A . Mục tiêu bài học : Giúp HS
- Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn "người trong bao" . Mạnh mẽ phơi bày và lên án "lối sống trong bao" : hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu của một bộ phận trong giới trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.
- Có thái độ, tình cảm :
B.Kiểm tra bài cũ : PT tình người của Ra-xti-nhắc?
C.Phương tiện dạy học: SGK, SGV, thiết kế dạy học
D. Phương pháp hình thức và tiến trình tổ chức bài dạy
Tiết 121(ĐV): Người trong bao ( trích ) - Sê. khốp - A . Mục tiêu bài học : Giúp HS - Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn "người trong bao" . Mạnh mẽ phơi bày và lên án "lối sống trong bao" : hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu của một bộ phận trong giới trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. - Có thái độ, tình cảm : B.Kiểm tra bài cũ : PT tình người của Ra-xti-nhắc? C.Phương tiện dạy học: SGK, SGV, thiết kế dạy học D. Phương pháp hình thức và tiến trình tổ chức bài dạy Nội dung Hoạt động Kiến thức cỏ bản *HĐ1: Gọi 1 HS đọc tiểu dẫn trong SGK sau đó giáo viên giới thiệu thật ngắn gọn VH Nga TK XIX và nhà văn Sê khốp về truyện ngắn người trong bao - GV lưu ý một số điểm *HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc theo đoạn. Sau đó gọi 1 HS tóm tắt toàn bộ tác phẩm *HĐ3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích theo nhân vật. ? Ngoại hình Bê-li-cốp được miêu tả ntn ? ?Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Bê-li-cốp? Từ đó tác giả muốn nói lên điều gì? ? Lối sống và tư tưởng của Bê-li-cốp có gì đặc biệt? ? Khát vọng mãnh liệt của Bê-li-cốp là gì? ? Câu nói cưả miệng của Bê-li-cốp là gì? Qua câu nói đó để thấy lối sống của anh ta ntn? ? Bê-li-cốp thích sống theo lối sống ntn?Thái độ của anh ta với lối sống đó? *GV tómlại vấn đề ? Sự ảnh hưởng của lối sống Bê-li-cốp đối với mọi người xung quanh ntn ? ? Cái chết của B có ý nghĩa ntn? *HĐ4: GV củng cố bài học I. Tiểu dẫn 1.Tác giả : + Vài nét về VH Nga thế kỉ XIX + Vai trò, vị trí của nhà văn Sê khốp trong nền văn học Nga ở thế kỉ đó. 2/ Về truyện ngắn "Người trong bao” a) Tóm tắt: NV chính : Bê-li-cốp - một thầy giáo - Sống thu nình " trong bao" khiến mọi người sợ hãi, xa lánh. - Bị Va-ren-cô từ chốiTY, B. ko hiểu vì sao - Cuối cùng y chết trong nỗi cô đơn b) Một số điểm cần lưu ý thêm - Cái bao : + Nghĩa tả thực : vật dùng để bao, gói, đựng +Nghĩa biểu tượng: lối sống thu mình II. Đọc - hiểu 1.H/tượng nhân vật Bê-li-cốp - người trong bao a.Ngoại hình : + Cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, + Bộ mặt được giấu sau chiếc áo bành tô bẻ đứng lên + Lỗ tai nhét bông. Khi ngồi lên xe ngựa cho kéo mui xe lên + Nổi tiếng vì cách ăn mặc phục sức khác người tất cả đều để trong bao, mang bao, cho vào bao : giày, ủng, kính, ô... . => Cách miêu tả cụ thể rõ nét, người đọc cảm nhận từ ban đầu -> kì cục, quái đản b. Lối sống và tư tưởng: - Không dám có chính kiến riêng của mình - Có khát vọng mãnh liệt kì dị : thu mình vào trong một cái vỏ, ... - Nhút nhát ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca tôn sùng quá khứ ( say mê tiếng Hy lạp cổ ) - Cô độc và luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả ( câu nói cửa miệng của B: "nhỡ lại xảy ra chuyện gì thì sao! ) Đã ngoài 40 tuổi mới có một mối tình đầu nhưng cũng không thành - Thích sống theo thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn như 1 cái máy vô hồn - Có thói qen kì quặc -> Thế mà Bê-li-cốp luôn thoả mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ của mình (Y ko hề biết mọi người nghĩ về y, sợ y, ghê tởm, chế giễu, khinh ghét y như thế nào => lối sống trong bao. (Hèn nhát, máy móc, giáo điều. Thu mình trong bao, yên tâm sung sướng, hạnh phúc, mãn nguyện trong vỏ bao. c. ảnh hưởng của lối sống Be-li-cốp: - ả/hưởng m.mẽ và dai dẳng đến lối sống và tinh thần của anh chị em trong trường y làm việc, trong cả thành phố nơi y sống + Mọi người ghét y, sợ y, tránh xa y, không muốn dây với y .Đôi khi có 1 số người cũng muốn tò mò , thử thay đổi cách sống của y bằng cách gán ghép y với Va-ren-ca .nhưng chẳng ăn thua gì. + Có người như Kô-va-len-cô khinh ghét ra mặt, nói thẳng ra mặt, gây gổ, to tiếng với y , đẩy y ngã .. Nhưng tất thảy vẫn ko làm thay đổi được y mà ngược lại còn bị y làm cho sợ hãi, đầu độc ám ảnh cuộc sống của mọi người suốt 15 năm trời cho đến khi y qua đời nhưng sau đó lại vẫn gây ảnh hưởng nặng nề đến cs hiện tại và tương lai của họ - Cái chết của Bê-li-cốp là một biện pháp NT mà TG dùng để đẩy tính cách NV lên đỉnh cao nhưng đó cũng là cái chết tất yếu. Con người B với tạng người, cách sống của y dẫn đến cái chết như thế là lô gíc. Nhất là với cái chết, với việc được vĩnh viễn nằm trong quan tài, cuối cùng Bê-li-cốp đã tìm được cho mình cái bao tốt nhất, bền vững nhất *Củng cố : - Tác giả Sê- khốp - Lối sống trong bao. E. Hướng dẫn học ở nhà : - Nắm ~ KT cơ bản của bài học - Tìm hiểu chủ đề tư tưởng và ý nghĩa thời sự của truyện G. Tài liệu tham khảo - SGV 11 - Bài soạn ngữ văn 11 H. Phần bổ sung kiến thức : Tiết 121(ĐV): Người trong bao ( trích ) - Sê. khốp - A. Mục tiêu bài học : Như tiết 63 B. Kiểm tra bài cũ : NV Bê-li-cốp được miêu tả ntn ? Qua đó em có cảm nhận gì về NV này ? C.Phương tiện dạy học: SGK, SGV, thiết kế dạy học D. Phương pháp hình thức và tiến trình tổ chức bài dạy Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm *HĐ1:HDHS đọc- hiểu ? Nguyên nhân tạo nên tính cách của B? ? Cho biết chủ đề tưởng của truyện? ? Truyện có ý nghĩa thời sự ntn? ? Liên hệ với con người Việt Nam, em thấy có lối sống trong bao không? Lối sống đó được biểu hiện ntn? Làm thế nào để không còn lối sống trong bao? * HDHD tìm hiểu những nét đặc sắc NT của truyện ? Chỉ ra ~ BPNT tạo nêngiá trị TP? *HĐ2: GV tổng kết bài học *HĐ3: GV hướng dẫn HS làm BT nâng cao *HĐ4: GV củng cố bài học II Đọc hiểu 2.Nguyên nhân tạo nên tính cách của Bê-li-cốp - Trực tiếp: do chính bản thân B tạo ra - Gián tiếp: + Do XH Nga : đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề cuối TK XIX . Môi trường ấy đẻ ra lắm thứ sản phẩm người kì quái . -> "Người trong bao" là một phát hiện NT của nhà văn. 3.Chủ đề tư tưởng và ý nghĩa thời sự của truyện * Chủ đề tư tưởng: - Lên án phê phán mạnh mẽ kiểu" người trong bao", " lối sống trong bao" và tác hại củanó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga - Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, ko thể sống tầm thường, vô vị và hủ lậu như thế mãi. *ý nghĩa thời sự - Lối sống trong bao, kiểu người trong bao với những biến thể, dị bản khác nhau có ý nghĩa toàn thế giới lâu dài cho đến tận ngày nay, chỉ đến khi nào xã hội loài người trở nên trong sạch, lành mạnh tự do, khi mỗi cá nhân ý thức được định mệnh và cách sống của mình thống nhất với các chuẩn mực văn hoá, đạo đức của cộng đồng hiện đại ... thì lối sống trong bao mới triệt để chấm dứt => Liên hệ thực tế: - Thơ ơ với mọi chuyện xung quanh ( ko thamgia các hoạt động tập thể ) 4. Đặc sắc NT: - Cách chọn ngôi kể: NV trong truyện đồng thời là NV người kể chuyện ( Bu-rkin) ở ngôi thứ nhất ( xưng tôi) . Tác giả ở ngôi thứ 3, kể lại chuyện của Bu-rkin -> vừa khách quan vừa thể hiện được tính chủ quan, gây được cảm giác gần gũi và chân thật của câu chuyện . - Giọng kể trầm tĩnh, bề ngoài có vẻ khách quan bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh và sâu - Cách Xd NV: chân dung kì dị, tính cách kì quái mà vẫn chân thật có ý nghĩa tiêu biểu.Toàn bộ NV B là một hình tượng biếm họa, các chi tiết NT tạo nên hiệu quả đó: + Thuật về lối sống, chân dung , nghề nghiệp + Cái chết của B + Tình yêu của B III.Tổng kết: - Truyện có ý nghĩa XH sâu sắc. NV Bê-li-cốp là điển hình của XH nông nô chuyên chế. Toàn bộ tính cách của B đều phản ánh t/chất của XH ấy. B vừa đồng lõa với XH phản động vừa là nạn nhân đáng thương của XH ấy . - Tr vừa thể hiện đặc sắc CN hiện thực đời thường của nhà văn, vừa thể hiện phong cách hài hước, biếm họa trong khắc họa NV . IV.Bài tập nâng cao - Trong cuộc sống luôn có những kẻ do sợ hãi mà xu nịnh, xu phụ cấp trên và tự thu mình trong các vỏ bọc để có được cảm giác an tòan. - Những kẻ dọa báo cáo các việc làm ko theo quy định của đồng nghiệp lên cấp trên, ko dám sống theo cảm xúc thực của mình.. -> Những kẻ đó đều là bóng dáng của B V.Củng cố : - Nội dung - NT - Y nghĩa của truyện E. Hướng dẫn học ở nhà : - Nắm những ND cơ bản của bài học - Tìm đọc thêm truyện ngắn của Sê-khốp H. Tài liệu tham khảo - SGV 11 nâng cao - Bài soạn ngữ văn 11 G. Phần bổ sung kiến thức :
Tài liệu đính kèm: