.

C. Phương pháp giảng dạy.

 - Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nhàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 (Đọc văn) NHÀN
 (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
A. Mục tiêu bài học. 
 Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm .
	- Đọc và hiểu bài thơ giàu triết lý nhân sinh.
B. Phương tiện dạy học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
C. Phương pháp giảng dạy.
	- Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới.
 4. Bài mới. 
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
1, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
GV Gọi HS đọc tiểu dẫn.
Em hãy nêu những nét chính về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
1, HS tìm hiểu chung.
HS đọc tiểu dẫn.
HS suy nghĩ trả lời.
I, Giới thiệu chung.
 1, Tác giả.
 - NBK sinh 1491 mất 1585. Quê ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo , ngoại thành Hải Phòng .
 - NBK làm quan dưới triều Mạc. Ông sống thẳng thắn cương trực . NBK dâng sớ đòi trừng trị 18 tên lộng thần nhưng không được nhà vua chấp nhận.
 - NBK cáo quan về quê, lập Am Bạch Vân để dạy học . Học trò NBK có nhiều người thành đạt. 
 - Trong dân gian vẫn gọi NBK là Trạng Trình vì ông có nói nhiều những câu sấm ngữ.
2, Tác phẩm.
 - Thơ chữ Hán "Bạch Vân am thi tập" 
 - Thơ chữ Nôm " Bạch Vân quốc ngữ thi". 
 - Nội dung thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lý, ngợi ca kẻ sĩ, ngợi ca thú thanh nhàn. Đồng thời phê phán thói đời đen bạc trong xã hội.
 - Bài thơ Nhàn trích trong tập "Bạch Vân quốc ngữ thi".
2, Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ.
GV gọi HS đọc bài thơ.
 Em hãy nêu chủ đề bài thơ ?
nào ?
NBK diễn tả hoàn cảnh sống của mình, nhà thơ làm công việc gì? Tại đâu?
Em có nhận xét gì về công việc của nhà thơ?
Để diễn tả lối sống thanh nhàn, NBK dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Chi tiết nào ở hai câu thực thể hiện quan điểm sống của nhà thơ? 
Nhà thơ đã tự nhận xét như thế nào về quan điểm sống của mình?
Để diễn tả lối sống khác thường của mình NBK đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
Sinh hoạt của nhà thơ được diễn tả như thế nào trong hai câu luận?
Em có nhận xét gì về sinh hoạt của nhà thơ?
Hai câu cuối diễn tả niềm vui của NBK, Em hãy cho biết suy nghĩ của nhà thơ về công danh, phú quý?
2, HS đọc hiểu bài thơ.
HS đọc bài thơ.
Căn cứ vào nhan đề, HS nêu chủ đề của bài thơ.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
II. Đọc hiểu bài thơ.
 1, Đọc.
 2, Chủ đề.
 Bài thơ thể hiện quan điểm về cuộc sống nhàn, hòa hợp với tự nhiên, lánh xa quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.
 3. Phân tích
 a, Hoàn cảnh sống của nhà thơ.
 - Không gian sống: Chốn thôn quê.
 - Công việc:
 + Mai: Dụng cụ dùng để đào đất.
 + Cuốc: Dụng cụ dùng để cuốc đất. 
 + Cần câu: Dùng để câu cá. 
 ÊNhà thơ làm những công việc của người nông dân. (NBK thi đỗ trạng nguyên, là một vị đại quan).
 - Tâm trạng: Thảnh thơi, thoải mái. “Thơ thẩn dầu ai” dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, ta cứ thơ thẩn theo cách sống của ta. 
 Ê Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn.
 Nghệ thuật:
 + Nhịp điệu 2/2/1/2 ở câu thơ đầu diễn tả trạng thái ung dung trong những việc hàng ngày. 
 + Cách đếm “Một” thể hiện tâm trạng háo hức, thái độ sẵn sàng của NBK với công việc.
 + Câu thơ “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” ý thơ đối lập trong nội bộ của câu thơ, thể hiện lối sống khác thường của NBK lúc bấy giờ.
 b, Lối sống thanh nhàn của nhà thơ.
 - Quan niệm sống của nhà thơ: Tìm nơi vắng vẻ. Xa lánh công danh, thoát vòng danh lợi để bảo tòan khí tiết và nhân cách.
 - Nhà thơ tự nhận xét về quan điểm sống: “Ta dại”, “Người khôn”.
 Ê Đó là lối sống khác thường của NBK.
 Nghệ thuật.
 - NBK dùng cách nói ngược “Ta dại”, “Người khôn”. Cách nói của NBK cần phải hiểu ngược lại thì mới đúng.
 + Ta dại đó là sự vụng về, khờ dại của một người có trí tuệ. Người có trí tuệ giả bộ ngẩn ngơ, khờ dại để người khác không ganh ghét, không hơn thua với mình. Bậc đại trí giả bộ khờ dại để cho mình có cuộc sống yên ổn.
 + Người khôn: Đó chính là thói hám lợi, ích kỉ, hay ganh tị của người đời.
 Ê Trong hoàn cảnh sống lúc bấy giờ dại lại hóa ra khôn, khôn trở thành dại.
 - NBK dùng phép đối ý: Dại/ khôn, vắng vẻ/ lao xao.
 - NBK dùng biện pháp ẩn dụ.
 Ê Những biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng làm nổi bật lối sống khác thường của NBK. Đó là lối sống vượt lên trên danh lợi.
 c, Sinh hoạt của nhà thơ.
 - Ăn uống:
 + Mùa thu ăn măng trúc.
 + Mùa đông ăn giá.
 Ê NBK ăn uống đạm bạc, mùa nào thức ấy. Nhà thơ ăn uống đạm bạc nhưng không khắc khổ.
 - Sinh hoạt:
 + Mùa xuân tắm hồ sen.
 + Mùa hạ tắm ao.
 Ê Sinh hoạt của nhà thơ bình thường, giản dị.
 Ê Cách sống của nhà thơ hòa hợp với tự nhiên. Đó là lối sống thanh cao, đạm bạc. 
 d, Niền hạnh phúc của nhà thơ.
 - Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, NBK đã chọn cho mình một lối sống đúng. Lối sống đó đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhà thơ:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”.
 - Hai câu thơ cuối mượn tích xưa để nói sự coi thường phú quý. Có thái độ dứt khoát, nhà thơ đã tìm được niềm vui trong lối sống thanh nhàn. Niềm vui đó thể hiện:
 + NBK là nhà triết học có trí tuệ uyên thâm.
 + NBK là nhà nho sống thoát vòng danh lợi.
 + NBK là người có bản lĩnh vững vàng, có nhân cách cao đẹp. 
3, Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy tổng kết về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
3, HS tổng kết bài học.
HS suy nghĩ trả lời.
III, Tổng kết.
 1, Nội dung.
 Lối sống thanh nhàn của nhà thơ là phản ứng lại sự suy thoái về đạo đức của cuộc sống lúc bấy giờ. Đó là lối sống tích cực.
 2. Nghệ thuật.
 Bài thơ được ngắt nhịp đều đặn, nhịp nhàn thể hiện được sự nhàn nhã, sự hòa hợp giữa tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên.
	5. Củng cố.	
 6. Dặn dò.
 Soạn bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”.
 7. Rút kinh nghiệm, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docNhan(1).doc