Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền

A. Mục tiêu bài học

 Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 1. Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp lãng mạn Huygô qua hư cấu nhân vật, diễn biến cốt truyện, nghệ thuật phóng đại, ẩn dụ, so sánh đặc biệt là nghệ thuật đối lập tương phản, đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến truyện.

 2. Từ đó hiểu ý nghĩa nội dung: sự đối lập giữa thiện và ác cường quyền và nạn nhân, phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với những người khốn khổ và khẳng định 1 lí tưởng cao đẹp nhưng không tưởng: dùng sức mạnh của tình thương dễ cải tạo xã hội.

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV Ngữ văn 11

 - Giáo án, thiết kế bài giảng

 - Các tài liệu tham khảo khác

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6755Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 98 - 99
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích: Những người khốn khổ - V. HuyGô)
	Ngày soạn: 06.03.10
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	11A	11C	11K	11E
	Sĩ số:
	Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
	Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
	1. Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp lãng mạn Huygô qua hư cấu nhân vật, diễn biến cốt truyện, nghệ thuật phóng đại, ẩn dụ, so sánh đặc biệt là nghệ thuật đối lập tương phản, đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến truyện.
	2. Từ đó hiểu ý nghĩa nội dung: sự đối lập giữa thiện và ác cường quyền và nạn nhân, phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với những người khốn khổ và khẳng định 1 lí tưởng cao đẹp nhưng không tưởng: dùng sức mạnh của tình thương dễ cải tạo xã hội.
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV Ngữ văn 11
	- Giáo án, thiết kế bài giảng
	- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thưc tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Thuyết trình
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC (không kt)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Dựa vào tiểu dẫn SGK hãy trình bày những nét cơ bản về V. HuyGô?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: yêu cầu HS đọc phần tóm tắt trong SGK -> GV tóm tắt ngắn gọn.
GV: gọi HS đọc đoạn trích -> tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích
GV: Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn?
HS đưa ra các cách chia GV chốt lại
GV: chân dung Giave được nhà văn miêu tả trên những phương diện nào? Hãy tìm chi tiết để chứng minh?
HS trả lời, tìm chi tiết Gv ghi bảng
GV: Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả nhân vật Giave? Tác dụng?
HS phát biểu GV ghi bảng
GV: qua các chi tiết trên, em có nhận xét khái quát gì về nhân vật Giave?
HS phát biểu GV chốt lại
GV: chân dung của Giave được nhà văn miêu tả là chân dung của 1 con người thú, 1 con chó giữ nhà trung thành của chính quyền tư sản nước Pháp đương thời. Giave làm nhiệm vụ thực thi công bằng của luật pháp nhưng lại máy móc, cứng nhắc, không 1 chút tình cảm
GV: Hãy cho biết hoàn cảnh của Giăngvăngiăng?
HS trả lời GV ghi bảng
Hết tiết 98 chuyển tiết 99
GV: Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của Giăngvăngiăng đối với Giave ở giai đoạn mà Phăngtin chưa chết?
HS tìm chi tiết Gv ghi bảng
GV: phản ứng của Giăngvăngiăng khi Giave túm cổ áo ông và phá lên cười?
GV: Khi Phăng tin chết, thái độ của Giăngvăngiăng đối với Giave có thái độ như thế nào? Tìm chi tiết để chứng minh?
HS tìm chi tiết
GV: trước thái độ bình tĩnh, cương quyết của Giăngvăngiăng, Giave có tâm trạng như thế nào? Tâm trạng đó phản ánh điều gì?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: cuối cùng Giăngvăngiăng sẵn sàng chịu bị bắt mà không hề tìm cách thoát hiểm -> ông quyết tâm thực hiện hành động xả thân cứu người theo lời cảm hoá của giáo mục
GV: Giăngvăngiăng có thái độ như thế nào đối với Phăng tin? Hãy tìm chi tiết thể hiện thái độ đó?
HS tìm chi tiết
GV: đây là 1 nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Hành động của ông là sự toả sáng của tinh thần nhân văn cao cả. Trong khốn khổ hiểm nguy, lòng tốt và tình thương của con người vẫn được thăng hoa rực rỡ
GV: Khi Phăng tin chết Giăng có những hành động và tâm trạng như thế nào?
HS trả lời
GV: sau hành động thì thầm bên tai của Giăngvăngiăng thì hình ảnh Phăng tin được tác giả miêu tả như thế nào? Ý nghĩa của chi tiết đó?
GV: nụ cười của Phăngtin là điểm sáng của tác phẩm. Nó làm mờ đi những tăm tối hà khắc, những hung ác bạo ngược. Đó là nụ cười của niềm tin lạc quan và khát vọng chiến thắng không gì dập tắt
Qua đó em có nhận xét khái quát gì về nhân vật Giăngvăngiăng?
GV: yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
* Cuộc đời
- (1802 - 1885), là 1 thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay. nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp và thế giới.
- Thời thơ ấu trải qua nhiều giằng xé trong tình cảm
- Nhỏ: thông minh, có năng khiếu đặc biệt -> được coi là thần đồng
- Mất: chôn cất ở điện Păngtêông
* Sự nghiệp sáng tác
- Thể loại:
+ Tiểu thuyết: Nhà thờ đức bà Pari, những người khốn khổ
+ Thơ: Lá thu, tia sáng + bóng tối, Trừng phạt
+ Kịch: Héc na ni
- Sự nghiệp sáng tác gắn liền với thế kỉ XIX
2. Tác phẩm Những người khốn khổ
a. Tóm tắt
b. Bố cục và nội dung
- Bố cục: gồm 5 phần
+ Phần I: Phăng tin
+ Phần II: Côdét
+ Phần III: Mariúyt
+ Phần IV: Tình ca phố Pơluymê và anh hùng ca phố Xanhđơni
+ Phần V: Giăng văngiăng
- Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari, nước Pháp 3 thập kỉ đầu thế kỉ XIX xoay quanh số phận nhân vật Giăngvăngiăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: trên đời, chỉ còn 1 điều ấy thôi đó là thương yêu nhau
3. Đoạn trích
a. Đọc đoạn trích
b. Bố cục
Ba phần:
- Phần một: từ đầu đến...chị rùng mình
(Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền)
- Phần hai: Tiếp đó đến Phăng-tin đã tắt thở
(Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền)
- Phần ba: còn lại (Giăng Van-Giăng khôi phục uy quyền) 
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng Giave
- Bộ dạng: 
+ Bộ mặt gớm ghiếc
+ Điệu hắn nói: man rợ và điên cuồng, không còn là tiếng người mà là thú gầm
+ Cặp mắt nhìn như cái móc sắt, đi thấu vào tận xương tuỷ
+ Cái cười: ghê tởm, phô tất cả 2 hàm răng
- Ngôn ngữ và hành động:
+ Ngôn ngữ: xưng hô mày tao (Giave - Giăngvăngiăng); gọi Phăngtin là con đĩ, con điếm.
+ Hành động: quát (mau lên), đứng lì 1 chỗ mà nói, nắm lấy cổ áo ông thị trưởng, phá lên cười, ngắt lời Giăngvăngiăng -> thô lỗ, bỉ ổi
- Thái độ đối với Phăng tin:
+ Giậm chân nhìn trừng trừng
+ Ra lệnh, quát tháo: đò khỉ, có câm họng không?
+ Trước người bệnh, trước cái chết của Phăng tin: khinh thường lạnh lùng
-> NT: miêu tả Giave bằng so sánh, phóng đại -> chân dung của Giave được nhà văn miêu tả cụ thể, sống động ở từng đường nét, từng chi tiết cụ thể
=> Con người Giave: hung hãn, tàn ác. Giave hiện lên như một con mãnh thú, là hiện thân đầy đủ nhất của cái ác.
2. Hình tượng Giăngvăngiăng
a. hoàn cảnh và tâm trạng
- Hoàn cảnh: ngặt nghèo - Vì cháu đói mà phải lĩnh án 19 năm tù khổ sai một mặt ông không muốn sống giả dối trong yên ấm, giàu sang nhưng lương tâm day dứt đặc biệt ông không muốn 1 người vô tội vì mình mà bị kết tội oan. Nhưng ông không có điều kiện để cứu mẹ con Phăng tin khốn khổ khi ông đã tự thú và nộp mình cho cảnh sát.
- Tâm trạng: phức tạp - vừa sẵn sàng chịu bị bắt vừa cố sức nài nỉ xin ra hạn cho 3 ngày để lo việc cho Phăng tin, để thực hiện lời hứa với người sắp chết.
b. Thái độ đối với Giave
- Trước khi Phăng tin chết
+ Cúi đầu
+ Gọi Giave: thưa ông
+ Cầu xin Giave
-> cử chỉ điềm tĩnh ngôn ngữ nhã nhặn -> thái độ hoàn toàn bình tĩnh trước Giave của nhân vật
+ không cố gỡ bàn tay hắn nắm cổ áo ông ra
+ Gọi tên Giave
-> Giăngvăngiăng tự kìm chế nhún nhường nhưng không hề khiếp sợ trước Giave
- Khi Phăng tin chết:
+ Cậy bàn tay Giave như cậy bàn tay trẻ nhỏ
+ Nói với Giave: anh đã giết chết người đàn bà này rồi
+ Cầm lăm lăm thanh giường trong tay
+ Nhìn Giave trừng trừng
+ Khuyên Giave: đừng quấy rầy tôi lúc này
-> hành động của Giăngvăngiăng: dứt khoát, quyết liệt (kết tội Giave), tìm vũ khí để tự vệ)
-> Lời nói: đầy nghiêm khắc, lời nói là lời khuyên nhưng đã hàm ý trong đó sự đe doạ, phản kháng - lời cảnh cáo của Giăngvăngiăng
=> thái độ kiên quyết của nhà văn trước Giave.
- Tâm trạng của Giave trước sự bình tĩnh, kiên quyết của Giăngvăngiăng: run sợ
+ Ông thanh tra Giave ve được quyền đánh đập, đe doạ người khác lại bị Giăng văngiăng - tên tù khổ sai uy hiếp
+ Cái thiện giành lại uy quyền, có sức mạnh để đẩy lùi cái ác
c. Thái độ đối với Phăng tin
- Khi Phăng tin còn sống:
+ Trước sự đe doạ của Giave: Giăngvăngiăng nhẹ nhàng, điềm tĩnh trấn an chị "cứ yên tâm không phải nó đến bắt chị đâu"
+ Lới cầu xin của Giăngvăngiăng đối với Giave
-> thái độ lo lắng và săn sóc Phăng tin của Giăng, lới cầu xin đã biểu hiện rõ tấm lòng yêu thương cao cả, sự cảm thông sâu sắc trước hoàn cảnh đáng thương
- Khi Phăng tin chết
+ Hành động: tì khuỷu tay lên thành giường, đỡ lấy trán, ngắm ngồi yên lặng; cúi ghé lại gần, thì thầm bên tai; nâng đầu Phăng tin, đặt ngay ngắn giữa gối, thắt lại dây rút cổ áo, vén gọn mái tóc, vuốt mắt cho chị
+ Tâm trạng: nét mặt, dáng điệu nỗi thương xót khôn tả
-> thái độ: đau đớn xót xa, tiếc nuối trước sự ra đi của Phăng tin
- Phăng tin chết: nụ cười không sao tả được trên đôi môi nhợt nhạt, gương mặt chị sáng rỡ lên 1 cách lạ thường
-> sau lời thì thầm của Giăngvăngiăng, khuôn mặt của Phăng tin ánh lên 1 sự thanh thản giống như là mãn nguyện hạnh phúc.
=> Con người Giăngvăngiăng: giàu tình thương, cương nghị và kiên quyết.
- Hình tượng nhân vật Giăngvăngiăng thể hiện quan điểm tư tưởng, niềm tin và con đường cải tạo xã hội của Huy Gô, con đường hướng đến người lao khổ bằng sức mạnh của tình thương và lòng nhân ái vô bờ
III. Tổng kết
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Về nhà học bài và chuẩn bị Luyện tập tiểu sử tóm tắt

Tài liệu đính kèm:

  • docNguoicamquyenkhoiphucuyquyen.doc